Tốc độ là một trong những yếu tố quan trọng đối với mọi loại phương tiện hàng không quân sự và dân sự. Tờ Thụy Điển Express mới đây đã thực hiện việc xếp hàng top 10 trực thăng quân sự bay nhanh nhất thế giới. Nguồn ảnh: TassVị trí đầu tiên là mẫu Eurocopter X3 đạt tốc độ tối đa 472 km/h. Đây là loại trực thăng thử nghiệm được chế tạo bởi liên doanh Pháp-Đức Eurocopter. Nó được trang bị cánh quạt chính 5 cánh, hai bên bố trí hai cánh phụ lắp 2 động cơ. Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 2010 tại Pháp. Ngày 7/6/2013, trực thăng X3 thiết lập một kỷ lục không chính thức cho máy bay trực thăng bằng cách tăng tốc độ bay ngang lên đến 472km/h. Nguồn ảnh: TassThứ hai là trực thăng tấn công AH-64D Apache - tốc độ tối đa 365km/h. Trực thăng Apache sử dụng lần đầu tiên trong cuộc xâm lược của Mỹ ở Panama vào năm 1989. Sau đó, nó tham gia các hoạt động khác nhau ở Trung Đông, ở Iraq và Afghanistan. Đặc biệt thể hiện rõ nét trong cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh Ba Tư. Nguồn ảnh: TassThứ 3 là trực thăng tấn công độc đáo Ka-52 Alligator (Nga) - tốc độ tối đa - 350km/h. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1997, sản xuất loạt từ năm 2008. Đây là trực thăng chiến đấu duy nhất trên thế giới mà trong cabin các phi công ngồi cạnh nhau, không phải 1 trước 1 sau. Đặc biệt, nó cũng là trực thăng đầu tiên được trang bị ghế phóng khẩn cấp cho phi công. Nguồn ảnh: TassThứ 4, trực thăng đa năng NH90 (Pháp-Đức) đạt tốc độ tối đa 324km/h. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1995. Trực thăng NH90 được sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt nhất - ngày và đêm, trên mặt đất và trên mặt nước. Nó chứng tỏ khả năng cao trong các hoạt động hải quân. Nguồn ảnh: TassTrực thăng vận tải hạng nặng Boeing CH-47 Chinook đạt tốc độ tối đa 315km/h. Nó bắt đầu hoạt động từ đầu những năm 1960, phục vụ trong hơn 20 quốc gia. Phiên bản sửa đổi CH-47D có đủ không gian cho 33 binh sĩ và 3 thành viên của phi hành đoàn, còn CH-47F lắp đặt 55 ghế hành khách. CH-47 đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, và các phiên bản hiện đại hóa sau này đã tham chiến tại Falklands, ở Iraq và Afghanistan. Nguồn ảnh: TassThứ 6 là trực thăng tấn công Mi-35M đạt tốc độ tối đa 310km/h. Đây là một thay đổi tiên tiến của trực thăng Mi-24, được thiết kế để tiêu diệt xe bọc thép, vũ khí thiết bị, đổ quân và hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng mặt đất. Nó có thể mang tới 8 hoặc 4 lính bị thương trên cáng. Được sản xuất loạt từ năm 2005, đến nay hơn 100 chiếc đã được chế tạo. Ngoài Nga một số nước đang vận hành loại trực thăng này như Venezuela, Iraq, Brazil và Azerbaijan. Nguồn ảnh: TassThứ 7, trực thăng AW101 Merlin (mang định danh EH101 cho đến năm 2007) đạt tốc độ tối đa 309km/h. Nó bay lần đầu tiên vào năm 1987. Sau 10 năm, nó đã được ký hợp đồng đầu tiên sản xuất hàng loạt các máy bay trực thăng cho quân đội Anh, Italy, Mỹ, Nhật Bản. Nguồn ảnh: TassThứ 8 là trực thăng đa năng AW139 (Italy sản xuất) đạt tốc độ tối đa 306km/h. Nó có khả năng mang tới 10 binh sĩ trang bị áo giáp đầy đủ hoặc 50 hành khách. Chuyến bay đầu tiên vào năm 2001. AW139 lắp ráp từ nhiều bộ phận trên thế giới, trong đó có Philadelphia Mỹ và Nga ("Rostvertol"). Nguồn ảnh: TassTrực thăng tấn công Mi-28N của Nga đạt tốc độ tối đa 300km/h. Đây là phiên bản của dòng trực thăng Mi-28, được sản xuất loạt từ năm 2006. Có khả năng cơ động tốt và sức mạnh tấn công lớn. Hiện nay đang thử nghiệm phiên bản hiện đại hóa Mi-28NM, mà có thể sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác, và hệ thống quản lý chiến đấu mới. Ngoài ra, nó có thể chia sẻ thông tin liên lạc với các máy bay khác, máy bay trực thăng và máy bay do thám trên chiến trường. Nguồn ảnh: TassĐứng thứ 10 là trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 (Nga) đạt tốc độ tối đa 295km/h. Mi-26 là máy bay trực thăng vận tải lớn nhất thế giới hiện nay. Với kích thước khổng lồ cùng cặp cánh lớn, nó được mệnh danh là “Bò bay”. Nó được trang bị hai động cơ với công suất 11400 mã lực. Mi-26 có thể nâng một máy bay chở khách. Máy bay này được sử dụng từ năm 1977. Năm 1986, nó đã được sử dụng để khắc phục hậu quả của tai nạn Chernobyl. Nguồn ảnh: Tass
Tốc độ là một trong những yếu tố quan trọng đối với mọi loại phương tiện hàng không quân sự và dân sự. Tờ Thụy Điển Express mới đây đã thực hiện việc xếp hàng top 10 trực thăng quân sự bay nhanh nhất thế giới. Nguồn ảnh: Tass
Vị trí đầu tiên là mẫu Eurocopter X3 đạt tốc độ tối đa 472 km/h. Đây là loại trực thăng thử nghiệm được chế tạo bởi liên doanh Pháp-Đức Eurocopter. Nó được trang bị cánh quạt chính 5 cánh, hai bên bố trí hai cánh phụ lắp 2 động cơ. Chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 2010 tại Pháp. Ngày 7/6/2013, trực thăng X3 thiết lập một kỷ lục không chính thức cho máy bay trực thăng bằng cách tăng tốc độ bay ngang lên đến 472km/h. Nguồn ảnh: Tass
Thứ hai là trực thăng tấn công AH-64D Apache - tốc độ tối đa 365km/h. Trực thăng Apache sử dụng lần đầu tiên trong cuộc xâm lược của Mỹ ở Panama vào năm 1989. Sau đó, nó tham gia các hoạt động khác nhau ở Trung Đông, ở Iraq và Afghanistan. Đặc biệt thể hiện rõ nét trong cuộc chiến tranh ở vùng Vịnh Ba Tư. Nguồn ảnh: Tass
Thứ 3 là trực thăng tấn công độc đáo Ka-52 Alligator (Nga) - tốc độ tối đa - 350km/h. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1997, sản xuất loạt từ năm 2008. Đây là trực thăng chiến đấu duy nhất trên thế giới mà trong cabin các phi công ngồi cạnh nhau, không phải 1 trước 1 sau. Đặc biệt, nó cũng là trực thăng đầu tiên được trang bị ghế phóng khẩn cấp cho phi công. Nguồn ảnh: Tass
Thứ 4, trực thăng đa năng NH90 (Pháp-Đức) đạt tốc độ tối đa 324km/h. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1995. Trực thăng NH90 được sử dụng trong các điều kiện khắc nghiệt nhất - ngày và đêm, trên mặt đất và trên mặt nước. Nó chứng tỏ khả năng cao trong các hoạt động hải quân. Nguồn ảnh: Tass
Trực thăng vận tải hạng nặng Boeing CH-47 Chinook đạt tốc độ tối đa 315km/h. Nó bắt đầu hoạt động từ đầu những năm 1960, phục vụ trong hơn 20 quốc gia. Phiên bản sửa đổi CH-47D có đủ không gian cho 33 binh sĩ và 3 thành viên của phi hành đoàn, còn CH-47F lắp đặt 55 ghế hành khách. CH-47 đã được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, và các phiên bản hiện đại hóa sau này đã tham chiến tại Falklands, ở Iraq và Afghanistan. Nguồn ảnh: Tass
Thứ 6 là trực thăng tấn công Mi-35M đạt tốc độ tối đa 310km/h. Đây là một thay đổi tiên tiến của trực thăng Mi-24, được thiết kế để tiêu diệt xe bọc thép, vũ khí thiết bị, đổ quân và hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng mặt đất. Nó có thể mang tới 8 hoặc 4 lính bị thương trên cáng. Được sản xuất loạt từ năm 2005, đến nay hơn 100 chiếc đã được chế tạo. Ngoài Nga một số nước đang vận hành loại trực thăng này như Venezuela, Iraq, Brazil và Azerbaijan. Nguồn ảnh: Tass
Thứ 7, trực thăng AW101 Merlin (mang định danh EH101 cho đến năm 2007) đạt tốc độ tối đa 309km/h. Nó bay lần đầu tiên vào năm 1987. Sau 10 năm, nó đã được ký hợp đồng đầu tiên sản xuất hàng loạt các máy bay trực thăng cho quân đội Anh, Italy, Mỹ, Nhật Bản. Nguồn ảnh: Tass
Thứ 8 là trực thăng đa năng AW139 (Italy sản xuất) đạt tốc độ tối đa 306km/h. Nó có khả năng mang tới 10 binh sĩ trang bị áo giáp đầy đủ hoặc 50 hành khách. Chuyến bay đầu tiên vào năm 2001. AW139 lắp ráp từ nhiều bộ phận trên thế giới, trong đó có Philadelphia Mỹ và Nga ("Rostvertol"). Nguồn ảnh: Tass
Trực thăng tấn công Mi-28N của Nga đạt tốc độ tối đa 300km/h. Đây là phiên bản của dòng trực thăng Mi-28, được sản xuất loạt từ năm 2006. Có khả năng cơ động tốt và sức mạnh tấn công lớn. Hiện nay đang thử nghiệm phiên bản hiện đại hóa Mi-28NM, mà có thể sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác, và hệ thống quản lý chiến đấu mới. Ngoài ra, nó có thể chia sẻ thông tin liên lạc với các máy bay khác, máy bay trực thăng và máy bay do thám trên chiến trường. Nguồn ảnh: Tass
Đứng thứ 10 là trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 (Nga) đạt tốc độ tối đa 295km/h. Mi-26 là máy bay trực thăng vận tải lớn nhất thế giới hiện nay. Với kích thước khổng lồ cùng cặp cánh lớn, nó được mệnh danh là “Bò bay”. Nó được trang bị hai động cơ với công suất 11400 mã lực. Mi-26 có thể nâng một máy bay chở khách. Máy bay này được sử dụng từ năm 1977. Năm 1986, nó đã được sử dụng để khắc phục hậu quả của tai nạn Chernobyl. Nguồn ảnh: Tass