Sau thời gian vắng bóng dòng trực thăng vận tải quân sự đa năng Z-20 đã xuất hiện trở lại trên các trang mạng quân sự của Trung Quốc, và từ lâu nó đã được xem là thế hệ trực thăng vận tải tiếp theo của Quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên thiết kế của Z-20 lại khiến ta liên tưởng tới một mẫu trực thăng khác cực kỳ quen thuộc... Và đó chính là Sikorsky S-70. Nguồn ảnh: snafu.Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2013, có thể coi trực thăng Harbin Z-20 của Trung Quốc là phiên bản "nhái" hoàn hảo của chiếc Sikorsky S-70 do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: Baidu.Theo các thông tin được đăng tải trên tạp trí Global Times từ năm 2014, phiên bản Harbin Z-20 được Trung Quốc chế tạo dựa trên phiên bản trực thăng S-70C-2, vốn là một dòng máy bay trực thăng dân sự mà Trung Quốc đã sở hữu từ năm 1984. Nguồn ảnh: Baidu.Mặc dù vậy, nhiều nguồn tin lại cho rằng Harbin Z-20 của Trung Quốc được chế tạo dựa trên phiên bản UH-60 cải tiến của Mỹ mà cụ thể là chiếc UH-60 Mỹ làm rơi ở Pakistan trong chiến dịch truy sát trùm khủng bố Binladen vào năm 2011. Nguồn ảnh: Military.Sau khi chiếc UH-60 cải tiến của biệt kích Mỹ bị rơi ở Pakistan, phía Pakistan đã cho phép các nhà khoa học Trung Quốc được tiếp cận với những mảnh vỡ còn sót lại của chiếc trực thăng UH-60 này và rất có thể từ đây, chiếc Harbin Z-20 của Trung Quốc đã được hoàn thiện. Nguồn ảnh: Military.Mặc dù vậy, vẫn có nhiều điểm khá khác nhau giữa các trực thăng Harbin Z-20 của Trung Quốc với các trực thăng S-70 và UH-60 của Mỹ. Nguồn ảnh: Military.Điểm khác biệt lớn nhất đó là Harbin Z-20 của Trung Quốc có cánh quạt 5 lá trong khi đó các dòng trực thăng của Mỹ đều chỉ có cánh quạt 4 lá. Nguồn ảnh: Youtube.Điểm khác biệt này có thể lý giải là do Trung Quốc sử dụng động cơ yếu hơn động cơ của Mỹ nên cần tăng số lượng lá của cánh quạt để tăng lực nâng hoặc chiếc Harbin Z-20 của Trung Quốc sẽ có công suất hoạt động vượt trội hơn hẳn so với các trực thăng của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, có thể thấy một vài điểm khác biệt khác giữa trực thăng Harbin Z-20 của Trung Quốc so với chiếc UH-60 của Mỹ đó là phần mũi, đuôi, động cơ và cánh dưới trục đuôi. Nguồn ảnh: India.Hiện tại các trực thăng Harbin Z-20 của Trung Quốc vẫn chỉ đang trong giai đoạn bay thử nghiệm, tuy nhiên nếu Harbin Z-20 của Trung Quốc được sản xuất hàng loạt, thì rất có thể nó sẽ trở thành dòng trực thăng vận tải đa dụng phổ biến của Không quân nước này trong tương lai. Nguồn ảnh: Newyork.
Sau thời gian vắng bóng dòng trực thăng vận tải quân sự đa năng Z-20 đã xuất hiện trở lại trên các trang mạng quân sự của Trung Quốc, và từ lâu nó đã được xem là thế hệ trực thăng vận tải tiếp theo của Quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên thiết kế của Z-20 lại khiến ta liên tưởng tới một mẫu trực thăng khác cực kỳ quen thuộc... Và đó chính là Sikorsky S-70. Nguồn ảnh: snafu.
Thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2013, có thể coi trực thăng Harbin Z-20 của Trung Quốc là phiên bản "nhái" hoàn hảo của chiếc Sikorsky S-70 do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: Baidu.
Theo các thông tin được đăng tải trên tạp trí Global Times từ năm 2014, phiên bản Harbin Z-20 được Trung Quốc chế tạo dựa trên phiên bản trực thăng S-70C-2, vốn là một dòng máy bay trực thăng dân sự mà Trung Quốc đã sở hữu từ năm 1984. Nguồn ảnh: Baidu.
Mặc dù vậy, nhiều nguồn tin lại cho rằng Harbin Z-20 của Trung Quốc được chế tạo dựa trên phiên bản UH-60 cải tiến của Mỹ mà cụ thể là chiếc UH-60 Mỹ làm rơi ở Pakistan trong chiến dịch truy sát trùm khủng bố Binladen vào năm 2011. Nguồn ảnh: Military.
Sau khi chiếc UH-60 cải tiến của biệt kích Mỹ bị rơi ở Pakistan, phía Pakistan đã cho phép các nhà khoa học Trung Quốc được tiếp cận với những mảnh vỡ còn sót lại của chiếc trực thăng UH-60 này và rất có thể từ đây, chiếc Harbin Z-20 của Trung Quốc đã được hoàn thiện. Nguồn ảnh: Military.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều điểm khá khác nhau giữa các trực thăng Harbin Z-20 của Trung Quốc với các trực thăng S-70 và UH-60 của Mỹ. Nguồn ảnh: Military.
Điểm khác biệt lớn nhất đó là Harbin Z-20 của Trung Quốc có cánh quạt 5 lá trong khi đó các dòng trực thăng của Mỹ đều chỉ có cánh quạt 4 lá. Nguồn ảnh: Youtube.
Điểm khác biệt này có thể lý giải là do Trung Quốc sử dụng động cơ yếu hơn động cơ của Mỹ nên cần tăng số lượng lá của cánh quạt để tăng lực nâng hoặc chiếc Harbin Z-20 của Trung Quốc sẽ có công suất hoạt động vượt trội hơn hẳn so với các trực thăng của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, có thể thấy một vài điểm khác biệt khác giữa trực thăng Harbin Z-20 của Trung Quốc so với chiếc UH-60 của Mỹ đó là phần mũi, đuôi, động cơ và cánh dưới trục đuôi. Nguồn ảnh: India.
Hiện tại các trực thăng Harbin Z-20 của Trung Quốc vẫn chỉ đang trong giai đoạn bay thử nghiệm, tuy nhiên nếu Harbin Z-20 của Trung Quốc được sản xuất hàng loạt, thì rất có thể nó sẽ trở thành dòng trực thăng vận tải đa dụng phổ biến của Không quân nước này trong tương lai. Nguồn ảnh: Newyork.