Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc là một trong những đồng minh chiến lược của Mỹ ở Đông Á, và dĩ nhiên Seoul cũng đóng vai trò như một mắt xích quan trọng giúp Washington kiềm chế Hải quân Trung Quốc, cũng như cả Hải quân Triều Tiên. Nguồn ảnh: Common.Theo đó để lực lượng hải quân còn "non trẻ" của Hàn Quốc đối phó hiệu quả với hạm đội tàu chiến của Bắc Kinh, Mỹ đã hỗ trợ gần như mọi nguồn lực mà họ có để hiện đại hóa Hải quân Hàn Quốc trong vòng 20 năm trở lại gần đây, biến Hải quân Hàn Quốc thành một "con rồng" mới ở Đông Á, bên cạnh Nhật Bản và Đài Loan. Nguồn ảnh: Common.Dĩ nhiên nếu so về quy mô và tiềm lực, Hải quân Hàn Quốc khó có thể sánh lại Hải quân Trung Quốc nhưng họ vẫn là một thế lực đáng gờm trên biển với biên đội tàu chiến hùng mạnh và sở hữu một nền công nghiệp đóng tàu hiện đại. Nguồn ảnh: Common.Mặc dù không sở hữu tàu sân bay nào, tuy nhiên sức mạnh của Hải quân Hàn Quốc xứng đáng được nể trọng trong khu vực châu Á với hàng loạt các loại khu trục hạm, khinh hạm và tàu ngầm do nước này tự phát triển và đóng mới. Nguồn ảnh: Common.Đầu tiên phải kể đến sức mạnh của biên đội tàu ngầm trong biên chế Hải quân Hàn Quốc, cũ nhất là 9 tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc và Đức hợp tác phát triển. Các tàu ngầm này do tập đoàn tàu thuỷ Daewoo chế tạo và đóng mới. Nguồn ảnh: Common.Kế đó phải kể đến loại tàu ngầm mang tên Son Won-II do Hàn Quốc đóng mới dựa trên thiết kế của Type 214 do Đức sản xuất. Đây là loại tàu ngầm khá phổ biến, hiện đang được sử dụng bởi bốn quốc gia trên thế giới và Hàn Quốc đang sở hữu 9 chiếc loại này. Nguồn ảnh: Common.Mới nhất trong số các tàu ngầm mà Hàn Quốc đang sở hữu là tàu ngầm lớp Dosan Ahn Changho. Loại tàu ngầm này do Hàn Quốc tự nghiên cứu và phát triển. Dự kiến tới năm 2020 các tàu ngầm đầu tiên được đóng theo lớp này sẽ bắt đầu phục vụ Hải quân Hàn Quốc và nước này sẽ đóng mới ít nhất bốn chiếc thuộc loại này. Nguồn ảnh: Common.Lực lượng mặt nước của Hàn Quốc mạnh nhất là các khu trục hạm Sejong Đại đế. Đây là các khu trục hạm dẫn đường tên lửa tiên tiến do tập đoàn Huyndai và Daewoo hợp tác nghiên cứu. Hiện đang có ba khu trục hạm loại này phục vụ trong Hải quân Hàn Quốc và ba chiếc khác đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nguồn ảnh: Common.Tiếp đến là sáu khu trục hạm lớp Chungmugong Yi Sunshin có độ giãn nước tối đa 5520 tấn. Đây cũng là các khu trục hạm do Daewoo và Hyundai hợp tác nghiên cứu và sản xuất. Nguồn ảnh: Common.Cũ nhất trong số các khu trục hạm mà Hàn Quốc đang sử dụng đó là ba khu trục hạm thuộc lớp Kwanggaeto do Daewoo sản xuất. Các khu trục hạm này bắt đầu phục vụ Hải quân Hàn Quốc từ năm 1996 và có độ giãn nước tối đa chỉ 3900 tấn. Nguồn ảnh: Common.Đội khinh hạm của Hàn Quốc có số lượng đông khủng khiếp, trong đó đông đảo nhất và mới nhất là các khinh hạm lớp Daegu. Đây là các khinh hạm dẫn đường tên lửa có độ giãn nước tối đa 3650 tấn. Hàn Quốc dự kiến sẽ đóng mới tổng cộng 8 chiếc loại này. Nguồn ảnh: Common.Tiếp đến là các khinh hạm dẫn đường tên lửa Incheon với tổng cộng 6 chiếc. Các khinh hạm lớp này có độ giãn nước tối đa 3200 tấn và mới chỉ được nhập biên Hải quân Hàn Quốc kể từ năm 2011. Nguồn ảnh: Common.Cũ nhất trong dàn khinh hạm của Hàn Quốc là 6 khinh hạm lớp Ulsan. Các khinh hạm này có độ giãn nước chỉ 2350 tấn, được chế tạo và sản xuất bởi Huyndai và Daewoo, bắt dầu phục vụ Hải quân Hàn Quốc từ năm 1984. Nguồn ảnh: Common.Hiện tại trong lực lượng Hải quân Hàn Quốc chỉ có duy nhất một loại hộ vệ hạm, đó là hộ vệ hạm lớp Pohang. Tổng cộng Hàn Quốc đang có 13 hộ vệ hạm loại này, mỗi chiếc có độ giãn nước tối đa 1220 tấn và chiếc mới nhất cũng đã nhập biên Hải quân Hàn Quốc từ năm 1993. Nguồn ảnh: Common.Đông đảo nhất trong Hải quân Hàn Quốc là lực lượng tàu tuần tra với số lượng lên tới 31 chiếc. Trong số này có tới 18 chiếc được đóng theo lớp Yoon Youngha với độ giãn nước mỗi chiếc 570 tấn. Nguồn ảnh: Common.Tiếp đến là 12 chiếc tàu tuần tra có độ giãn nước 250 tấn mỗi chiếc được đóng theo lớp Chamsuri 221. Các tàu tuần tra này hiện vẫn đang trong giai đoạn đóng mới và mới chỉ có bốn chiếc đã được hạ thuỷ. Nguồn ảnh: Common.Khủng khiếp nhất trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc lại là đội tàu vận tải đổ bộ. Tổng cộng trong Hải quân Hàn Quốc đang có tới 17 tàu đổ bộ, lớn nhất là hai tàu đổ bộ vận tải trực thăng lớp Dokdo có độ giãn nước 19.000 tấn. Nguồn ảnh: Common.Tiếp theo đó là các tàu đổ bộ lớp Cheonwangbong với số lượng tổng cộng bốn chiếc, mỗi chiếc có độ gian nước 8000 tấn do Hyundai chế tạo. Nguồn ảnh: Common.Ngoài ra còn có bốn chiếc tàu đổ bộ khác lớp Gojungbong mỗi chiếc độ giãn nước 4900 tấn bắt đầu được Hải quân Hàn Quốc cho nhập biên từ năm 1992 tới năm 1999. Nguồn ảnh: Common.Hải quân Hàn Quốc hiện đang sở hữu hai tàu đệm khí được đóng theo lớp Solgae 631 và hai chiếc khác đang được hoàn thiện. Các tàu đệm khí này cung cấp khả năng đổ bộ tốc độ cao và thọc sâu vào đất liền trước khi thả quân. Nguồn ảnh: Common.Cuối cùng là ba tàu đệm khí hiện đang phục vụ Hải quân Hàn Quốc với mỗi chiếc giãn nuocs 149 tấn lớp Solgae 621, bắt đầu phục vụ hải quân nước này từ năm 2005 và 2006 cho tới nay. Nguồn ảnh: Common. Mời độc giả xem Video: Cuộc sống bên trong tàu ngầm của Hải quân Hàn Quốc.
Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc là một trong những đồng minh chiến lược của Mỹ ở Đông Á, và dĩ nhiên Seoul cũng đóng vai trò như một mắt xích quan trọng giúp Washington kiềm chế Hải quân Trung Quốc, cũng như cả Hải quân Triều Tiên. Nguồn ảnh: Common.
Theo đó để lực lượng hải quân còn "non trẻ" của Hàn Quốc đối phó hiệu quả với hạm đội tàu chiến của Bắc Kinh, Mỹ đã hỗ trợ gần như mọi nguồn lực mà họ có để hiện đại hóa Hải quân Hàn Quốc trong vòng 20 năm trở lại gần đây, biến Hải quân Hàn Quốc thành một "con rồng" mới ở Đông Á, bên cạnh Nhật Bản và Đài Loan. Nguồn ảnh: Common.
Dĩ nhiên nếu so về quy mô và tiềm lực, Hải quân Hàn Quốc khó có thể sánh lại Hải quân Trung Quốc nhưng họ vẫn là một thế lực đáng gờm trên biển với biên đội tàu chiến hùng mạnh và sở hữu một nền công nghiệp đóng tàu hiện đại. Nguồn ảnh: Common.
Mặc dù không sở hữu tàu sân bay nào, tuy nhiên sức mạnh của Hải quân Hàn Quốc xứng đáng được nể trọng trong khu vực châu Á với hàng loạt các loại khu trục hạm, khinh hạm và tàu ngầm do nước này tự phát triển và đóng mới. Nguồn ảnh: Common.
Đầu tiên phải kể đến sức mạnh của biên đội tàu ngầm trong biên chế Hải quân Hàn Quốc, cũ nhất là 9 tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc và Đức hợp tác phát triển. Các tàu ngầm này do tập đoàn tàu thuỷ Daewoo chế tạo và đóng mới. Nguồn ảnh: Common.
Kế đó phải kể đến loại tàu ngầm mang tên Son Won-II do Hàn Quốc đóng mới dựa trên thiết kế của Type 214 do Đức sản xuất. Đây là loại tàu ngầm khá phổ biến, hiện đang được sử dụng bởi bốn quốc gia trên thế giới và Hàn Quốc đang sở hữu 9 chiếc loại này. Nguồn ảnh: Common.
Mới nhất trong số các tàu ngầm mà Hàn Quốc đang sở hữu là tàu ngầm lớp Dosan Ahn Changho. Loại tàu ngầm này do Hàn Quốc tự nghiên cứu và phát triển. Dự kiến tới năm 2020 các tàu ngầm đầu tiên được đóng theo lớp này sẽ bắt đầu phục vụ Hải quân Hàn Quốc và nước này sẽ đóng mới ít nhất bốn chiếc thuộc loại này. Nguồn ảnh: Common.
Lực lượng mặt nước của Hàn Quốc mạnh nhất là các khu trục hạm Sejong Đại đế. Đây là các khu trục hạm dẫn đường tên lửa tiên tiến do tập đoàn Huyndai và Daewoo hợp tác nghiên cứu. Hiện đang có ba khu trục hạm loại này phục vụ trong Hải quân Hàn Quốc và ba chiếc khác đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nguồn ảnh: Common.
Tiếp đến là sáu khu trục hạm lớp Chungmugong Yi Sunshin có độ giãn nước tối đa 5520 tấn. Đây cũng là các khu trục hạm do Daewoo và Hyundai hợp tác nghiên cứu và sản xuất. Nguồn ảnh: Common.
Cũ nhất trong số các khu trục hạm mà Hàn Quốc đang sử dụng đó là ba khu trục hạm thuộc lớp Kwanggaeto do Daewoo sản xuất. Các khu trục hạm này bắt đầu phục vụ Hải quân Hàn Quốc từ năm 1996 và có độ giãn nước tối đa chỉ 3900 tấn. Nguồn ảnh: Common.
Đội khinh hạm của Hàn Quốc có số lượng đông khủng khiếp, trong đó đông đảo nhất và mới nhất là các khinh hạm lớp Daegu. Đây là các khinh hạm dẫn đường tên lửa có độ giãn nước tối đa 3650 tấn. Hàn Quốc dự kiến sẽ đóng mới tổng cộng 8 chiếc loại này. Nguồn ảnh: Common.
Tiếp đến là các khinh hạm dẫn đường tên lửa Incheon với tổng cộng 6 chiếc. Các khinh hạm lớp này có độ giãn nước tối đa 3200 tấn và mới chỉ được nhập biên Hải quân Hàn Quốc kể từ năm 2011. Nguồn ảnh: Common.
Cũ nhất trong dàn khinh hạm của Hàn Quốc là 6 khinh hạm lớp Ulsan. Các khinh hạm này có độ giãn nước chỉ 2350 tấn, được chế tạo và sản xuất bởi Huyndai và Daewoo, bắt dầu phục vụ Hải quân Hàn Quốc từ năm 1984. Nguồn ảnh: Common.
Hiện tại trong lực lượng Hải quân Hàn Quốc chỉ có duy nhất một loại hộ vệ hạm, đó là hộ vệ hạm lớp Pohang. Tổng cộng Hàn Quốc đang có 13 hộ vệ hạm loại này, mỗi chiếc có độ giãn nước tối đa 1220 tấn và chiếc mới nhất cũng đã nhập biên Hải quân Hàn Quốc từ năm 1993. Nguồn ảnh: Common.
Đông đảo nhất trong Hải quân Hàn Quốc là lực lượng tàu tuần tra với số lượng lên tới 31 chiếc. Trong số này có tới 18 chiếc được đóng theo lớp Yoon Youngha với độ giãn nước mỗi chiếc 570 tấn. Nguồn ảnh: Common.
Tiếp đến là 12 chiếc tàu tuần tra có độ giãn nước 250 tấn mỗi chiếc được đóng theo lớp Chamsuri 221. Các tàu tuần tra này hiện vẫn đang trong giai đoạn đóng mới và mới chỉ có bốn chiếc đã được hạ thuỷ. Nguồn ảnh: Common.
Khủng khiếp nhất trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc lại là đội tàu vận tải đổ bộ. Tổng cộng trong Hải quân Hàn Quốc đang có tới 17 tàu đổ bộ, lớn nhất là hai tàu đổ bộ vận tải trực thăng lớp Dokdo có độ giãn nước 19.000 tấn. Nguồn ảnh: Common.
Tiếp theo đó là các tàu đổ bộ lớp Cheonwangbong với số lượng tổng cộng bốn chiếc, mỗi chiếc có độ gian nước 8000 tấn do Hyundai chế tạo. Nguồn ảnh: Common.
Ngoài ra còn có bốn chiếc tàu đổ bộ khác lớp Gojungbong mỗi chiếc độ giãn nước 4900 tấn bắt đầu được Hải quân Hàn Quốc cho nhập biên từ năm 1992 tới năm 1999. Nguồn ảnh: Common.
Hải quân Hàn Quốc hiện đang sở hữu hai tàu đệm khí được đóng theo lớp Solgae 631 và hai chiếc khác đang được hoàn thiện. Các tàu đệm khí này cung cấp khả năng đổ bộ tốc độ cao và thọc sâu vào đất liền trước khi thả quân. Nguồn ảnh: Common.
Cuối cùng là ba tàu đệm khí hiện đang phục vụ Hải quân Hàn Quốc với mỗi chiếc giãn nuocs 149 tấn lớp Solgae 621, bắt đầu phục vụ hải quân nước này từ năm 2005 và 2006 cho tới nay. Nguồn ảnh: Common.
Mời độc giả xem Video: Cuộc sống bên trong tàu ngầm của Hải quân Hàn Quốc.