Về không quân thì ban đầu Pháp có số lượng máy bay đông hơn, tuy nhiên sau đó tình thế đã đảo chiều, do Pháp có quá ít phụ tùng thay thế nên mỗi lần máy bay hỏng thì gần như bỏ luôn chứ không thể sửa chữa được.Trong khi đó, lực lượng không quân Luftwaffe của Đức luôn được bổ sung máy bay đều đặn. Nên dù cứ 2 máy bay Đức mới đọ được 1 máy bay Pháp song người Đức vẫn làm chủ bầu trời trong đa số thời gian giao tranh.Ngoài ra, Quân đội Đức phần lớn cũng là những người từ 40-50 tuổi hoặc mới chỉ được đào tạo trong vài tuần và còn thiếu kinh nghiệm. Đã thế do chịu ảnh hưởng của các hòa ước cưỡng ép từ phe Hiệp ước sau Thế chiến 1, nên trang bị của quân Đức vẫn còn rất nghèo nàn.Quân đội Đức khi đó không mạnh hơn là bao nhiêu so với quân đội Đế chế Đức thời Đệ nhất thế chiến. Mặc dù vài năm trước đó Hitler đã xóa bỏ hòa ước với phe Hiệp ước và nỗ lực phục hồi quân đội nhưng phải đến những năm 1941-1942 trang bị quân Đức mới thực sự đáng gờm.Về mặt chiến thuật, nước Pháp có chủ trương là phòng thủ chắc chắn, giữ chân quân đội Đức rồi dùng sức mạnh của nền kinh tế, công nghiệp khổng lồ để đè bẹp đối phương (tức đánh nhau đến khi bên nào cạn tài nguyên, vũ khí và quân số trước thì bên đó thua).Vì vậy Pháp xây phòng tuyến Maginot, nhưng buộc phải bỏ xót 1 điểm yếu “chết người” là nước Bỉ. Nên Pháp cũng chỉ tập trung lực lượng ở khu vực biên giới với Bỉ rồi đánh bại người Đức như đã làm trong Thế chiến 1 thôi.Nhưng cái họ không lường trước được là khu rừng Ardennes, nơi mà người Pháp cho rằng kông thế hành quân bằng xe tăng qua được, lại bị đối phương tận dụng triệt để, đưa 1 đội quân khổng lồ xuyên thủng khu rừng.Đến lúc người Pháp phát hiện ra thì đã quá muộn, quân Đức nhanh chóng đập tan lực lượng phòng thủ của Pháp, vòng lên phía Bắc bao vây liên quân Đồng minh ở Bỉ vốn là lực lượng chủ lực, rồi loại họ ra khỏi cuộc chiến.Vấn đề tiếp theo là kinh tế, bất kỳ quốc gia nào dù ban đầu có một quân đội hùng mạnh đến mấy mà lại không có một nền kinh tế đủ vững chắc để hỗ trợ hay trong nội bộ có những mâu thuẫn thì về lâu dài, đội quân đấy sẽ bị tiêu hao nhanh chóng và phải thất bại.Kể từ sau Thế chiến 1, Pháp bước ra khỏi cuộc chiến trong tình trạng khó khăn, với tổng thiệt hại nặng nề nhất. Nền kinh tế gần như phá sản, số người thương vong lên đến gần 1,4 triệu người, đứng thứ 2 trong phe Hiệp ước (sau Nga) và đứng thứ 3 thế giới (sau Nga và Đức), làm đất nước mất đi nguồn nhân lực trầm trọng.Cộng với cuộc đại suy thoái kinh tế vào năm 1929-1930, đã khiến nền kinh tế nước Pháp bị tê liệt, gần như không có cơ hội phục hồi nên họ buộc phải cắt giảm chi tiếu cho quân sự để tập trung xây dựng lại đất nước...Nền kinh tế Pháp vẫn duy trì được GDP tăng ổn định trong thời gian trước Thế chiến 2. Họ vẫn là một đế quốc hùng mạnh với mạng lưới thuộc địa khổng lồ. Vậy nên khi chính quốc bị chiến tranh tàn phá, họ đã ra sức bóc lột sức lao động của các thuộc địa để phục hồi đất nước. Vậy nên về kinh tế, Pháp vẫn còn rất mạnh.Tuy nhiên từ năm 1918-1936, Quân đội Pháp trải qua một giai đoạn suy thoái mạnh do chảy máu chất xám, khi mà rất nhiều các tướng lĩnh, sĩ quan tài năng và có kinh nghiệm trong Thế chiến 1 lần lượt giải ngũ. Và hơn hết là Pháp tin tưởng rằng Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên hợp quốc) có thể duy trì được hòa bình thế giới.Ngoài ra, xã hội Pháp khi ấy cũng xảy ra nhiều rạn nứt giữa các đảng phái. Những đảng phái này được chia làm hai phe chính là phe cánh tả (gồm Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản,...) và phe cánh hữu và trung hữu (bao gồm Đảng Cấp tiến, Đảng Cộng hòa).Cả hai phe đều cố gắng để kiểm soát được quân đội vì họ sợ phe còn lại sẽ dùng nó để chống lại mình. Họ thường ra sức cài cắm nhiều người của phe mình nhất có thể vào quân đội và thường đánh giá cao về lòng trung thành hơn năng lực. Vậy nên khi chiến tranh nổ ra, nước Pháp dù có những người lính quả cảm, quyết tử nhưng lại không có nhiều chỉ huy năng lực.Vậy tổng kết lại, nước Pháp khuất phục Đức chỉ trong 46 ngày đa phần là vì chiến thuật sai lầm của các tướng lĩnh kém cỏi chứ không phải vì vũ khí quân Đức vượt trội, lại càng không phải vì nền kinh tế suy kiệt.
Về không quân thì ban đầu Pháp có số lượng máy bay đông hơn, tuy nhiên sau đó tình thế đã đảo chiều, do Pháp có quá ít phụ tùng thay thế nên mỗi lần máy bay hỏng thì gần như bỏ luôn chứ không thể sửa chữa được.
Trong khi đó, lực lượng không quân Luftwaffe của Đức luôn được bổ sung máy bay đều đặn. Nên dù cứ 2 máy bay Đức mới đọ được 1 máy bay Pháp song người Đức vẫn làm chủ bầu trời trong đa số thời gian giao tranh.
Ngoài ra, Quân đội Đức phần lớn cũng là những người từ 40-50 tuổi hoặc mới chỉ được đào tạo trong vài tuần và còn thiếu kinh nghiệm. Đã thế do chịu ảnh hưởng của các hòa ước cưỡng ép từ phe Hiệp ước sau Thế chiến 1, nên trang bị của quân Đức vẫn còn rất nghèo nàn.
Quân đội Đức khi đó không mạnh hơn là bao nhiêu so với quân đội Đế chế Đức thời Đệ nhất thế chiến. Mặc dù vài năm trước đó Hitler đã xóa bỏ hòa ước với phe Hiệp ước và nỗ lực phục hồi quân đội nhưng phải đến những năm 1941-1942 trang bị quân Đức mới thực sự đáng gờm.
Về mặt chiến thuật, nước Pháp có chủ trương là phòng thủ chắc chắn, giữ chân quân đội Đức rồi dùng sức mạnh của nền kinh tế, công nghiệp khổng lồ để đè bẹp đối phương (tức đánh nhau đến khi bên nào cạn tài nguyên, vũ khí và quân số trước thì bên đó thua).
Vì vậy Pháp xây phòng tuyến Maginot, nhưng buộc phải bỏ xót 1 điểm yếu “chết người” là nước Bỉ. Nên Pháp cũng chỉ tập trung lực lượng ở khu vực biên giới với Bỉ rồi đánh bại người Đức như đã làm trong Thế chiến 1 thôi.
Nhưng cái họ không lường trước được là khu rừng Ardennes, nơi mà người Pháp cho rằng kông thế hành quân bằng xe tăng qua được, lại bị đối phương tận dụng triệt để, đưa 1 đội quân khổng lồ xuyên thủng khu rừng.
Đến lúc người Pháp phát hiện ra thì đã quá muộn, quân Đức nhanh chóng đập tan lực lượng phòng thủ của Pháp, vòng lên phía Bắc bao vây liên quân Đồng minh ở Bỉ vốn là lực lượng chủ lực, rồi loại họ ra khỏi cuộc chiến.
Vấn đề tiếp theo là kinh tế, bất kỳ quốc gia nào dù ban đầu có một quân đội hùng mạnh đến mấy mà lại không có một nền kinh tế đủ vững chắc để hỗ trợ hay trong nội bộ có những mâu thuẫn thì về lâu dài, đội quân đấy sẽ bị tiêu hao nhanh chóng và phải thất bại.
Kể từ sau Thế chiến 1, Pháp bước ra khỏi cuộc chiến trong tình trạng khó khăn, với tổng thiệt hại nặng nề nhất. Nền kinh tế gần như phá sản, số người thương vong lên đến gần 1,4 triệu người, đứng thứ 2 trong phe Hiệp ước (sau Nga) và đứng thứ 3 thế giới (sau Nga và Đức), làm đất nước mất đi nguồn nhân lực trầm trọng.
Cộng với cuộc đại suy thoái kinh tế vào năm 1929-1930, đã khiến nền kinh tế nước Pháp bị tê liệt, gần như không có cơ hội phục hồi nên họ buộc phải cắt giảm chi tiếu cho quân sự để tập trung xây dựng lại đất nước...
Nền kinh tế Pháp vẫn duy trì được GDP tăng ổn định trong thời gian trước Thế chiến 2. Họ vẫn là một đế quốc hùng mạnh với mạng lưới thuộc địa khổng lồ. Vậy nên khi chính quốc bị chiến tranh tàn phá, họ đã ra sức bóc lột sức lao động của các thuộc địa để phục hồi đất nước. Vậy nên về kinh tế, Pháp vẫn còn rất mạnh.
Tuy nhiên từ năm 1918-1936, Quân đội Pháp trải qua một giai đoạn suy thoái mạnh do chảy máu chất xám, khi mà rất nhiều các tướng lĩnh, sĩ quan tài năng và có kinh nghiệm trong Thế chiến 1 lần lượt giải ngũ. Và hơn hết là Pháp tin tưởng rằng Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên hợp quốc) có thể duy trì được hòa bình thế giới.
Ngoài ra, xã hội Pháp khi ấy cũng xảy ra nhiều rạn nứt giữa các đảng phái. Những đảng phái này được chia làm hai phe chính là phe cánh tả (gồm Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản,...) và phe cánh hữu và trung hữu (bao gồm Đảng Cấp tiến, Đảng Cộng hòa).
Cả hai phe đều cố gắng để kiểm soát được quân đội vì họ sợ phe còn lại sẽ dùng nó để chống lại mình. Họ thường ra sức cài cắm nhiều người của phe mình nhất có thể vào quân đội và thường đánh giá cao về lòng trung thành hơn năng lực. Vậy nên khi chiến tranh nổ ra, nước Pháp dù có những người lính quả cảm, quyết tử nhưng lại không có nhiều chỉ huy năng lực.
Vậy tổng kết lại, nước Pháp khuất phục Đức chỉ trong 46 ngày đa phần là vì chiến thuật sai lầm của các tướng lĩnh kém cỏi chứ không phải vì vũ khí quân Đức vượt trội, lại càng không phải vì nền kinh tế suy kiệt.