Hai cỗ xe tăng Đức được coi là chiến lợi phẩm góp phần vào chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhiều nhất chính là xe tăng hạng trung Panzer III và pháo tự hành chống tăng StuG III. Nguồn ảnh: Flickr.Cả Panzer III và StuG III đều được coi là con bài mang tính "hủy diệt" của thiết giáp Đức trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, khi mà các loại vũ khí chống tăng của các nước Đồng Minh chưa thực sự toàn diện. Tuy nhiên, cũng chính những chiếc xe tăng Đức này đã góp giúp Hồng Quân Liên Xô ngăn cản bước tiên của quân Đức trước khi phản công. Nguồn ảnh: WOW.Tổng cộng đã có khoảng 201 xe tăng Panzer III và StuG III được phía Liên Xô thu giữ làm chiến lợi phầm từ Đức. Dựa trên khung gầm của các loại phương tiện này, khẩu pháo tự hành chống tăng Su-76i đã được Liên Xô cho ra đời. Nguồn ảnh: War.Phần lớn số phương tiện trên được phía Liên Xô tịch thu của Đức ở mặt Trận Stalingrad, sau đó chúng được cấp tốc đưa tới nhà máy số 37 của Hồng Quân vào năm 1943 để tiến hành đại tu. Nguồn ảnh: WW2history.Cuộc đại tu các xe tăng Đức bao gồm việc gắn lên thân xe một tháp pháo cố định, kèm theo đó là khẩu pháo S-1 cỡ nòng 76.2mm, loại pháo S-1 là loại pháo cùng cỡ nòng với pháo F-34 của chiếc F-34 nhưng có giá thành sản xuất rẻ hơn. Nguồn ảnh: Tankeny.Tháp pháo cố định của khẩu pháo tự hành Su-76i này có giáp mặt dày 50mm, kèm theo đó là giáp hai bên sườn tháp pháo dày 30mm. Bắt đầu từ mùa thu năm 1943, các khẩu pháo tự hành chống tăng loại này được biên chế chính thức vào biên chế Hồng Quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Tube.Tới đầu năm 1944, quá trình huấn luyện dành cho kíp chiến đấu của những khẩu pháo này đã hoàn thành và nó chính thức được tung ra chiến trường chống lại quân đội Phát xít Đức - những người cha đẻ của nó. Nguồn ảnh: Wiki.Do được tung ra chiến trường khá muộn, các khẩu pháo tự hành chống tăng Su-76i dường như không còn khả năng tiêu diệt được các loại thiết giáp hạng trung và hạng nặng của Đức nữa mà chỉ có thể được sử dụng như loại hỏa lực hỗ trợ bộ binh, diệt các cụm hỏa lực mạnh, công sự của địch. Nguồn ảnh: Pinterest.Tính tới hết chiến tranh, chỉ còn 2 khẩu pháo tự hành loại này sống sót. Số còn lại, hoặc đã bị tiêu diệt khi chiến đấu hoặc đã phải loại bỏ do hỏng hóc nặng hệ thống khung gầm - vốn được thiết kế theo chuẩn Đức khiến các kỹ sư bảo dưỡng của Hồng Quân khó có thể bảo quản "chuẩn bài" được. Nguồn ảnh: Tube.Ngày nay, hai khẩu pháo tự hành chống tăng Su-76i được trưng bày ở Ukraine và ở Moscow. Các sử gia cho rằng, việc chiếm phương tiện của đối phương làm chiến lợi phẩm trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 dù phổ biến, tuy nhiên không có loại phương tiện chiến lợi phẩm nào có đóng góp nhiều cho cuộc chiến như Su-76i. Nguồn ảnh: Wiki.Pháo tự hành Su-76i của Hồng quân Liên Xô có kíp chiến đấu tiêu chuẩn 4 người, sử dụng động cơ 296 mã lực nguyên bản, di chuyển được với tốc độ tối đa 40 km/h, tầm hoạt động tối đa 165 km. Nguồn ảnh: Wiki.Dựa trên các tài liệu lịch sử được ghi chép lại bởi Hồng quân Liên Xô, những khẩu pháo 76mm trên chiếc Su-76i hoàn toàn không có khả năng xuyên được giáp mặt của xe tăng Tiger. Tuy nhiên nếu ở khoảng cách gần khoảng 100 mét, khẩu pháo này chỉ có thể bắn xuyên qua mặt giáp phía trước của Panzer III hay Panzer IV. Nguồn ảnh: Wiki. Mời độc giả xem Video: Pháo tự hành Su-76M của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn chạy tốt ở thế kỷ 21.
Hai cỗ xe tăng Đức được coi là chiến lợi phẩm góp phần vào chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 nhiều nhất chính là xe tăng hạng trung Panzer III và pháo tự hành chống tăng StuG III. Nguồn ảnh: Flickr.
Cả Panzer III và StuG III đều được coi là con bài mang tính "hủy diệt" của thiết giáp Đức trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, khi mà các loại vũ khí chống tăng của các nước Đồng Minh chưa thực sự toàn diện. Tuy nhiên, cũng chính những chiếc xe tăng Đức này đã góp giúp Hồng Quân Liên Xô ngăn cản bước tiên của quân Đức trước khi phản công. Nguồn ảnh: WOW.
Tổng cộng đã có khoảng 201 xe tăng Panzer III và StuG III được phía Liên Xô thu giữ làm chiến lợi phầm từ Đức. Dựa trên khung gầm của các loại phương tiện này, khẩu pháo tự hành chống tăng Su-76i đã được Liên Xô cho ra đời. Nguồn ảnh: War.
Phần lớn số phương tiện trên được phía Liên Xô tịch thu của Đức ở mặt Trận Stalingrad, sau đó chúng được cấp tốc đưa tới nhà máy số 37 của Hồng Quân vào năm 1943 để tiến hành đại tu. Nguồn ảnh: WW2history.
Cuộc đại tu các xe tăng Đức bao gồm việc gắn lên thân xe một tháp pháo cố định, kèm theo đó là khẩu pháo S-1 cỡ nòng 76.2mm, loại pháo S-1 là loại pháo cùng cỡ nòng với pháo F-34 của chiếc F-34 nhưng có giá thành sản xuất rẻ hơn. Nguồn ảnh: Tankeny.
Tháp pháo cố định của khẩu pháo tự hành Su-76i này có giáp mặt dày 50mm, kèm theo đó là giáp hai bên sườn tháp pháo dày 30mm. Bắt đầu từ mùa thu năm 1943, các khẩu pháo tự hành chống tăng loại này được biên chế chính thức vào biên chế Hồng Quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Tube.
Tới đầu năm 1944, quá trình huấn luyện dành cho kíp chiến đấu của những khẩu pháo này đã hoàn thành và nó chính thức được tung ra chiến trường chống lại quân đội Phát xít Đức - những người cha đẻ của nó. Nguồn ảnh: Wiki.
Do được tung ra chiến trường khá muộn, các khẩu pháo tự hành chống tăng Su-76i dường như không còn khả năng tiêu diệt được các loại thiết giáp hạng trung và hạng nặng của Đức nữa mà chỉ có thể được sử dụng như loại hỏa lực hỗ trợ bộ binh, diệt các cụm hỏa lực mạnh, công sự của địch. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tính tới hết chiến tranh, chỉ còn 2 khẩu pháo tự hành loại này sống sót. Số còn lại, hoặc đã bị tiêu diệt khi chiến đấu hoặc đã phải loại bỏ do hỏng hóc nặng hệ thống khung gầm - vốn được thiết kế theo chuẩn Đức khiến các kỹ sư bảo dưỡng của Hồng Quân khó có thể bảo quản "chuẩn bài" được. Nguồn ảnh: Tube.
Ngày nay, hai khẩu pháo tự hành chống tăng Su-76i được trưng bày ở Ukraine và ở Moscow. Các sử gia cho rằng, việc chiếm phương tiện của đối phương làm chiến lợi phẩm trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 dù phổ biến, tuy nhiên không có loại phương tiện chiến lợi phẩm nào có đóng góp nhiều cho cuộc chiến như Su-76i. Nguồn ảnh: Wiki.
Pháo tự hành Su-76i của Hồng quân Liên Xô có kíp chiến đấu tiêu chuẩn 4 người, sử dụng động cơ 296 mã lực nguyên bản, di chuyển được với tốc độ tối đa 40 km/h, tầm hoạt động tối đa 165 km. Nguồn ảnh: Wiki.
Dựa trên các tài liệu lịch sử được ghi chép lại bởi Hồng quân Liên Xô, những khẩu pháo 76mm trên chiếc Su-76i hoàn toàn không có khả năng xuyên được giáp mặt của xe tăng Tiger. Tuy nhiên nếu ở khoảng cách gần khoảng 100 mét, khẩu pháo này chỉ có thể bắn xuyên qua mặt giáp phía trước của Panzer III hay Panzer IV. Nguồn ảnh: Wiki.
Mời độc giả xem Video: Pháo tự hành Su-76M của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn chạy tốt ở thế kỷ 21.