Theo các nguồn tin Nga, sau khi kết thúc sự kiện triển lãm MAKS-2019 ở Moscow, Algeria đã đặt bút ký hợp đồng mua 14-16 máy bay tiêm kích MiG-29M/M2 do Tổng Công ty máy bay "MiG" phát triển. Ảnh: Airliners.netDù là tin vui với doanh số ảm đạm nhiều năm nay của Tổng Công ty MiG do so với Sukhoi, thế nhưng có lẽ các lãnh đạo của MiG có lẽ không quá vui vì với hợp đồng này xem ra tương lai của MiG-35 – sản phẩm mà họ tốn công PR ở MAKS-2019 một lần nữa thất bại trong việc tìm kiếm khách hàng thật sự. Trong ảnh, MiG-35 văng một thiết bị trên cánh trong khi bay biểu diễn ở MAKS-2019. Ảnh: The AviationistThay vào đó, các khách hàng có nhu cầu với máy bay MiG xem ra chỉ dám tin tưởng vào dòng MiG-29 được MiG phát triển dưới thời Liên Xô. So với MiG-35, MiG-29 được chứng minh sức mạnh trong thời gian rất dài. Trước Algeria, Ai Cập đã mua 46 MiG-29M/M2 dù họ từng ngắm nghía và khá ưng ý MiG-35. Thất mà, đùng một cái, tới khi ký kết thì Cairo chọn MiG-29 khiến MiG "chưng hửng". Ảnh: Airliners.netMiG-29M/M2 là phiên bản hiện đại hóa từ dòng máy bay tiêm kích MiG-29 được Cục thiết kế Mikoyan (nay là Tổng công ty máy bay MiG) phát triển cho Không quân Liên Xô từ giữa những năm 1980. Nguyên mẫu MiG-29M cất cánh lần đầu tiên vào ngày 26/4/1986. Ảnh: Airliners.netSo với MiG-29 nguyên bản, MiG-29M một chỗ ngồi và M2 hai chỗ ngồi giống hệt khung thân nhưng có cải tiến thêm về vật liệu chế tạo, sử dụng nhiều hợp kim nhôm - lithium siêu nhẹ. Ảnh: Airliners.netHình dạng của khe hút khí cũng được xem lại, loại bỏ mái hắt trên đầu vào khe hút khí để tăng nhiên liệu trong LERXs (diềm cánh mở rộng), mắt lưới được sử dụng để ngăn ngừa những hư hại từ bên ngoài và mở rộng kích thước đầu vào khe hút khí cho luồng khí lớn hơn. Ảnh: Airliners.netPhía sau của máy bay có phần xương sống mở rộng để có thêm thể tích chứa nhiên liệu và một phanh khí trên lưng. Mái che radar và vòm buồng lái cũng được thiết kế lại để chứa hệ thống điện tử nâng cấp. Hình dáng khí động học cũng được cải tiến. Cánh được làm dài hơn, tăng sải cánh, trong khi cánh đuôi sửa lại bộ phận lái. Ảnh: Airliners.netBuồng lái MiG-29M/M2 cũng được thiết kế lại để kết hợp các đặc tính hiện đại. Trong khi một số công cụ tương tự đã được giữ lại, hai màn hình hiển thị đơn sắc tinh thể lỏng (LCD) đa chức năng (MFD) đã được lắp đặt. Máy bay cũng được tích hợp radar xung doppler Zhuk-ME thế hệ mới có thể phát hiện các mục tiêu trên không từ khoảng cách 120 km, theo dõi trong khi phân tích 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc. Khi quét mục tiêu, radar có tầm phát hiện mục tiêu dạng máy bay ném bom đạt 250 km và mục tiêu máy bay chiến đấu từ xa 150 km. Ảnh: WikipediaViệc nâng cấp vũ khí cho phép MiG-29M/M2 cải thiện khả năng mang vác tên lửa, bom không đất đất, không đối hải so với MiG-29 nguyên bản thiên về không đối không. Đặc biệt, tải trọng của MiG-29M/M2 tăng lên 5,5 tấn so với 3,5 tấn MiG-29 nguyên bản. Ảnh: WikipediaTheo nhà sản xuất, trong nhiệm vụ không đối không nó có thể mang kết hợp 4 tên lửa tầm nhiệt R-73E và 4 tên lửa dẫn đường radar RVV-AE. Trong nhiệm vụ đối đất, nó mang kết hợp đạn đối không và 2 đạn tên lửa đối đất dẫn đường Kh-29L cùng bom KAB. Và trong nhiệm vụ đối hải, MiG-29M/M2 mang được 2 tên lửa siêu âm Kh-3A hoặc tên lửa cận âm Kh-35U. Ảnh: Airliners.netMiG-29M/M2 sử dụng phiên bản động cơ turbofan RD-33MK có công suất cao hơn 7% (so với RD-33 nguyên bản) do sử dụng vật liệu hiện đại trên các tấm làm mát, động cơ tạo lực đẩy là 9.000 kgf. Động cơ mới không có khói và có các cải tiến để giảm bớt phát xạ hồng ngoại. Miệng xả khí đẩy vec-tơ cũng được lắp đặt theo yêu cầu của khách hàng. Máy bay đạt tốc độ tối đa Mach 2,35 2.500km/h, tầm bay 2.000km (hoặc 1.700km với MiG-29M2), trần bay 16.000m, vận tốc leo cao 330m/s. Ảnh: Airliners.netTrên cơ sở nâng cấp MiG-29M/M2, MiG đã phát triển tiếp phiên bản MiG-29SMT cho Không quân Nga. Nó được cải tiến về thể tích nhiên liệu cho tầm bay cực đại 2.100km, nâng cấp tiếp buồng lái và động cơ, tăng tải trọng vũ khí. Phiên bản này hiện Nga sẵn sàng xuất khẩu hoặc hỗ trợ nâng cấp cho các quốc gia có nhu cầu. Ảnh: Airliners.netVideo máy bay tiêm kích MiG-29M biểu diễn khả năng tác chiến. Nguồn: Zvezda
Theo các nguồn tin Nga, sau khi kết thúc sự kiện triển lãm MAKS-2019 ở Moscow, Algeria đã đặt bút ký hợp đồng mua 14-16 máy bay tiêm kích MiG-29M/M2 do Tổng Công ty máy bay "MiG" phát triển. Ảnh: Airliners.net
Dù là tin vui với doanh số ảm đạm nhiều năm nay của Tổng Công ty MiG do so với Sukhoi, thế nhưng có lẽ các lãnh đạo của MiG có lẽ không quá vui vì với hợp đồng này xem ra tương lai của MiG-35 – sản phẩm mà họ tốn công PR ở MAKS-2019 một lần nữa thất bại trong việc tìm kiếm khách hàng thật sự. Trong ảnh, MiG-35 văng một thiết bị trên cánh trong khi bay biểu diễn ở MAKS-2019. Ảnh: The Aviationist
Thay vào đó, các khách hàng có nhu cầu với máy bay MiG xem ra chỉ dám tin tưởng vào dòng MiG-29 được MiG phát triển dưới thời Liên Xô. So với MiG-35, MiG-29 được chứng minh sức mạnh trong thời gian rất dài. Trước Algeria, Ai Cập đã mua 46 MiG-29M/M2 dù họ từng ngắm nghía và khá ưng ý MiG-35. Thất mà, đùng một cái, tới khi ký kết thì Cairo chọn MiG-29 khiến MiG "chưng hửng". Ảnh: Airliners.net
MiG-29M/M2 là phiên bản hiện đại hóa từ dòng máy bay tiêm kích MiG-29 được Cục thiết kế Mikoyan (nay là Tổng công ty máy bay MiG) phát triển cho Không quân Liên Xô từ giữa những năm 1980. Nguyên mẫu MiG-29M cất cánh lần đầu tiên vào ngày 26/4/1986. Ảnh: Airliners.net
So với MiG-29 nguyên bản, MiG-29M một chỗ ngồi và M2 hai chỗ ngồi giống hệt khung thân nhưng có cải tiến thêm về vật liệu chế tạo, sử dụng nhiều hợp kim nhôm - lithium siêu nhẹ. Ảnh: Airliners.net
Hình dạng của khe hút khí cũng được xem lại, loại bỏ mái hắt trên đầu vào khe hút khí để tăng nhiên liệu trong LERXs (diềm cánh mở rộng), mắt lưới được sử dụng để ngăn ngừa những hư hại từ bên ngoài và mở rộng kích thước đầu vào khe hút khí cho luồng khí lớn hơn. Ảnh: Airliners.net
Phía sau của máy bay có phần xương sống mở rộng để có thêm thể tích chứa nhiên liệu và một phanh khí trên lưng. Mái che radar và vòm buồng lái cũng được thiết kế lại để chứa hệ thống điện tử nâng cấp. Hình dáng khí động học cũng được cải tiến. Cánh được làm dài hơn, tăng sải cánh, trong khi cánh đuôi sửa lại bộ phận lái. Ảnh: Airliners.net
Buồng lái MiG-29M/M2 cũng được thiết kế lại để kết hợp các đặc tính hiện đại. Trong khi một số công cụ tương tự đã được giữ lại, hai màn hình hiển thị đơn sắc tinh thể lỏng (LCD) đa chức năng (MFD) đã được lắp đặt. Máy bay cũng được tích hợp radar xung doppler Zhuk-ME thế hệ mới có thể phát hiện các mục tiêu trên không từ khoảng cách 120 km, theo dõi trong khi phân tích 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc. Khi quét mục tiêu, radar có tầm phát hiện mục tiêu dạng máy bay ném bom đạt 250 km và mục tiêu máy bay chiến đấu từ xa 150 km. Ảnh: Wikipedia
Việc nâng cấp vũ khí cho phép MiG-29M/M2 cải thiện khả năng mang vác tên lửa, bom không đất đất, không đối hải so với MiG-29 nguyên bản thiên về không đối không. Đặc biệt, tải trọng của MiG-29M/M2 tăng lên 5,5 tấn so với 3,5 tấn MiG-29 nguyên bản. Ảnh: Wikipedia
Theo nhà sản xuất, trong nhiệm vụ không đối không nó có thể mang kết hợp 4 tên lửa tầm nhiệt R-73E và 4 tên lửa dẫn đường radar RVV-AE. Trong nhiệm vụ đối đất, nó mang kết hợp đạn đối không và 2 đạn tên lửa đối đất dẫn đường Kh-29L cùng bom KAB. Và trong nhiệm vụ đối hải, MiG-29M/M2 mang được 2 tên lửa siêu âm Kh-3A hoặc tên lửa cận âm Kh-35U. Ảnh: Airliners.net
MiG-29M/M2 sử dụng phiên bản động cơ turbofan RD-33MK có công suất cao hơn 7% (so với RD-33 nguyên bản) do sử dụng vật liệu hiện đại trên các tấm làm mát, động cơ tạo lực đẩy là 9.000 kgf. Động cơ mới không có khói và có các cải tiến để giảm bớt phát xạ hồng ngoại. Miệng xả khí đẩy vec-tơ cũng được lắp đặt theo yêu cầu của khách hàng. Máy bay đạt tốc độ tối đa Mach 2,35 2.500km/h, tầm bay 2.000km (hoặc 1.700km với MiG-29M2), trần bay 16.000m, vận tốc leo cao 330m/s. Ảnh: Airliners.net
Trên cơ sở nâng cấp MiG-29M/M2, MiG đã phát triển tiếp phiên bản MiG-29SMT cho Không quân Nga. Nó được cải tiến về thể tích nhiên liệu cho tầm bay cực đại 2.100km, nâng cấp tiếp buồng lái và động cơ, tăng tải trọng vũ khí. Phiên bản này hiện Nga sẵn sàng xuất khẩu hoặc hỗ trợ nâng cấp cho các quốc gia có nhu cầu. Ảnh: Airliners.net
Video máy bay tiêm kích MiG-29M biểu diễn khả năng tác chiến. Nguồn: Zvezda