Theo ước tính được công bố của Mỹ, khi sử dụng bom GBU-39 từ máy bay, tỷ lệ trúng mục tiêu là 90%. Washington khẳng định những quả bom này đã được chứng minh là có khả năng chống nhiễu do các hệ thống tác chiến điện tử của Nga tạo ra. Bên cạnh đó, kích thước nhỏ khiến những tổ hợp phòng không Nga khó phát hiện và đánh chặn chúng.Bom đường kính nhỏ GBU-39 (SDB) là vũ khí hàng không có độ chính xác cao với trọng lượng chỉ 130 kg, đường kính khoảng 190 mm và chiều dài 1,8 m. Tầm bay tối đa của bom lên tới 110 km nếu thả rơi từ độ cao lớn. Thiết kế của bom có cánh mở ra khi bay, giúp tăng đáng kể phạm vi tấn công mục tiêu.Khi lao xuống mục tiêu từ độ cao lớn, nhờ đầu vonfram, nó có thể xuyên thủng hầm trú ẩn bằng bê tông. Cơ chế kích nổ cho phép chọn thời điểm linh hoạt để phù hợp với từng loại mục tiêu. Độ chính xác của cú đánh đạt được bằng cách sử dụng hệ thống điều khiển tích hợp với dẫn đường quán tính và định vị vệ tinh GPS. GBU-39 cũng là một phần của đạn GLSDB, sự kết hợp giữa loại bom này với động cơ tên lửa M26 để sử dụng từ hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS. Nhờ động cơ và cánh, tầm bay của GLSDB đạt 150 - 160 km.Bom đường kính cỡ nhỏ GBU-39 được phát triển vào giữa những năm 2000. Ban đầu nó được thiết kế là một quả bom lượn thả từ trên không để nhắm vào một loạt mục tiêu cố định trên mặt đất, từ boongke và các thiết bị tác chiến điện tử đến sân bay, kho nhiên liệu, doanh trại và nơi tập trung quân của đối phương.GBU-39 là một dạng bom lượn. Đúng như tên gọi, bom sẽ lướt tới mục tiêu dọc theo đường bay được chỉ định trước ở tốc độ thấp mà không cần sự hỗ trợ của động cơ tên lửa. Chi phí của loại bom này tương đối thấp, chỉ 40.000 USD/quả so với chi phí 3,2 triệu USD của tên lửa Storm Shadow mà Kiev nhận được từ Anh.Do đặc tính tín hiệu radar nhỏ và thời gian bay tương đối ngắn, rất khó phát hiện và đánh chặn bom SDB bằng cách các hệ thống phòng không truyền thống. Ngoài các hệ thống phòng không, các hệ thống pháo binh cũng được chỉnh sửa để phóng các vũ khí không đối đất đã hoán cải. Bom SDB cũng được chỉnh sửa để phóng từ các nền tảng này.Khác với biến thể phóng từ trên không, GLSDB GBU-39 được trang bị động cơ tên lửa M26 để có thể phóng từ các hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) M270 và HIMARS mà Mỹ và các đồng minh đã cung cấp cho Ukraine.Hiện GBU-39 có trong trang bị của Quân đội Mỹ, Israel, Ý, Hà Lan và Saudi Arabia với tổng số trên 17.000 quả gồm 3 biến thể chính; từng qua thực chiến tại Afganistan, Iraq, dải Gaza, chống khủng bố IS, nội chiến ở Syria… Ngoài F-16, GBU-39 còn tương thích với các máy bay khác của Mỹ như F-15, F-22, F-35, AC-130, B-1, B-2, B-52 Stratofortress, cũng như cường kích A-10 Thunderbolt II. Khi bom tiếp cận mục tiêu, ngòi nổ có thể được điều khiển từ buồng lái máy bay hoạt động ở chế độ tiếp xúc thông thường, nổ có giữ chậm và nổ trên không.Bom lượn là loại vũ khí tấn công chính xác cao, giá thành rẻ, gây thiệt hại tương đối thấp quanh khu vực mục tiêu đánh phá. Israel là nước thứ hai sử dụng bom lượn sau Mỹ, thường dùng loại bom này trong các nhiệm vụ hỗ trợ tầm gần và tấn công các mục tiêu phòng ngự quan trọng của đối phương.Mới đây, được phóng từ tiêm kích tàng hình F-35I Adir của Không quân Israel, GBU-39 đã đạt tỷ lệ trúng đích 100%, phá hủy thành công nhiều mục tiêu của Iran trên đất Syria khiến quân đội nhiều nước đặc biệt quan tâm. Tập đoàn Boeing đã được trao một hợp đồng trị giá 65 triệu USD cho việc sản xuất bom loại này, kết thúc vào 15/4/2029, để cung cấp cho các nước đồng minh. (Nguồn ảnh: Saab, itc.ua, Syria News, mil.in.ua).
Theo ước tính được công bố của Mỹ, khi sử dụng bom GBU-39 từ máy bay, tỷ lệ trúng mục tiêu là 90%. Washington khẳng định những quả bom này đã được chứng minh là có khả năng chống nhiễu do các hệ thống tác chiến điện tử của Nga tạo ra. Bên cạnh đó, kích thước nhỏ khiến những tổ hợp phòng không Nga khó phát hiện và đánh chặn chúng.
Bom đường kính nhỏ GBU-39 (SDB) là vũ khí hàng không có độ chính xác cao với trọng lượng chỉ 130 kg, đường kính khoảng 190 mm và chiều dài 1,8 m. Tầm bay tối đa của bom lên tới 110 km nếu thả rơi từ độ cao lớn. Thiết kế của bom có cánh mở ra khi bay, giúp tăng đáng kể phạm vi tấn công mục tiêu.
Khi lao xuống mục tiêu từ độ cao lớn, nhờ đầu vonfram, nó có thể xuyên thủng hầm trú ẩn bằng bê tông. Cơ chế kích nổ cho phép chọn thời điểm linh hoạt để phù hợp với từng loại mục tiêu. Độ chính xác của cú đánh đạt được bằng cách sử dụng hệ thống điều khiển tích hợp với dẫn đường quán tính và định vị vệ tinh GPS.
GBU-39 cũng là một phần của đạn GLSDB, sự kết hợp giữa loại bom này với động cơ tên lửa M26 để sử dụng từ hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS. Nhờ động cơ và cánh, tầm bay của GLSDB đạt 150 - 160 km.
Bom đường kính cỡ nhỏ GBU-39 được phát triển vào giữa những năm 2000. Ban đầu nó được thiết kế là một quả bom lượn thả từ trên không để nhắm vào một loạt mục tiêu cố định trên mặt đất, từ boongke và các thiết bị tác chiến điện tử đến sân bay, kho nhiên liệu, doanh trại và nơi tập trung quân của đối phương.
GBU-39 là một dạng bom lượn. Đúng như tên gọi, bom sẽ lướt tới mục tiêu dọc theo đường bay được chỉ định trước ở tốc độ thấp mà không cần sự hỗ trợ của động cơ tên lửa. Chi phí của loại bom này tương đối thấp, chỉ 40.000 USD/quả so với chi phí 3,2 triệu USD của tên lửa Storm Shadow mà Kiev nhận được từ Anh.
Do đặc tính tín hiệu radar nhỏ và thời gian bay tương đối ngắn, rất khó phát hiện và đánh chặn bom SDB bằng cách các hệ thống phòng không truyền thống. Ngoài các hệ thống phòng không, các hệ thống pháo binh cũng được chỉnh sửa để phóng các vũ khí không đối đất đã hoán cải. Bom SDB cũng được chỉnh sửa để phóng từ các nền tảng này.
Khác với biến thể phóng từ trên không, GLSDB GBU-39 được trang bị động cơ tên lửa M26 để có thể phóng từ các hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) M270 và HIMARS mà Mỹ và các đồng minh đã cung cấp cho Ukraine.
Hiện GBU-39 có trong trang bị của Quân đội Mỹ, Israel, Ý, Hà Lan và Saudi Arabia với tổng số trên 17.000 quả gồm 3 biến thể chính; từng qua thực chiến tại Afganistan, Iraq, dải Gaza, chống khủng bố IS, nội chiến ở Syria… Ngoài F-16, GBU-39 còn tương thích với các máy bay khác của Mỹ như F-15, F-22, F-35, AC-130, B-1, B-2, B-52 Stratofortress, cũng như cường kích A-10 Thunderbolt II. Khi bom tiếp cận mục tiêu, ngòi nổ có thể được điều khiển từ buồng lái máy bay hoạt động ở chế độ tiếp xúc thông thường, nổ có giữ chậm và nổ trên không.
Bom lượn là loại vũ khí tấn công chính xác cao, giá thành rẻ, gây thiệt hại tương đối thấp quanh khu vực mục tiêu đánh phá. Israel là nước thứ hai sử dụng bom lượn sau Mỹ, thường dùng loại bom này trong các nhiệm vụ hỗ trợ tầm gần và tấn công các mục tiêu phòng ngự quan trọng của đối phương.
Mới đây, được phóng từ tiêm kích tàng hình F-35I Adir của Không quân Israel, GBU-39 đã đạt tỷ lệ trúng đích 100%, phá hủy thành công nhiều mục tiêu của Iran trên đất Syria khiến quân đội nhiều nước đặc biệt quan tâm. Tập đoàn Boeing đã được trao một hợp đồng trị giá 65 triệu USD cho việc sản xuất bom loại này, kết thúc vào 15/4/2029, để cung cấp cho các nước đồng minh. (Nguồn ảnh: Saab, itc.ua, Syria News, mil.in.ua).