Tờ Sputnik của Nga vừa đăng tải bài viết cho biết, Việt nam đang quan tâm tới các loại tàu khu trục loại nhỏ của Nga cũng như nhiều loại vũ khí khác, trong nỗ lực đưa quân đội tiến thẳng lên hiện đại hóa.Thông tin từ tờ báo của Nga, Việt Nam hiện đang sở hữu 4 hộ vệ hạm Gepard 3.9 do Nga chế tạo. Trong đó có hai chiếc khinh hạm là Trần Hưng Đạo 015 và Quang Trung 016 vừa có chuyến thăm Vladivostok, Nga.Các thủy thủ và sĩ quan chỉ huy trên các tàu 015 và 016 của Việt nam đã tham gia cuộc thi Cup Biển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong khuôn khổ Army games 2021 và giành huy chương Bạc - một thành tích rất đáng nể nếu như xét tới việc, đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia cuộc thi này.Trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Đông, ông Dmitry Shugaev - giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác quân sự - kỹ thuật Nga đã tiết lộ Việt Nam đang quan tâm đến việc mua thêm các tàu chiến loại này.Cụ thể, ông Dmitry Shugaev cho biết, các đối tác Việt Nam vẫn rất quan tâm tới việc chuyển giao các chiến hạm Gepard 3.9. "Hiện tại, chuyên gia Nga và của khách hàng đang tiếp tục tham vấn kỹ thuật có liên quan. Có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán hợp đồng quan trọng sau khi đồng ý về các điều kiện kỹ thuật".Mặc dù vậy, tờ Sputnik cũng thận trọng cho biết, còn quá sớm để có thể đưa ra kết luận, và sẽ là hấp tấp nếu khẳng định rằng Việt Nam sẽ mua thêm tàu hộ vệ Gepard 3.9 từ phía Nga, nhất là khi hợp đồng vẫn chưa được ký kết.Các chiến hạm lớp Gepard 3.9 thuộc Đề án 11661E do Nga thiết kế và sản xuất trên cơ sở "tàu tuần tra đa năng trang bị vũ khí tên lửa trong vùng biển gần" (Đề án 11661).Gepard 3.9 được phòng thiết kế Zelenodolsk phát triển. Theo thông tin công khai từ tập đoàn đóng tàu Ak Bars, Gepard 3.9 có thể được coi là khu trục hạm nhỏ, có khả năng hoạt động tác chiến chống ngầm, chống tàu mặt nước, chống máy bay, rải thủy lôi,...Chiều dài của loại chiến hạm này vào khoảng 103 mét, mớm nước tối đa 5,7 mét khi đầy tải, choáng nước 2500 tấn. Tốc độ hải trình tối đa trong điều kiện lý tưởng, có thể lên tới 29 hải lý/giờ.Trên lý thuyết, các hộ vệ hạm lớp Gepard 3.9 có tầm hoạt động tối đa lên tới 6000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển mà không cần tiếp tế lên tới 20 ngày, thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy tổng cộng 100 người.Hệ thống động lực chính của tàu có thiết kế tua bin khí và Diesel kết hợp. Tàu được cung cấp năng lượng điện từ 3 tới 4 máy phát điện, công suất 630 kW mỗi chiếc.Đáng quan tâm nhất là các tổ hợp vũ khí trên tàu, các loại vũ khí bao gồm tên lửa tấn công Uran-E hoặc Kalibr-NKE. Ngoài ra tàu còn có một hải pháo 76,2mm và hai bệ súng tự động cao tốc AK-630M.Tùy từng phiên bản khác nhau với những mục đích hoạt động khác nhau, chiến hạm Gepard 3.9 sẽ có cấu hình vũ khí khác nhau. Ví dụ như các tên lửa Uran-E có thể bị thay thế bằng Kalibr-NKE, hay pháo hạm 76,2mm có thể bị thay thế bằng A-190-01 cỡ nòng 100mm.Tất cả kho vũ khí ấn tượng của tàu Gepard đều được điều khiển bởi hệ thống điều khiển và thông tin chiến đấu Sigma-E. Cuối cùng, loại tàu chiến này còn có khả năng mang theo một trực thăng với sàn đáp ở phía cuối tàu.Tờ Sputnik của Nga cũng không ngại nhấn mạnh rằng, hệ thống vũ khí trên tàu Gepard 3.9 do nước này sản xuất chưa thực sự tối ưu. Tuy nhiên do đây là lớp tàu chiến nhỏ, hoạt động ở vùng nước ven bờ, choáng nước thấp nên sẽ có nhiều trở ngại kỹ thuật trong việc cấu hình vũ khí.Về mặt kỹ thuật, các tàu Gepard 3.9 đều đã có hệ thống vũ khí tương đối mạnh so với kích thước của chúng, những loại vũ khí vốn được trang bị trên tàu tuần dương tên lửa, cũng đã xuất hiện trên Gepard 3.9, cho thấy nỗ lực rất lớn từ phía Nga - Sputnik cho biết.Với cấu hình vũ khí này, các tàu Gepard 3.9 cấu hình cơ bản cũng đủ sức đối đầu với những đối thủ tiềm năng, có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu, bao gồm mục tiêu trên biển, trên đất liền và cả trên không. Nguồn ảnh: TH. Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya, Nguồn: QPVN.
Tờ Sputnik của Nga vừa đăng tải bài viết cho biết, Việt nam đang quan tâm tới các loại tàu khu trục loại nhỏ của Nga cũng như nhiều loại vũ khí khác, trong nỗ lực đưa quân đội tiến thẳng lên hiện đại hóa.
Thông tin từ tờ báo của Nga, Việt Nam hiện đang sở hữu 4 hộ vệ hạm Gepard 3.9 do Nga chế tạo. Trong đó có hai chiếc khinh hạm là Trần Hưng Đạo 015 và Quang Trung 016 vừa có chuyến thăm Vladivostok, Nga.
Các thủy thủ và sĩ quan chỉ huy trên các tàu 015 và 016 của Việt nam đã tham gia cuộc thi Cup Biển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong khuôn khổ Army games 2021 và giành huy chương Bạc - một thành tích rất đáng nể nếu như xét tới việc, đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia cuộc thi này.
Trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Đông, ông Dmitry Shugaev - giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác quân sự - kỹ thuật Nga đã tiết lộ Việt Nam đang quan tâm đến việc mua thêm các tàu chiến loại này.
Cụ thể, ông Dmitry Shugaev cho biết, các đối tác Việt Nam vẫn rất quan tâm tới việc chuyển giao các chiến hạm Gepard 3.9. "Hiện tại, chuyên gia Nga và của khách hàng đang tiếp tục tham vấn kỹ thuật có liên quan. Có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán hợp đồng quan trọng sau khi đồng ý về các điều kiện kỹ thuật".
Mặc dù vậy, tờ Sputnik cũng thận trọng cho biết, còn quá sớm để có thể đưa ra kết luận, và sẽ là hấp tấp nếu khẳng định rằng Việt Nam sẽ mua thêm tàu hộ vệ Gepard 3.9 từ phía Nga, nhất là khi hợp đồng vẫn chưa được ký kết.
Các chiến hạm lớp Gepard 3.9 thuộc Đề án 11661E do Nga thiết kế và sản xuất trên cơ sở "tàu tuần tra đa năng trang bị vũ khí tên lửa trong vùng biển gần" (Đề án 11661).
Gepard 3.9 được phòng thiết kế Zelenodolsk phát triển. Theo thông tin công khai từ tập đoàn đóng tàu Ak Bars, Gepard 3.9 có thể được coi là khu trục hạm nhỏ, có khả năng hoạt động tác chiến chống ngầm, chống tàu mặt nước, chống máy bay, rải thủy lôi,...
Chiều dài của loại chiến hạm này vào khoảng 103 mét, mớm nước tối đa 5,7 mét khi đầy tải, choáng nước 2500 tấn. Tốc độ hải trình tối đa trong điều kiện lý tưởng, có thể lên tới 29 hải lý/giờ.
Trên lý thuyết, các hộ vệ hạm lớp Gepard 3.9 có tầm hoạt động tối đa lên tới 6000 km, thời gian hoạt động liên tục trên biển mà không cần tiếp tế lên tới 20 ngày, thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy tổng cộng 100 người.
Hệ thống động lực chính của tàu có thiết kế tua bin khí và Diesel kết hợp. Tàu được cung cấp năng lượng điện từ 3 tới 4 máy phát điện, công suất 630 kW mỗi chiếc.
Đáng quan tâm nhất là các tổ hợp vũ khí trên tàu, các loại vũ khí bao gồm tên lửa tấn công Uran-E hoặc Kalibr-NKE. Ngoài ra tàu còn có một hải pháo 76,2mm và hai bệ súng tự động cao tốc AK-630M.
Tùy từng phiên bản khác nhau với những mục đích hoạt động khác nhau, chiến hạm Gepard 3.9 sẽ có cấu hình vũ khí khác nhau. Ví dụ như các tên lửa Uran-E có thể bị thay thế bằng Kalibr-NKE, hay pháo hạm 76,2mm có thể bị thay thế bằng A-190-01 cỡ nòng 100mm.
Tất cả kho vũ khí ấn tượng của tàu Gepard đều được điều khiển bởi hệ thống điều khiển và thông tin chiến đấu Sigma-E. Cuối cùng, loại tàu chiến này còn có khả năng mang theo một trực thăng với sàn đáp ở phía cuối tàu.
Tờ Sputnik của Nga cũng không ngại nhấn mạnh rằng, hệ thống vũ khí trên tàu Gepard 3.9 do nước này sản xuất chưa thực sự tối ưu. Tuy nhiên do đây là lớp tàu chiến nhỏ, hoạt động ở vùng nước ven bờ, choáng nước thấp nên sẽ có nhiều trở ngại kỹ thuật trong việc cấu hình vũ khí.
Về mặt kỹ thuật, các tàu Gepard 3.9 đều đã có hệ thống vũ khí tương đối mạnh so với kích thước của chúng, những loại vũ khí vốn được trang bị trên tàu tuần dương tên lửa, cũng đã xuất hiện trên Gepard 3.9, cho thấy nỗ lực rất lớn từ phía Nga - Sputnik cho biết.
Với cấu hình vũ khí này, các tàu Gepard 3.9 cấu hình cơ bản cũng đủ sức đối đầu với những đối thủ tiềm năng, có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu, bao gồm mục tiêu trên biển, trên đất liền và cả trên không. Nguồn ảnh: TH.