Trang tin quân sự Navy Recognition dẫn nguồn tin từ một báo cáo của East Pendulum cho hay, Hải quân Trung Quốc đang trong quá trình đưa vào sản xuất hàng loạt mẫu tàu đổ bộ khí đệm Type 726A LCAC tại nhà máy đóng tàu Giang Nam Trường Hưng ở Thượng Hải. Đi kèm với báo cáo này là ảnh chụp vệ tinh tại nhà máy đóng tàu trên vào cuối năm ngoái. Nguồn ảnh: Sino Defence.Trong ảnh là ảnh chụp vệ tinh tại khu vực đóng tàu của nhà máy Giang Nam Trường Hưng, ta có thể thấy có ít nhất 4 chiếc tàu đổ bộ Type 726A LCAC (ô vuông mẫu vàng) đang được hoàn thiện tại nhà máy này. Bên cạnh đó là các tàu chiến khác của Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Type 726A được xem là biến thể mới nhất của dòng tàu đổ bộ khí đệm Type 726 do Trung Quốc tự thiết kế và đóng mới, thậm chí nó còn được so sánh với mẫu tàu Landing Craft Air Cushion (LCAC) của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên trong giai đoạn phát triển ban đầu của mình Type 726 không được đánh giá và thường xuyên gặp các vấn đề kỹ thuật trước khi được phép tái sản xuất lại trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Navy.81.cnViệc Trung Quốc tái khởi động lại kế hoạch sản xuất Type 726A đã một phần nào đó cho thấy tham vọng của nước này trong việc tăng cường năng lực tác chiến đổ bộ trên biển. Thiết kế của Type 726A LCAC không chỉ cho phép triển khai lực lượng bộ binh mà còn cả phương tiện bọc thép hoặc xe tăng chiến đấu, cơ động hơn rất nhiều so với một số mẫu tàu đổ bộ thông thường. Nguồn ảnh: Sino DefenceMột chiếc Type 726A có trọng lượng tối đa chỉ khoảng 150 tấn và có thể được triển khai từ các tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc hiện như Type 071. Có một điểm đáng lưu ý là cho đến nay các thông số kỹ thuật của Type 726A vẫn chưa được Trung Quốc công bố và các thông tin hiện tại đều là dựa trên thiết kế bên ngoài của nó. Nguồn ảnh: jeffhead.comNhìn chung Type 726A có tải trọng từ 60-70 tấn đủ khả năng mang theo một xe tăng chiến đấu chủ lực như Type 96 cùng một số ít bộ binh hoặc thay vào đó là các xe bọc thép hạng nhẹ. Tầm hoạt động của nó ước chừng hơn 300km với có tốc độ di chuyển khoảng 80km/h. Nguồn ảnh: tinypic.comMột trong những cải tiến lớn của Type 726A chính là việc nó không còn sử dụng hệ thống động cơ tuabin khí UGT-6000 do Ukraine chế tạo, thay vào đó là động cơ tuabin khí QC-70 do Tổng công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc AVIC chế tạo. QC-70 có độ ồn khi hoạt động thấp hơn và có độ tin cậy cao hơn hẳn mẫu động cơ cũ của Ukraine. Nguồn ảnh: blogspot.comDù được phát triển từ năm 1989, nhưng cho đến nay Trung Quốc chỉ có trong biên chế khoảng 4 chiếc Type 726 gồm 3319, 3320, 3321 và 3332. Mặt khác thiết kế của những chiếc Type 726 này cũng khác nhau do đang trong quá trình thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sino DefenceTheo thiết kế, mỗi tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 có khả năng mang theo 2 chiếc Type 726A. Và nhìn chung Hải quân Trung Quốc đang phát triển và hoàn thiện song song cả hai mẫu tàu này, trong đó Type 071 đã được đưa vào bị 4 chiếc và có thể tăng lên sáu trong tương lai gần còn đối với Type 726A vẫn chưa có con số cụ thể. Nguồn ảnh: Sino Defence
Trang tin quân sự Navy Recognition dẫn nguồn tin từ một báo cáo của East Pendulum cho hay, Hải quân Trung Quốc đang trong quá trình đưa vào sản xuất hàng loạt mẫu tàu đổ bộ khí đệm Type 726A LCAC tại nhà máy đóng tàu Giang Nam Trường Hưng ở Thượng Hải. Đi kèm với báo cáo này là ảnh chụp vệ tinh tại nhà máy đóng tàu trên vào cuối năm ngoái. Nguồn ảnh: Sino Defence.
Trong ảnh là ảnh chụp vệ tinh tại khu vực đóng tàu của nhà máy Giang Nam Trường Hưng, ta có thể thấy có ít nhất 4 chiếc tàu đổ bộ Type 726A LCAC (ô vuông mẫu vàng) đang được hoàn thiện tại nhà máy này. Bên cạnh đó là các tàu chiến khác của Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Type 726A được xem là biến thể mới nhất của dòng tàu đổ bộ khí đệm Type 726 do Trung Quốc tự thiết kế và đóng mới, thậm chí nó còn được so sánh với mẫu tàu Landing Craft Air Cushion (LCAC) của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên trong giai đoạn phát triển ban đầu của mình Type 726 không được đánh giá và thường xuyên gặp các vấn đề kỹ thuật trước khi được phép tái sản xuất lại trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Navy.81.cn
Việc Trung Quốc tái khởi động lại kế hoạch sản xuất Type 726A đã một phần nào đó cho thấy tham vọng của nước này trong việc tăng cường năng lực tác chiến đổ bộ trên biển. Thiết kế của Type 726A LCAC không chỉ cho phép triển khai lực lượng bộ binh mà còn cả phương tiện bọc thép hoặc xe tăng chiến đấu, cơ động hơn rất nhiều so với một số mẫu tàu đổ bộ thông thường. Nguồn ảnh: Sino Defence
Một chiếc Type 726A có trọng lượng tối đa chỉ khoảng 150 tấn và có thể được triển khai từ các tàu đổ bộ cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc hiện như Type 071. Có một điểm đáng lưu ý là cho đến nay các thông số kỹ thuật của Type 726A vẫn chưa được Trung Quốc công bố và các thông tin hiện tại đều là dựa trên thiết kế bên ngoài của nó. Nguồn ảnh: jeffhead.com
Nhìn chung Type 726A có tải trọng từ 60-70 tấn đủ khả năng mang theo một xe tăng chiến đấu chủ lực như Type 96 cùng một số ít bộ binh hoặc thay vào đó là các xe bọc thép hạng nhẹ. Tầm hoạt động của nó ước chừng hơn 300km với có tốc độ di chuyển khoảng 80km/h. Nguồn ảnh: tinypic.com
Một trong những cải tiến lớn của Type 726A chính là việc nó không còn sử dụng hệ thống động cơ tuabin khí UGT-6000 do Ukraine chế tạo, thay vào đó là động cơ tuabin khí QC-70 do Tổng công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc AVIC chế tạo. QC-70 có độ ồn khi hoạt động thấp hơn và có độ tin cậy cao hơn hẳn mẫu động cơ cũ của Ukraine. Nguồn ảnh: blogspot.com
Dù được phát triển từ năm 1989, nhưng cho đến nay Trung Quốc chỉ có trong biên chế khoảng 4 chiếc Type 726 gồm 3319, 3320, 3321 và 3332. Mặt khác thiết kế của những chiếc Type 726 này cũng khác nhau do đang trong quá trình thử nghiệm. Nguồn ảnh: Sino Defence
Theo thiết kế, mỗi tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 có khả năng mang theo 2 chiếc Type 726A. Và nhìn chung Hải quân Trung Quốc đang phát triển và hoàn thiện song song cả hai mẫu tàu này, trong đó Type 071 đã được đưa vào bị 4 chiếc và có thể tăng lên sáu trong tương lai gần còn đối với Type 726A vẫn chưa có con số cụ thể. Nguồn ảnh: Sino Defence