Chỉ cần tính sơ qua số lượng vũ khí cực lớn được các nước tham gia Chiến tranh Thế giới thứ 2 sản xuất trước và trong cuộc chiến, thì chiến tranh phải kéo dài thêm ít nhất thêm 5 năm nữa thì nhân loại mới có thể dùng hết số vũ khí này. Nguồn ảnh: Warhistory.Tính sơ bộ, tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, cả thế giới đã sản xuất khoảng 6 triệu phương tiện thiết giáp - trong đó bao gồm xe tăng, pháo tự hành các loại, xe bọc thép chở quân,... Nguồn ảnh: Warhistory.Ngoài ra còn có 8 triệu khẩu pháo các loại bao gồm cả cối và pháo phòng không. Nguồn ảnh: Warhistory.Tổng cộng có 55.500 tàu quân sự được đóng trong thời gian diễn ra cuộc chiến, ngoài ra còn có 45.000 tên lửa các loại và 850.000 máy bay chiến đấu. Nguồn ảnh: Warhistory.Sau Thế chiến thứ 2, các quốc gia trên thế giới phải bắt tay vào phục hồi kinh tế, xây dựng lại đất nước. Việc đầu tiên và đơn giản nhất các cường quốc có thể thực hiện được ngay đó là cho giải ngũ bớt lính - không còn lí do gì để các quốc gia này nuôi một bộ máy quân sự khổng lồ sau khi cuộc chiến đã kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.Bất kể thắng hay bại, bất kể chức vụ, lực lượng, thành tích chiến đấu,... rất nhiều binh lính đã được cho giải ngũ để giảm tải bớt gánh nặng cho đất nước. Việc cho lính giải ngũ ở diện rộng đồng nghĩa với việc các loại phương tiện chiến đấu như máy bay, xe tăng cũng sẽ không còn người điều khiển và bị đưa thẳng ra bãi chứa. Nguồn ảnh: Warhistory.Một trong những nghề ăn nên làm ra nhất sau cuộc Chiến tranh Thế giới thế hai có lẽ là nghề... "rã xác" các phương tiện chiến tranh. Rất nhiều phương tiện chiến đấu, máy bay và tàu chiến đã bị bán với giá sắt vụn cực kỳ rẻ mạt để chúng có thể được tái chế. Nguồn ảnh: Warhistory.Việc tái chế những rác thải quân sự này được các cường quốc đẩy cho các tập đoàn, công ty công nghiệp. Qua đó họ có thể sử dụng luôn nguồn vật liệu vô biên này để sản xuất những phương tiện hữu ích hơn trong thời bình như xe hơi, máy cày,... Nguồn ảnh: Warhistory.Việc các tập đoàn bắt tay vào tái chế hàng quân sự và biến đổi chúng thành hàng dân sự cũng sẽ cung cấp rất nhiều việc làm cho công nhân phục vụ trong các nhà máy quốc phòng trước đây và binh lính vừa giải ngũ - một lực lượng có sức lao động tốt vừa trở về từ chiến trường và rất cần một công việc để tự nuôi sống bản thân. Nguồn ảnh: Warhistory.Trong ảnh là bãi rác máy bay lớn nhất ở Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là bãi rác máy bay đặt ở Sân bay Quân sự Kingman. Trong thời gian từ cuối năm 1945 tới giữa năm 1946, đã có 5500 máy bay được nghiền nát tại đây để lấy sắt vụn. Nguồn ảnh: Warhistory.Đặc biệt là ở Đức, rất nhiều máy bay, phương tiện chiến đấu của đồng minh đã được vứt bỏ lại đây vì người ta tính rằng giá vận chuyển chúng về nước còn đắt hơn cả giá thành sản xuất mới. Kết quả là Đức đã có một đống sắt thép trong tay để tái thiết đất nước. Cần phải nhắc thêm, Đức có rất ít tài nguyên và đống máy bay, xe tăng Đồng minh bỏ lại rõ ràng là một kho báu với quốc gia đang kiệt quệ này. Nguồn ảnh: Warhistory.Không chỉ ở Đức, một loạt các loại thiết bị quân sự của Đồng minh cũng bị vứt bỏ ở khắp mọi nơi trên thế giới chỉ vì lý do dó là phí vận chuyển về nhà quá đắt. Một vài loại phương tiện có thể dùng ngay trong lĩnh vực dân sự như xe hơi hay tàu cỡ nhỏ được bán cho người dân địa phương với giá rẻ như cho để họ có thể sử dụng với mục đích thương mại. Nguồn ảnh: Warhistory.Tuy nhiên việc bán với giá rẻ như cho hay thậm chí là biếu không người dân địa phương cũng không giúp giảm tải cho các kho chứa thiết bị quân sự. Ảnh: Một kho chứa xe máy - một vật dụng có thể dễ dàng bán cho người dân địa phương nhưng thực tế là nguồn cung quá lớn nên vẫn rất nhiều xe phải xếp kho. Nguồn ảnh: Warhistory.Theo ước tính của các nhà sử gia, khối lượng vũ khí được các nước sản xuất ra trong Chiến tranh Thế giới thứ hai phải tới tận hơn 10 năm sau mới được giải quyết "khá triệt để". Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Dàn xe tăng, thiết giáp "đông như quân Nguyên" của Đức thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Chỉ cần tính sơ qua số lượng vũ khí cực lớn được các nước tham gia Chiến tranh Thế giới thứ 2 sản xuất trước và trong cuộc chiến, thì chiến tranh phải kéo dài thêm ít nhất thêm 5 năm nữa thì nhân loại mới có thể dùng hết số vũ khí này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tính sơ bộ, tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, cả thế giới đã sản xuất khoảng 6 triệu phương tiện thiết giáp - trong đó bao gồm xe tăng, pháo tự hành các loại, xe bọc thép chở quân,... Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngoài ra còn có 8 triệu khẩu pháo các loại bao gồm cả cối và pháo phòng không. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng có 55.500 tàu quân sự được đóng trong thời gian diễn ra cuộc chiến, ngoài ra còn có 45.000 tên lửa các loại và 850.000 máy bay chiến đấu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sau Thế chiến thứ 2, các quốc gia trên thế giới phải bắt tay vào phục hồi kinh tế, xây dựng lại đất nước. Việc đầu tiên và đơn giản nhất các cường quốc có thể thực hiện được ngay đó là cho giải ngũ bớt lính - không còn lí do gì để các quốc gia này nuôi một bộ máy quân sự khổng lồ sau khi cuộc chiến đã kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.
Bất kể thắng hay bại, bất kể chức vụ, lực lượng, thành tích chiến đấu,... rất nhiều binh lính đã được cho giải ngũ để giảm tải bớt gánh nặng cho đất nước. Việc cho lính giải ngũ ở diện rộng đồng nghĩa với việc các loại phương tiện chiến đấu như máy bay, xe tăng cũng sẽ không còn người điều khiển và bị đưa thẳng ra bãi chứa. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một trong những nghề ăn nên làm ra nhất sau cuộc Chiến tranh Thế giới thế hai có lẽ là nghề... "rã xác" các phương tiện chiến tranh. Rất nhiều phương tiện chiến đấu, máy bay và tàu chiến đã bị bán với giá sắt vụn cực kỳ rẻ mạt để chúng có thể được tái chế. Nguồn ảnh: Warhistory.
Việc tái chế những rác thải quân sự này được các cường quốc đẩy cho các tập đoàn, công ty công nghiệp. Qua đó họ có thể sử dụng luôn nguồn vật liệu vô biên này để sản xuất những phương tiện hữu ích hơn trong thời bình như xe hơi, máy cày,... Nguồn ảnh: Warhistory.
Việc các tập đoàn bắt tay vào tái chế hàng quân sự và biến đổi chúng thành hàng dân sự cũng sẽ cung cấp rất nhiều việc làm cho công nhân phục vụ trong các nhà máy quốc phòng trước đây và binh lính vừa giải ngũ - một lực lượng có sức lao động tốt vừa trở về từ chiến trường và rất cần một công việc để tự nuôi sống bản thân. Nguồn ảnh: Warhistory.
Trong ảnh là bãi rác máy bay lớn nhất ở Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là bãi rác máy bay đặt ở Sân bay Quân sự Kingman. Trong thời gian từ cuối năm 1945 tới giữa năm 1946, đã có 5500 máy bay được nghiền nát tại đây để lấy sắt vụn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đặc biệt là ở Đức, rất nhiều máy bay, phương tiện chiến đấu của đồng minh đã được vứt bỏ lại đây vì người ta tính rằng giá vận chuyển chúng về nước còn đắt hơn cả giá thành sản xuất mới. Kết quả là Đức đã có một đống sắt thép trong tay để tái thiết đất nước. Cần phải nhắc thêm, Đức có rất ít tài nguyên và đống máy bay, xe tăng Đồng minh bỏ lại rõ ràng là một kho báu với quốc gia đang kiệt quệ này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Không chỉ ở Đức, một loạt các loại thiết bị quân sự của Đồng minh cũng bị vứt bỏ ở khắp mọi nơi trên thế giới chỉ vì lý do dó là phí vận chuyển về nhà quá đắt. Một vài loại phương tiện có thể dùng ngay trong lĩnh vực dân sự như xe hơi hay tàu cỡ nhỏ được bán cho người dân địa phương với giá rẻ như cho để họ có thể sử dụng với mục đích thương mại. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên việc bán với giá rẻ như cho hay thậm chí là biếu không người dân địa phương cũng không giúp giảm tải cho các kho chứa thiết bị quân sự. Ảnh: Một kho chứa xe máy - một vật dụng có thể dễ dàng bán cho người dân địa phương nhưng thực tế là nguồn cung quá lớn nên vẫn rất nhiều xe phải xếp kho. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo ước tính của các nhà sử gia, khối lượng vũ khí được các nước sản xuất ra trong Chiến tranh Thế giới thứ hai phải tới tận hơn 10 năm sau mới được giải quyết "khá triệt để". Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Dàn xe tăng, thiết giáp "đông như quân Nguyên" của Đức thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.