Tác giả đã trích dẫn Nga và tiềm lực quân sự của nước này như một ví dụ. Theo Rofe, công chúng châu Âu lười biếng "ngủ quên trong quan niệm", khi nghĩ xe tăng, tên lửa hạt nhân và vũ khí của Nga nói chung đã gỉ sét, trong các nhà chứa máy bay đổ nát.Tuy nhiên, như Rofe nhấn mạnh, các chuyên gia đã nhìn thấy một bức tranh khác trong mười năm qua, khi đánh giá quân đội và kho vũ khí của Nga, đã có công nghệ cao hơn nhiều, so với cách nhìn của châu Âu.Rofe trích dẫn cuộc tập trận Zima-20, mô phỏng cuộc chiến tổng lực giữa Nga và Ba Lan, được Ba Lan tổ chức vào cuối năm ngoái, đã gây chấn động Warsaw.Rofe viết: ''Trong tuần đầu tiên của cuộc chiến với Nga, quân đội Ba Lan sẽ không còn tồn tại, khi mất từ 60 đến 80% nhân sự và vũ khí trang bị quân sự chỉ trong 5 ngày''.Điều khủng khiếp này xảy ra, mặc dù theo tính toán, có tính đến việc các lực lượng vũ trang Ba Lan nhận được máy bay thế hệ thứ 5 F-35, hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot và hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS.Các chuyên gia giải thích, điều này là do trong nhiều thập kỷ qua, Moscow đã phát triển một kho vũ khí công nghệ cao, ngang tầm với "khoa học viễn tưởng".Bài cũng khẳng định, Nga đã tăng cường và hiện đại hóa Quân khu phía Tây, giáp với NATO; trong đó tập trung "các đơn vị quân sự mạnh nhất" của Nga, được trang bị các xe tăng T-90, T-72B3M, xe chiến đấu BTR-82, BMP-3, cũng như các hệ thống phòng không, bao gồm các tổ hợp phòng không Tunguska, Pantsir-S1 và S-400.Đồng thời, các chuyên gia cho rằng, Đức, Pháp và Anh không có những vũ khí tương tự như vậy. Điều quan trọng nhất là do ngân sách quốc phòng của các quốc gia NATO thuộc châu Âu bị cắt giảm mạnh, nên lực lượng vũ trang các quốc gia này hoạt động "thoi thóp".Theo tính toán, nếu các quốc gia thuộc khu vực Ban tích hoặc Ba Lan bị Nga tiến công, thì phải mất một tuần sau, Đức mới có thể đưa lực lượng đến ứng cứu, với lực lượng lớn nhất, chỉ là một lữ đoàn xe tăng.Trong bài viết của mình, Rofe cho rằng, các quốc gia châu Âu vẫn đang ''ngủ mê'', khi chưa biết về sự phát triển của công nghệ quốc phòng Nga trong những năm qua. Đặc biệt là về công nghệ điện tử, điều khiển từ xa.Tác giả đã đưa ra một ví dụ về một tình huống diễn ra ở Biển Đen vào tháng 4/2014, một máy bay cường kích - bom Su-24, được trang bị tổ hợp tác chiến điện tử Khibiny, bay qua khu trục hạm Donald Cook của Mỹ; kết quả là "bộ não điện tử" của con tàu bị "chết lâm sàng''. Tình huống tương tự đã xảy ra với hai tàu khu trục nhỏ của Pháp vào năm 2018.Sự xuất hiện của các lực lượng vũ trang Nga ở Syria, đã thay đổi toàn bộ cán cân quyền lực. Các thiết bị tác chiến điện tử như Krasukha-4 đã tạo ra một "bong bóng" không thể xuyên thủng; có thể làm tê liệt đối với các radar, thiết bị liên lạc với vệ tinh do thám, liên lạc di động và Wi-Fi của NATO.Theo Rofe, những hệ thống tác chiến điện tử của Nga, thực sự là những "lá chắn vô hình"; tiêu biểu như Moskva-4, Rtut-BM hay Infauna có thể không cho phép chiến đấu cơ NATO cất cánh và hạ cánh.Chưa hết, Nga còn đang phát triển các loại phương tiện không người lái chiến đấu, như xe bọc thép chiến đấu tự hành Uran-9, được Rofe ví là "viên ngọc trong kho vũ khí của Nga"; chúng được chế tạo ra để trinh sát, cũng như hỗ trợ hỏa lực và trực tiếp biến thành những chiến binh.Robot chiến đấu Uran-9 có thể trang bị tên lửa, súng máy, pháo và súng phun lửa, được điều khiển từ xa. Ngoài ra, bài báo còn đề cập đến các hệ thống robot chiến đấu và trinh sát của Nga nữa như Platform M và Argo, robot chiến đấu Nerekhta và robot dưới nước Gnome mà châu Âu chưa hề có. Nguồn ảnh: Flickr. Robot chiến đấu tự hành Uran 9 của Nga như bước ra từ phim viễn tưởng.
Tác giả đã trích dẫn Nga và tiềm lực quân sự của nước này như một ví dụ. Theo Rofe, công chúng châu Âu lười biếng "ngủ quên trong quan niệm", khi nghĩ xe tăng, tên lửa hạt nhân và vũ khí của Nga nói chung đã gỉ sét, trong các nhà chứa máy bay đổ nát.
Tuy nhiên, như Rofe nhấn mạnh, các chuyên gia đã nhìn thấy một bức tranh khác trong mười năm qua, khi đánh giá quân đội và kho vũ khí của Nga, đã có công nghệ cao hơn nhiều, so với cách nhìn của châu Âu.
Rofe trích dẫn cuộc tập trận Zima-20, mô phỏng cuộc chiến tổng lực giữa Nga và Ba Lan, được Ba Lan tổ chức vào cuối năm ngoái, đã gây chấn động Warsaw.
Rofe viết: ''Trong tuần đầu tiên của cuộc chiến với Nga, quân đội Ba Lan sẽ không còn tồn tại, khi mất từ 60 đến 80% nhân sự và vũ khí trang bị quân sự chỉ trong 5 ngày''.
Điều khủng khiếp này xảy ra, mặc dù theo tính toán, có tính đến việc các lực lượng vũ trang Ba Lan nhận được máy bay thế hệ thứ 5 F-35, hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot và hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS.
Các chuyên gia giải thích, điều này là do trong nhiều thập kỷ qua, Moscow đã phát triển một kho vũ khí công nghệ cao, ngang tầm với "khoa học viễn tưởng".
Bài cũng khẳng định, Nga đã tăng cường và hiện đại hóa Quân khu phía Tây, giáp với NATO; trong đó tập trung "các đơn vị quân sự mạnh nhất" của Nga, được trang bị các xe tăng T-90, T-72B3M, xe chiến đấu BTR-82, BMP-3, cũng như các hệ thống phòng không, bao gồm các tổ hợp phòng không Tunguska, Pantsir-S1 và S-400.
Đồng thời, các chuyên gia cho rằng, Đức, Pháp và Anh không có những vũ khí tương tự như vậy. Điều quan trọng nhất là do ngân sách quốc phòng của các quốc gia NATO thuộc châu Âu bị cắt giảm mạnh, nên lực lượng vũ trang các quốc gia này hoạt động "thoi thóp".
Theo tính toán, nếu các quốc gia thuộc khu vực Ban tích hoặc Ba Lan bị Nga tiến công, thì phải mất một tuần sau, Đức mới có thể đưa lực lượng đến ứng cứu, với lực lượng lớn nhất, chỉ là một lữ đoàn xe tăng.
Trong bài viết của mình, Rofe cho rằng, các quốc gia châu Âu vẫn đang ''ngủ mê'', khi chưa biết về sự phát triển của công nghệ quốc phòng Nga trong những năm qua. Đặc biệt là về công nghệ điện tử, điều khiển từ xa.
Tác giả đã đưa ra một ví dụ về một tình huống diễn ra ở Biển Đen vào tháng 4/2014, một máy bay cường kích - bom Su-24, được trang bị tổ hợp tác chiến điện tử Khibiny, bay qua khu trục hạm Donald Cook của Mỹ; kết quả là "bộ não điện tử" của con tàu bị "chết lâm sàng''. Tình huống tương tự đã xảy ra với hai tàu khu trục nhỏ của Pháp vào năm 2018.
Sự xuất hiện của các lực lượng vũ trang Nga ở Syria, đã thay đổi toàn bộ cán cân quyền lực. Các thiết bị tác chiến điện tử như Krasukha-4 đã tạo ra một "bong bóng" không thể xuyên thủng; có thể làm tê liệt đối với các radar, thiết bị liên lạc với vệ tinh do thám, liên lạc di động và Wi-Fi của NATO.
Theo Rofe, những hệ thống tác chiến điện tử của Nga, thực sự là những "lá chắn vô hình"; tiêu biểu như Moskva-4, Rtut-BM hay Infauna có thể không cho phép chiến đấu cơ NATO cất cánh và hạ cánh.
Chưa hết, Nga còn đang phát triển các loại phương tiện không người lái chiến đấu, như xe bọc thép chiến đấu tự hành Uran-9, được Rofe ví là "viên ngọc trong kho vũ khí của Nga"; chúng được chế tạo ra để trinh sát, cũng như hỗ trợ hỏa lực và trực tiếp biến thành những chiến binh.
Robot chiến đấu Uran-9 có thể trang bị tên lửa, súng máy, pháo và súng phun lửa, được điều khiển từ xa. Ngoài ra, bài báo còn đề cập đến các hệ thống robot chiến đấu và trinh sát của Nga nữa như Platform M và Argo, robot chiến đấu Nerekhta và robot dưới nước Gnome mà châu Âu chưa hề có. Nguồn ảnh: Flickr.
Robot chiến đấu tự hành Uran 9 của Nga như bước ra từ phim viễn tưởng.