Tướng Túc Dụ, người được Mao tin tưởng giao cho làm Tư lệnh giải phóng Đài Loan, đã đệ trình một số kế hoạch lên Mao Trạch Đông bắt đầu chiến dịch trong tháng 8/1949 và sau sửa lại thành tháng 01/1950. Ảnh: Tướng Túc Dụ.Kế hoạch mà Túc Dụ và Bộ tham mưu của ông xây dựng ban đầu cần sử dụng 8 tập đoàn quân cho chiến dịch tiến công, nhưng sau đó phát hiện thấy các lực lượng lớn của Quốc dân Đảng tập trung ở đảo Đài Loan; nên đến đầu năm 1950, Túc Dụ đã tăng quân số tham gia chiến dịch tiến công lên gần 12 tập đoàn quân. Ảnh: Quân đội Quốc dân đảng rút ra đảo Đài Loan năm 1949.Để tiến hành đợt tiến công đầu tiên, Túc Dụ đã tập hợp một lực lượng vận chuyển đáp ứng yêu cầu tối thiểu gồm các tàu cỡ nhỏ, một lực lượng nòng cốt gồm các chiến hạm nổi đã cũ, để sử dụng đồng thời làm tàu vận tải và một số tàu buôn, có thể dùng làm tàu vận tải cho hải quân. Ảnh: Soái hạm Sùng Khánh của Hải quân Quốc Dân Đảng năm 1948.Trong suốt mùa Thu năm 1949, những người tham gia công việc lập kế hoạch tác chiến đổ bộ đường biển giải phóng Đài Loan của phía Quân Giải phòng, ngày càng thấy rõ vận tải vẫn là vấn đề khó giải quyết. Ảnh: Máy bay chiến đấu Spitfire F Mk. 24, Không quân Quốc dân Đảng.Khi Túc Dụ dự định sử dụng lực lượng tiến công gồm 12 tập đoàn quân, ông và bộ tham mưu của mình đã tính toán cần có số tàu vận chuyển với tổng trọng tải khoảng 760.000 tấn cùng với 2.000 xuồng nhỏ - một yêu cầu rất khó bảo đảm trong điều kiện khi đó. Ảnh: Cố vấn Mỹ huấn luyện Quân đội Đài Loan năm 1950.Nhưng khi tính lại, phải sử dụng lực lượng tiến công 16 tập đoàn quân, thì rõ ràng là Quân Giải phóng không có đủ phương tiện vận chuyển ngay cả cho các thê đội xung kích, chưa nói đến yêu cầu vận chuyển bảo đảm hậu cần cho toàn lực lượng tham gia chiến dịch trong thời gian dài. Ảnh: Cọc chống đổ bộ vào Đài Loan.Cuối cùng, Túc Dụ và Dã chiến quân Thứ 3 không những không có đủ phương tiện vận chuyển mà còn chưa có chiến thuật đổ bộ đường biển và binh sĩ chưa qua huấn luyện; đây là một yếu tố cũng rất quan trọng, để bảo đảm thực hiện thành công chiến dịch tiến công vượt eo biển cũng như bảo đảm khả năng kiểm soát cả trên không và trên biển. Ảnh: Quân giải phóng đổ bộ chiếm đảo Hải Nam tháng 5/1950.Trong khi đó, rõ ràng là phía Quốc dân Đảng có cả không quân và hải quân, đủ khả năng dễ dàng ngăn chặn cuộc tiến công của phía Quân Giải phóng. Không quân Quân Giải phóng Nhân dân lúc đó chỉ có 50 máy bay tiêm kích và ném bom trong khi không quân Quốc dân Đảng có 200 chiếc máy bay tiêm kích hiện đại mua của Mỹ. Ảnh: Không quân Đài Loan năm 1950.Tính đến tháng 5/1950, tổng tải trọng của hải quân Quân Giải phóng vào khoảng 43.000 tấn, không có các chiến hạm nổi cỡ lớn, trong khi hải quân Quốc dân Đảng có tổng tải trọng gấp hơn hai lần, trong đó có cả một số chiến hạm khá lớn. Ảnh: Quân đội Quốc dân đảng phòng ngự đảo Hải Nam tháng 5/1950.Khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, ngày 2/10/1950, quân đội Liên hợp quốc vượt qua vĩ tuyến 38 và nhanh chóng tiến đến khu vực sông Áp Lục. Tình thế nghiêm trọng buộc Mao Trạch Đông phải trì hoãn kế hoạch giải phóng Đài Loan và tập trung thực hiện cuộc “Viện Triều – Kháng Mỹ”. Ảnh: Pháo binh của Quốc dân đảng tại Đài Loan năm 1950.Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc (1953), lúc này quân Trung Quốc tại Triều Tiên cũng rút về nước, lúc này vấn đề giải phóng Đài Loan được Mao và Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt lên hàng đầu. Kế hoạch giải phóng Đài Loan được khởi động trở lại. Ảnh: Hải quân Trung Quốc năm 1954.Tháng 8/1954, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chỉ thị cho Quân khu Hoa Đông, ra mệnh lệnh chuẩn bị tác chiến với quân đội Quốc dân đảng cho binh sĩ tham chiến, đồng thời phê chuẩn thành lập Sở chỉ huy tiền phương Chiết Đông, do Trương Ái Bình làm Tư lệnh kiêm Chính ủy. Ảnh: Trận địa pháo của quân đội Trung Quốc trong sự kiện Pháo kích Kim Môn.Đầu năm 1955, lực lượng bộ đội của Quân khu Hoa Đông bắt đầu thực hiện kế hoạch giải phóng các đảo vùng Đông Nam duyên hải. Đến ngày 25/2/1955, toàn bộ các đảo duyên hải thuộc tỉnh Chiết Giang đã được giải phóng. Các lực lượng hợp nhất chuẩn bị tiến đánh Kim Môn, Đài Loan. Ảnh: Pháo tự hành 203mm M55 của Mỹ viện trợ khẩn cấp cho Đài Loan, bắn sang Phúc Kiến.Cùng lúc này, Chính phủ Mỹ không ngừng mở rộng can thiệp vào vấn đề Đài Loan. Ngày 2/11/1954, Mỹ và Đài Loan ký kết “Hiệp định phòng thủ chung”; đồng thời Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua “Nghị quyết khẩn cấp về việc Quốc hội trao quyền cho Tổng thống Mỹ sử dụng lực lượng vũ trang tại eo biển Đài Loan”. Ảnh: Tàu chiến Mỹ tại eo biển Đài Loan năm 1954.Theo thống kê, Hạm đội 7 của Mỹ đã tập kết lực lượng đông đảo gồm 5 tàu sân bay, 3 tuần dương hạm, 40 khu trục hạm tại vùng Đông Nam duyên hải nhằm can thiệp vào công cuộc giải phóng Đài Loan của Trung Quốc. Với lực lượng như vậy, cùng với quân của Quốc dân đảng, thì phía Quân Giải phóng hầu như không còn khả năng tập hợp lực lượng cho cuộc tiến công đổ bộ đường biển. Ảnh: Tàu chiến Mỹ tại eo biển Đài Loan năm 1954.Nếu năm 1949, các lực lượng của Mao Trạch Đông có một lực lượng [tiến công] đổ bộ đường biển, dù là “khiêm tốn”, một số phương tiện vận chuyển đường biển cần thiết tối thiểu và có không quân yểm trợ, cũng như có chiến thuật cũng như trình độ huấn luyện cơ bản về tiến công đổ bộ đường biển, thì có lẽ Đài Loan khó có thể tồn tại như một lãnh thổ riêng của Quốc dân Đảng cho đến ngày nay. Ảnh: Quân đội Trung Quốc đang diễn tập đổ bộ chiếm đảo – Nguồn ảnh: Sina. Cuộc nội chiến Trung Quốc qua những hình ảnh hiếm hoi được ghi lại.
Tướng Túc Dụ, người được Mao tin tưởng giao cho làm Tư lệnh giải phóng Đài Loan, đã đệ trình một số kế hoạch lên Mao Trạch Đông bắt đầu chiến dịch trong tháng 8/1949 và sau sửa lại thành tháng 01/1950. Ảnh: Tướng Túc Dụ.
Kế hoạch mà Túc Dụ và Bộ tham mưu của ông xây dựng ban đầu cần sử dụng 8 tập đoàn quân cho chiến dịch tiến công, nhưng sau đó phát hiện thấy các lực lượng lớn của Quốc dân Đảng tập trung ở đảo Đài Loan; nên đến đầu năm 1950, Túc Dụ đã tăng quân số tham gia chiến dịch tiến công lên gần 12 tập đoàn quân. Ảnh: Quân đội Quốc dân đảng rút ra đảo Đài Loan năm 1949.
Để tiến hành đợt tiến công đầu tiên, Túc Dụ đã tập hợp một lực lượng vận chuyển đáp ứng yêu cầu tối thiểu gồm các tàu cỡ nhỏ, một lực lượng nòng cốt gồm các chiến hạm nổi đã cũ, để sử dụng đồng thời làm tàu vận tải và một số tàu buôn, có thể dùng làm tàu vận tải cho hải quân. Ảnh: Soái hạm Sùng Khánh của Hải quân Quốc Dân Đảng năm 1948.
Trong suốt mùa Thu năm 1949, những người tham gia công việc lập kế hoạch tác chiến đổ bộ đường biển giải phóng Đài Loan của phía Quân Giải phòng, ngày càng thấy rõ vận tải vẫn là vấn đề khó giải quyết. Ảnh: Máy bay chiến đấu Spitfire F Mk. 24, Không quân Quốc dân Đảng.
Khi Túc Dụ dự định sử dụng lực lượng tiến công gồm 12 tập đoàn quân, ông và bộ tham mưu của mình đã tính toán cần có số tàu vận chuyển với tổng trọng tải khoảng 760.000 tấn cùng với 2.000 xuồng nhỏ - một yêu cầu rất khó bảo đảm trong điều kiện khi đó. Ảnh: Cố vấn Mỹ huấn luyện Quân đội Đài Loan năm 1950.
Nhưng khi tính lại, phải sử dụng lực lượng tiến công 16 tập đoàn quân, thì rõ ràng là Quân Giải phóng không có đủ phương tiện vận chuyển ngay cả cho các thê đội xung kích, chưa nói đến yêu cầu vận chuyển bảo đảm hậu cần cho toàn lực lượng tham gia chiến dịch trong thời gian dài. Ảnh: Cọc chống đổ bộ vào Đài Loan.
Cuối cùng, Túc Dụ và Dã chiến quân Thứ 3 không những không có đủ phương tiện vận chuyển mà còn chưa có chiến thuật đổ bộ đường biển và binh sĩ chưa qua huấn luyện; đây là một yếu tố cũng rất quan trọng, để bảo đảm thực hiện thành công chiến dịch tiến công vượt eo biển cũng như bảo đảm khả năng kiểm soát cả trên không và trên biển. Ảnh: Quân giải phóng đổ bộ chiếm đảo Hải Nam tháng 5/1950.
Trong khi đó, rõ ràng là phía Quốc dân Đảng có cả không quân và hải quân, đủ khả năng dễ dàng ngăn chặn cuộc tiến công của phía Quân Giải phóng. Không quân Quân Giải phóng Nhân dân lúc đó chỉ có 50 máy bay tiêm kích và ném bom trong khi không quân Quốc dân Đảng có 200 chiếc máy bay tiêm kích hiện đại mua của Mỹ. Ảnh: Không quân Đài Loan năm 1950.
Tính đến tháng 5/1950, tổng tải trọng của hải quân Quân Giải phóng vào khoảng 43.000 tấn, không có các chiến hạm nổi cỡ lớn, trong khi hải quân Quốc dân Đảng có tổng tải trọng gấp hơn hai lần, trong đó có cả một số chiến hạm khá lớn. Ảnh: Quân đội Quốc dân đảng phòng ngự đảo Hải Nam tháng 5/1950.
Khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, ngày 2/10/1950, quân đội Liên hợp quốc vượt qua vĩ tuyến 38 và nhanh chóng tiến đến khu vực sông Áp Lục. Tình thế nghiêm trọng buộc Mao Trạch Đông phải trì hoãn kế hoạch giải phóng Đài Loan và tập trung thực hiện cuộc “Viện Triều – Kháng Mỹ”. Ảnh: Pháo binh của Quốc dân đảng tại Đài Loan năm 1950.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc (1953), lúc này quân Trung Quốc tại Triều Tiên cũng rút về nước, lúc này vấn đề giải phóng Đài Loan được Mao và Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt lên hàng đầu. Kế hoạch giải phóng Đài Loan được khởi động trở lại. Ảnh: Hải quân Trung Quốc năm 1954.
Tháng 8/1954, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chỉ thị cho Quân khu Hoa Đông, ra mệnh lệnh chuẩn bị tác chiến với quân đội Quốc dân đảng cho binh sĩ tham chiến, đồng thời phê chuẩn thành lập Sở chỉ huy tiền phương Chiết Đông, do Trương Ái Bình làm Tư lệnh kiêm Chính ủy. Ảnh: Trận địa pháo của quân đội Trung Quốc trong sự kiện Pháo kích Kim Môn.
Đầu năm 1955, lực lượng bộ đội của Quân khu Hoa Đông bắt đầu thực hiện kế hoạch giải phóng các đảo vùng Đông Nam duyên hải. Đến ngày 25/2/1955, toàn bộ các đảo duyên hải thuộc tỉnh Chiết Giang đã được giải phóng. Các lực lượng hợp nhất chuẩn bị tiến đánh Kim Môn, Đài Loan. Ảnh: Pháo tự hành 203mm M55 của Mỹ viện trợ khẩn cấp cho Đài Loan, bắn sang Phúc Kiến.
Cùng lúc này, Chính phủ Mỹ không ngừng mở rộng can thiệp vào vấn đề Đài Loan. Ngày 2/11/1954, Mỹ và Đài Loan ký kết “Hiệp định phòng thủ chung”; đồng thời Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua “Nghị quyết khẩn cấp về việc Quốc hội trao quyền cho Tổng thống Mỹ sử dụng lực lượng vũ trang tại eo biển Đài Loan”. Ảnh: Tàu chiến Mỹ tại eo biển Đài Loan năm 1954.
Theo thống kê, Hạm đội 7 của Mỹ đã tập kết lực lượng đông đảo gồm 5 tàu sân bay, 3 tuần dương hạm, 40 khu trục hạm tại vùng Đông Nam duyên hải nhằm can thiệp vào công cuộc giải phóng Đài Loan của Trung Quốc. Với lực lượng như vậy, cùng với quân của Quốc dân đảng, thì phía Quân Giải phóng hầu như không còn khả năng tập hợp lực lượng cho cuộc tiến công đổ bộ đường biển. Ảnh: Tàu chiến Mỹ tại eo biển Đài Loan năm 1954.
Nếu năm 1949, các lực lượng của Mao Trạch Đông có một lực lượng [tiến công] đổ bộ đường biển, dù là “khiêm tốn”, một số phương tiện vận chuyển đường biển cần thiết tối thiểu và có không quân yểm trợ, cũng như có chiến thuật cũng như trình độ huấn luyện cơ bản về tiến công đổ bộ đường biển, thì có lẽ Đài Loan khó có thể tồn tại như một lãnh thổ riêng của Quốc dân Đảng cho đến ngày nay. Ảnh: Quân đội Trung Quốc đang diễn tập đổ bộ chiếm đảo – Nguồn ảnh: Sina.
Cuộc nội chiến Trung Quốc qua những hình ảnh hiếm hoi được ghi lại.