Bộ ba nguyên tử huyền thoại trong lịch sử Hải quân Mỹ xuất hiện trong thời điểm nóng nhất của Chiến tranh Lạnh và đã chứng tỏ được vị thế siêu cường hải quân . Nguồn ảnh: Captain.Đầu tiên là tàu sân bay USS Enterprise (CVN-65), đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới và là tàu chiến thứ tám của Hải quân Mỹ mang tên USS Enterprise. Nguồn ảnh: Captain.Với chiều dài tổng cộng 343 mét, tới tận ngày nay dù đã được về hưu nhưng USS Enterprise vẫn nắm giữ kỷ lục tàu sân bay dài nhất thế giới. Trước khi tàu sân bay lớp Nimitz ra đời, USS Enterprise cũng giữ kỷ lục là tàu sân bay lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.Được đóng trong thời gian từ năm 1958 tới năm 1961, tàu sân bay dùng năng lượng hạt nhân đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã phục vụ trong biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1962 tới tận năm 2012 mới bị loại biên. Nguồn ảnh: Wiki.Hải quân Mỹ đã từng dự định đóng tới 6 chiếc tàu sân bay thuộc lớp Enterprise giống với chiếc USS Enterprise, tuy nhiên, tất cả 5 chiếc sau chiếc Enterprise tiếp theo đều đã bị hủy bỏ và USS Enterprise là tàu sân bay duy nhất thuộc lớp Enterprise từng được đóng. Nguồn ảnh: Wiki.Nhân vật tiếp theo trong bộ ba nguyên tử của Mỹ chính là tuần dương hạm hộ vệ tên lửa USS Long Beach. Được hạ thủy từ năm 1959, đây là tàu chiến đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ hạt nhân. Nguồn ảnh: Wiki.USS Long Beach bắt đầu được đóng mới từ năm 1957 và được hạ thủy vào năm 1959, tới năm 1961 tuần dương hạm này chính thức được nhập biên Hải quân Mỹ và tất nhiên, đây cũng là con tàu sử dụng động cơ nguyên tử đầu tiên mà Hải quân Mỹ sở hữu. Nguồn ảnh: Wiki.Tàu có độ giãn nước khoảng 15.540 tấn, chiều dài 219 mét và được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân cung cấp tổng cộng 80.000 mã lực cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 30 hải lý trên giờ và tầm hoạt động vô hạn. Nguồn ảnh: Wiki.Số phận của USS Long Beach có lẽ không được như nhiều tàu chiến sử dụng động cơ hạt nhân khác, khi mà đáng lẽ ra nó phải trở thành một tượng đài thì tới năm 1994, sau khi bị loại biên con tàu này đã bị xếp chiếu đắp kho tới năm 2012 thì bị bán phế liệu với cái giá cực kỳ rẻ mạt, chỉ 900.000 USD. Nguồn ảnh: Squadron.Cuối cùng là tuần dương hạm hộ vệ tên lửa USS Bainbridge (CGN-25). Đây là tàu duy nhất được đóng theo lớp Bainbridge và bắt đầu được phục vụ Hải quân Mỹ từ năm 1961. Nguồn ảnh: Wiki.Thực tế thì USS Bainbridge được cải biên từ lớp tuần dương hạm Leahy với động cơ hạt nhân được gắn thêm và cải tiến nhiều ở hệ thống dẫn động. Ảnh: USS Bainbridge ở kênh đào Suez. Nguồn ảnh: Wiki.USS Bainbridge có độ giãn nước 9100 tấn, dài 172 mét và có tổng công suất 60.000 mã lực với 2 động cơ nguyên tử. Tốc độ tối đa của tàu vào khoảng 34 hải lý trên giờ, tương đương với khoảng 63 km/h và tầm hoạt động không giới hạn. Nguồn ảnh: Wiki.Tới năm 1996 thì USS Bainbridge bị loại biên và cho đắp chiếu, số phận của nó cũng giống với USS Long Beach khi mà cuối cùng, con tàu một thời hiển hách oanh liệt này đã bị rã sát vụn và tái chế vào năm 1999. Nguồn ảnh: Commons.
Bộ ba nguyên tử huyền thoại trong lịch sử Hải quân Mỹ xuất hiện trong thời điểm nóng nhất của Chiến tranh Lạnh và đã chứng tỏ được vị thế siêu cường hải quân . Nguồn ảnh: Captain.
Đầu tiên là tàu sân bay USS Enterprise (CVN-65), đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới và là tàu chiến thứ tám của Hải quân Mỹ mang tên USS Enterprise. Nguồn ảnh: Captain.
Với chiều dài tổng cộng 343 mét, tới tận ngày nay dù đã được về hưu nhưng USS Enterprise vẫn nắm giữ kỷ lục tàu sân bay dài nhất thế giới. Trước khi tàu sân bay lớp Nimitz ra đời, USS Enterprise cũng giữ kỷ lục là tàu sân bay lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Được đóng trong thời gian từ năm 1958 tới năm 1961, tàu sân bay dùng năng lượng hạt nhân đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã phục vụ trong biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1962 tới tận năm 2012 mới bị loại biên. Nguồn ảnh: Wiki.
Hải quân Mỹ đã từng dự định đóng tới 6 chiếc tàu sân bay thuộc lớp Enterprise giống với chiếc USS Enterprise, tuy nhiên, tất cả 5 chiếc sau chiếc Enterprise tiếp theo đều đã bị hủy bỏ và USS Enterprise là tàu sân bay duy nhất thuộc lớp Enterprise từng được đóng. Nguồn ảnh: Wiki.
Nhân vật tiếp theo trong bộ ba nguyên tử của Mỹ chính là tuần dương hạm hộ vệ tên lửa USS Long Beach. Được hạ thủy từ năm 1959, đây là tàu chiến đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ hạt nhân. Nguồn ảnh: Wiki.
USS Long Beach bắt đầu được đóng mới từ năm 1957 và được hạ thủy vào năm 1959, tới năm 1961 tuần dương hạm này chính thức được nhập biên Hải quân Mỹ và tất nhiên, đây cũng là con tàu sử dụng động cơ nguyên tử đầu tiên mà Hải quân Mỹ sở hữu. Nguồn ảnh: Wiki.
Tàu có độ giãn nước khoảng 15.540 tấn, chiều dài 219 mét và được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân cung cấp tổng cộng 80.000 mã lực cho phép nó di chuyển với tốc độ tối đa 30 hải lý trên giờ và tầm hoạt động vô hạn. Nguồn ảnh: Wiki.
Số phận của USS Long Beach có lẽ không được như nhiều tàu chiến sử dụng động cơ hạt nhân khác, khi mà đáng lẽ ra nó phải trở thành một tượng đài thì tới năm 1994, sau khi bị loại biên con tàu này đã bị xếp chiếu đắp kho tới năm 2012 thì bị bán phế liệu với cái giá cực kỳ rẻ mạt, chỉ 900.000 USD. Nguồn ảnh: Squadron.
Cuối cùng là tuần dương hạm hộ vệ tên lửa USS Bainbridge (CGN-25). Đây là tàu duy nhất được đóng theo lớp Bainbridge và bắt đầu được phục vụ Hải quân Mỹ từ năm 1961. Nguồn ảnh: Wiki.
Thực tế thì USS Bainbridge được cải biên từ lớp tuần dương hạm Leahy với động cơ hạt nhân được gắn thêm và cải tiến nhiều ở hệ thống dẫn động. Ảnh: USS Bainbridge ở kênh đào Suez. Nguồn ảnh: Wiki.
USS Bainbridge có độ giãn nước 9100 tấn, dài 172 mét và có tổng công suất 60.000 mã lực với 2 động cơ nguyên tử. Tốc độ tối đa của tàu vào khoảng 34 hải lý trên giờ, tương đương với khoảng 63 km/h và tầm hoạt động không giới hạn. Nguồn ảnh: Wiki.
Tới năm 1996 thì USS Bainbridge bị loại biên và cho đắp chiếu, số phận của nó cũng giống với USS Long Beach khi mà cuối cùng, con tàu một thời hiển hách oanh liệt này đã bị rã sát vụn và tái chế vào năm 1999. Nguồn ảnh: Commons.