Trong cơn khủng hoảng hạt nhân thời chiến tranh Lạnh, các nước lớn mà nổi bật nhất là Mỹ và Liên Xô luôn cảm giác một cuộc chiến tranh hạt nhân đang đến rất gần kề và đủ mọi phương án nhằm "phủ đầu hạt nhân" đối phương đã được lên kế hoạch. Tàu hỏa mang tên lửa hạt nhân là một trong số các phương án "đánh phủ đầu" được cả hai phía Liên Xô và Mỹ chuẩn bị rất kỹ. Nguồn ảnh: Sina.Theo các chuyên gia quân sự thời bấy giờ, các mục tiêu giá trị cao nhất mà đối phương sẽ nhắm tới khi một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra không phải là các thành phố lớn, đông dân cư mà là các khu căn cứ đặt sẵn tên lửa hạt nhân của nước mình. Việc tấn công thẳng vào các căn cứ hạt nhân của đối phương sẽ giúp bên tấn công chiếm được thế thượng phong, hạn chế tối đa sức kháng cự bằng hạt nhân của kẻ địch. Nguồn ảnh: Sina.Dù các căn cứ đặt tên lửa hạt nhân của cả hai phía Mỹ và Liên Xô đều được bảo đảm bí mật một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nguy hiểm đến từ lực lượng phản gián, điệp viên nằm vùng của đối phương khiến cả hai bên lo ngại. Vậy là các bệ phóng tên lửa hạt nhân di động trên các toa tàu hỏa đã được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.Với hệ thống hàng nghìn kilomets đường ray tàu hỏa, các toa tàu hạt nhân này có thể thoải mái di chuyển theo lịch trình được định sẵn và có thể thay đổi lịch trình bất cứ lúc nào khi phát hiện ra nguy hiểm, việc này sẽ khiến dù đối phương không thể tấn công một cách chính xác vào hệ thống này được do không có được thông tin tình báo theo thời gian thực. Trong chiến tranh lạnh, do các trở ngại về mặt kỹ thuật truyền tin, thường các tin tình báo được truyền từ Mỹ về Liên Xô phải mất tới cả tuần lễ thậm chí hơn. Nguồn ảnh: Sina.Kèm theo đó là khả năng tấn công hạt nhân đối phương một cách bất ngờ từ bất cứ vị trí nào trên lãnh thổ của mình. Tất cả những lí do trên đã khiến các đoàn tàu hỏa chở tên lửa hạt nhân gần như trở thành "mốt" thời bấy giờ khiến Mỹ và Liên Xô đổ tiền vào nghiên cứu thiết kế các đoàn tàu hạt nhân được ngụy trang như tàu hàng. Nguồn ảnh: Sina.Thời gian triển khai hệ thống phóng, khai hỏa và rút lui của toàn bộ đoàn tàu hạt nhân này chỉ tốn từ 15 cho tới 30 phút kể từ lúc nhận lệnh phóng, đảm bảo khả năng tấn công chớp nhoáng, phản đòn và phủ đầu đối phương ở tốc độ cao nhất. Nguồn ảnh: Sina.Mặt cắt thiết kế của một toa tàu hạt nhân với hệ thống phóng và tên lửa được đặt nằm trong khoang chứa, mỗi cơ cấu phóng sẽ bao gồm 1,5 toa tàu trong đó toa tàu có độ dài tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ đặt quả tên lửa nằm gọn phía trong, toa nhỏ có kích thước bằng 1/2 toa chứa tên lửa sẽ làm nhiệm vụ bệ phóng và cơ cấu nâng tên lửa thẳng đứng. Nguồn ảnh: Sina.Tất cả các tên lửa đều được nạp nhiên liệu sẵn sàng phóng mọi lúc, bộ phận kíp nổ sẽ được đưa vào đầu đạn khi có lệnh phóng, toàn bộ quá trình lắp đặt hệ thống kíp nổ sẽ chỉ tốn khoảng vài phút. Mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân "sát ván" tuy nhiên rất may cuộc chiến này không nổ ra mặc dù đã có không ít lần cả nhân loại phải đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân khi căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô lên tới đỉnh điểm. Nguồn ảnh: Sina.
Trong cơn khủng hoảng hạt nhân thời chiến tranh Lạnh, các nước lớn mà nổi bật nhất là Mỹ và Liên Xô luôn cảm giác một cuộc chiến tranh hạt nhân đang đến rất gần kề và đủ mọi phương án nhằm "phủ đầu hạt nhân" đối phương đã được lên kế hoạch. Tàu hỏa mang tên lửa hạt nhân là một trong số các phương án "đánh phủ đầu" được cả hai phía Liên Xô và Mỹ chuẩn bị rất kỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Theo các chuyên gia quân sự thời bấy giờ, các mục tiêu giá trị cao nhất mà đối phương sẽ nhắm tới khi một cuộc chiến tranh hạt nhân xảy ra không phải là các thành phố lớn, đông dân cư mà là các khu căn cứ đặt sẵn tên lửa hạt nhân của nước mình. Việc tấn công thẳng vào các căn cứ hạt nhân của đối phương sẽ giúp bên tấn công chiếm được thế thượng phong, hạn chế tối đa sức kháng cự bằng hạt nhân của kẻ địch. Nguồn ảnh: Sina.
Dù các căn cứ đặt tên lửa hạt nhân của cả hai phía Mỹ và Liên Xô đều được bảo đảm bí mật một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều nguy hiểm đến từ lực lượng phản gián, điệp viên nằm vùng của đối phương khiến cả hai bên lo ngại. Vậy là các bệ phóng tên lửa hạt nhân di động trên các toa tàu hỏa đã được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.
Với hệ thống hàng nghìn kilomets đường ray tàu hỏa, các toa tàu hạt nhân này có thể thoải mái di chuyển theo lịch trình được định sẵn và có thể thay đổi lịch trình bất cứ lúc nào khi phát hiện ra nguy hiểm, việc này sẽ khiến dù đối phương không thể tấn công một cách chính xác vào hệ thống này được do không có được thông tin tình báo theo thời gian thực. Trong chiến tranh lạnh, do các trở ngại về mặt kỹ thuật truyền tin, thường các tin tình báo được truyền từ Mỹ về Liên Xô phải mất tới cả tuần lễ thậm chí hơn. Nguồn ảnh: Sina.
Kèm theo đó là khả năng tấn công hạt nhân đối phương một cách bất ngờ từ bất cứ vị trí nào trên lãnh thổ của mình. Tất cả những lí do trên đã khiến các đoàn tàu hỏa chở tên lửa hạt nhân gần như trở thành "mốt" thời bấy giờ khiến Mỹ và Liên Xô đổ tiền vào nghiên cứu thiết kế các đoàn tàu hạt nhân được ngụy trang như tàu hàng. Nguồn ảnh: Sina.
Thời gian triển khai hệ thống phóng, khai hỏa và rút lui của toàn bộ đoàn tàu hạt nhân này chỉ tốn từ 15 cho tới 30 phút kể từ lúc nhận lệnh phóng, đảm bảo khả năng tấn công chớp nhoáng, phản đòn và phủ đầu đối phương ở tốc độ cao nhất. Nguồn ảnh: Sina.
Mặt cắt thiết kế của một toa tàu hạt nhân với hệ thống phóng và tên lửa được đặt nằm trong khoang chứa, mỗi cơ cấu phóng sẽ bao gồm 1,5 toa tàu trong đó toa tàu có độ dài tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ đặt quả tên lửa nằm gọn phía trong, toa nhỏ có kích thước bằng 1/2 toa chứa tên lửa sẽ làm nhiệm vụ bệ phóng và cơ cấu nâng tên lửa thẳng đứng. Nguồn ảnh: Sina.
Tất cả các tên lửa đều được nạp nhiên liệu sẵn sàng phóng mọi lúc, bộ phận kíp nổ sẽ được đưa vào đầu đạn khi có lệnh phóng, toàn bộ quá trình lắp đặt hệ thống kíp nổ sẽ chỉ tốn khoảng vài phút. Mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân "sát ván" tuy nhiên rất may cuộc chiến này không nổ ra mặc dù đã có không ít lần cả nhân loại phải đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân khi căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô lên tới đỉnh điểm. Nguồn ảnh: Sina.