Không quân Việt Nam hiện tại là quốc gia có số lượng chiến đấu cơ Su-30MK2 nhiều nhất thế giới với tổng quân số lên tới 36 chiếc.Trong quá khứ, một chiến đấu cơ Su-30MK2 của Không quân Việt Nam đã gặp tai nạn và bị phá huỷ hoàn toàn, giảm quân số của lực lượng này xuống còn 35 chiếc.Kể cả khi đó, số lượng tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam vẫn là cao nhất thế giới, bỏ xa các quốc gia đứng thứ hai.Đứng ở vị trí thứ hai là Không quân Venezuela. Trong quá khứ, Venezuela từng sở hữu 24 chiếc Su-30MK2 tính tới năm 2008.Tới năm 2015, Venezuela thậm chí còn đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 từ Nga với hợp đồng lên tới 480 triệu USD.Tuy nhiên có lẽ vì vấn đề kinh tế, các chiến đấu cơ này tới nay vẫn chưa thể tới được Venezuela. Theo các số liệu mới nhất, Venezuela hiện chỉ còn 22 chiếc Su-30MK2.Cũng đứng đồng vị trí thứ hai với Venezuela là Không quân Hải quân Trung Quốc với quân số Su-30MK2 là 24 chiếc tính đến năm 2010.Những chiến đấu cơ này được Trung Quốc mua của Nga từ năm 2004. Các chiến đấu cơ Su-30MK2 của Trung Quốc được biên chế vào Trung đoàn Tiêm kích 10 và Sư đoàn Không quân Số 4.Ngoài các chiến đấu ơ Su-30MK2, Trung Quốc còn sở hữu tới 73 chiến đấu cơ Su-30MKK khác. Tuy nhiên đây là phiên bản có khác biệt lớn với Su-30MK2 nên chúng ta không xét tới ở đây.Đứng ở vị trí thứ ba là Indonesia, đảo quốc ở Đông Nam Á này hiện đang sở hữu 11 chiến đấu cơ Su-30.Indonesia từng sở hữu ba chiến đấu cơ Su-30MK2 hồi năm 2009, tới năm 2013, quốc gia này tiếp tục đặt mua một loạt tiêm kích Su-30MK2 và tới nay có quân số tổng cộng 11 chiếc.Mặc dù vậy, chủ lực của Không quân Indonesia vẫn là các chiến đấu cơ F-16 được lực lượng này mua từ Mỹ và các tiêm kích Hawk 2000 được nước này mua từ Anh với quân số vượt trội lần lượt là 33 và 24 chiếc.Cuối cùng là Uganda, quốc gia này hiện đang sở hữu 6 chiến đấu cơ Su-30MK2, ít nhất thế giới.Không quân Uganda bắt đầu nhận những tiêm kích Su-30MK2 đầu tiên từ năm 2012.Theo nhiều nguồn tin, tổng cộng Uganda đã phải chi ra tới 740 triệu USD để sở hữu số lượng tiêm kích này, cao hơn rất nhiều so với số tiền mà Venezuela chi ra để mua thêm 12 chiếc Su-30MK2 năm 2015. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh lớp "học bay" của Su-30MK2 Việt Nam.
Không quân Việt Nam hiện tại là quốc gia có số lượng chiến đấu cơ Su-30MK2 nhiều nhất thế giới với tổng quân số lên tới 36 chiếc.
Trong quá khứ, một chiến đấu cơ Su-30MK2 của Không quân Việt Nam đã gặp tai nạn và bị phá huỷ hoàn toàn, giảm quân số của lực lượng này xuống còn 35 chiếc.
Kể cả khi đó, số lượng tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam vẫn là cao nhất thế giới, bỏ xa các quốc gia đứng thứ hai.
Đứng ở vị trí thứ hai là Không quân Venezuela. Trong quá khứ, Venezuela từng sở hữu 24 chiếc Su-30MK2 tính tới năm 2008.
Tới năm 2015, Venezuela thậm chí còn đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ Su-30MK2 từ Nga với hợp đồng lên tới 480 triệu USD.
Tuy nhiên có lẽ vì vấn đề kinh tế, các chiến đấu cơ này tới nay vẫn chưa thể tới được Venezuela. Theo các số liệu mới nhất, Venezuela hiện chỉ còn 22 chiếc Su-30MK2.
Cũng đứng đồng vị trí thứ hai với Venezuela là Không quân Hải quân Trung Quốc với quân số Su-30MK2 là 24 chiếc tính đến năm 2010.
Những chiến đấu cơ này được Trung Quốc mua của Nga từ năm 2004. Các chiến đấu cơ Su-30MK2 của Trung Quốc được biên chế vào Trung đoàn Tiêm kích 10 và Sư đoàn Không quân Số 4.
Ngoài các chiến đấu ơ Su-30MK2, Trung Quốc còn sở hữu tới 73 chiến đấu cơ Su-30MKK khác. Tuy nhiên đây là phiên bản có khác biệt lớn với Su-30MK2 nên chúng ta không xét tới ở đây.
Đứng ở vị trí thứ ba là Indonesia, đảo quốc ở Đông Nam Á này hiện đang sở hữu 11 chiến đấu cơ Su-30.
Indonesia từng sở hữu ba chiến đấu cơ Su-30MK2 hồi năm 2009, tới năm 2013, quốc gia này tiếp tục đặt mua một loạt tiêm kích Su-30MK2 và tới nay có quân số tổng cộng 11 chiếc.
Mặc dù vậy, chủ lực của Không quân Indonesia vẫn là các chiến đấu cơ F-16 được lực lượng này mua từ Mỹ và các tiêm kích Hawk 2000 được nước này mua từ Anh với quân số vượt trội lần lượt là 33 và 24 chiếc.
Cuối cùng là Uganda, quốc gia này hiện đang sở hữu 6 chiến đấu cơ Su-30MK2, ít nhất thế giới.
Không quân Uganda bắt đầu nhận những tiêm kích Su-30MK2 đầu tiên từ năm 2012.
Theo nhiều nguồn tin, tổng cộng Uganda đã phải chi ra tới 740 triệu USD để sở hữu số lượng tiêm kích này, cao hơn rất nhiều so với số tiền mà Venezuela chi ra để mua thêm 12 chiếc Su-30MK2 năm 2015.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh lớp "học bay" của Su-30MK2 Việt Nam.