Trong vài năm cuối cùng trước khi Liên Xô sụp đổ, các chuyên gia hàng không Liên Xô đã phát triển máy bay ném bom chiến lược Tu-160 để làm đối trọng với loại máy bay B-1 của Mỹ; có thể nói, Tu-160 là đỉnh cao cuối cùng của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô một thời lừng lẫy.Điểm nổi bật lớn nhất của Tu-160 là tốc độ bay vô song của nó; là một máy bay ném bom chiến lược, nhưng Tu-160 có thể bay tốc độ bay siêu thanh, điều này hoàn toàn nhờ vào động cơ phản lực NK-32.Động cơ NK-32 có hiệu suất cực kỳ mạnh mẽ, cung cấp lực đẩy cho "Thiên nga trắng" (biệt danh của Tu-160) khổng lồ, có trọng lượng rỗng 110.000 kg và trọng lượng cất cánh tối đa đến 275.000 kg, có thể cất cánh và bay lên bầu trời, với tốc độ tối đa 2.220 km/h (Mach 2.05).Động cơ phản lực cánh quạt NK-32 có lực đẩy 25 tấn, một chiếc máy bay ném bom Tu-160 được trang bị tổng cộng 4 động cơ như vậy. Nói cách khác, Tu-160 có thể nhận được 100 tấn lực đẩy từ 4 động cơ, để máy bay có thể bay với tốc độ siêu thanh. Nên biết rằng lực đẩy của động cơ phản lực thông thường cùng loại, chỉ có thể vượt quá 10 tấn.Lực đẩy của động cơ được lắp đặt trên máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm của Mỹ chỉ là 18 tấn, và lực đẩy của nhiều động cơ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư thậm chí còn nhỏ hơn, chỉ 15 tấn. Ngày nay, không có động cơ nào ngoài động cơ NK-32 có thể tạo ra lực đẩy hơn 20 tấn.Tốc độ bay tối đa của Tu-160 có thể vượt Mach 2; tốc độ tối đa của máy bay chiến đấu F-35 là Mach 1.6 và tốc độ tối đa của máy bay ném bom chiến lược B-2 là Mach 0,95.Trước đây, Mỹ và Liên Xô là hai quốc gia đi đầu trong việc thiết kế, sản xuất các loại máy bay. Sau khi Liên Xô sụp đổ, một số văn phòng thiết kế máy bay của Liên Xô đã bị xẻ lẻ, nhưng chủ yếu nằm ở Ukraine và Nga; trong đó Nga được thừa hưởng di sản những công nghệ thiết kế máy bay và động cơ hàng không hiện đại. Mặc dù trải qua nhiều thập kỷ suy giảm, nhưng công nghệ hàng không của Nga vẫn còn vượt xa trên thế giới.Trong ngành hàng không, thành phần cốt lõi quan trọng nhất của máy bay là phần động cơ. Đây là phần khó nhất và đòi hỏi công nghệ cao nhất trong toàn bộ dự án chế tạo máy bay. Sự phát triển và sản xuất động cơ hàng không tiên tiến luôn là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá trình độ phát triển ngành hàng không của một quốc gia.Hiện nay Mỹ cũng chưa thể chế tạo được động cơ phản lực nào có sức mạnh như động cơ NK-32 của Nga, đây thực sự là công nghệ đỉnh cao của ngành hàng không thế giới nói chung và Nga nói riêng.Đây là lý do tại sao Nga đã lên kế hoạch bán máy bay chiến đấu 5 thế hệ mới nhất Su-57, nhưng không bao giờ họ có kế hoạch bán cho nước ngoài máy bay ném bom chiến lược Tu-160; mặc dù loại máy bay ném bom chiến lược này đã được sản xuất vào cuối Chiến tranh Lạnh và đã phục vụ trong hơn 30 năm, từ thời Quân đội Liên Xô và đến Nga hiện nay. Nhưng hiện nay "Thiên nga trắng", vẫn là vũ khí răn đe chiến lược hiệu quả trong bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga.Video Báo Mỹ sợ hãi sức mạnh của phiên bản mới Tu-160M2 của Nga - Nguồn: Tin tức Quân sự@Youtube
Trong vài năm cuối cùng trước khi Liên Xô sụp đổ, các chuyên gia hàng không Liên Xô đã phát triển máy bay ném bom chiến lược Tu-160 để làm đối trọng với loại máy bay B-1 của Mỹ; có thể nói, Tu-160 là đỉnh cao cuối cùng của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô một thời lừng lẫy.
Điểm nổi bật lớn nhất của Tu-160 là tốc độ bay vô song của nó; là một máy bay ném bom chiến lược, nhưng Tu-160 có thể bay tốc độ bay siêu thanh, điều này hoàn toàn nhờ vào động cơ phản lực NK-32.
Động cơ NK-32 có hiệu suất cực kỳ mạnh mẽ, cung cấp lực đẩy cho "Thiên nga trắng" (biệt danh của Tu-160) khổng lồ, có trọng lượng rỗng 110.000 kg và trọng lượng cất cánh tối đa đến 275.000 kg, có thể cất cánh và bay lên bầu trời, với tốc độ tối đa 2.220 km/h (Mach 2.05).
Động cơ phản lực cánh quạt NK-32 có lực đẩy 25 tấn, một chiếc máy bay ném bom Tu-160 được trang bị tổng cộng 4 động cơ như vậy. Nói cách khác, Tu-160 có thể nhận được 100 tấn lực đẩy từ 4 động cơ, để máy bay có thể bay với tốc độ siêu thanh. Nên biết rằng lực đẩy của động cơ phản lực thông thường cùng loại, chỉ có thể vượt quá 10 tấn.
Lực đẩy của động cơ được lắp đặt trên máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm của Mỹ chỉ là 18 tấn, và lực đẩy của nhiều động cơ máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư thậm chí còn nhỏ hơn, chỉ 15 tấn. Ngày nay, không có động cơ nào ngoài động cơ NK-32 có thể tạo ra lực đẩy hơn 20 tấn.
Tốc độ bay tối đa của Tu-160 có thể vượt Mach 2; tốc độ tối đa của máy bay chiến đấu F-35 là Mach 1.6 và tốc độ tối đa của máy bay ném bom chiến lược B-2 là Mach 0,95.
Trước đây, Mỹ và Liên Xô là hai quốc gia đi đầu trong việc thiết kế, sản xuất các loại máy bay. Sau khi Liên Xô sụp đổ, một số văn phòng thiết kế máy bay của Liên Xô đã bị xẻ lẻ, nhưng chủ yếu nằm ở Ukraine và Nga; trong đó Nga được thừa hưởng di sản những công nghệ thiết kế máy bay và động cơ hàng không hiện đại. Mặc dù trải qua nhiều thập kỷ suy giảm, nhưng công nghệ hàng không của Nga vẫn còn vượt xa trên thế giới.
Trong ngành hàng không, thành phần cốt lõi quan trọng nhất của máy bay là phần động cơ. Đây là phần khó nhất và đòi hỏi công nghệ cao nhất trong toàn bộ dự án chế tạo máy bay. Sự phát triển và sản xuất động cơ hàng không tiên tiến luôn là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá trình độ phát triển ngành hàng không của một quốc gia.
Hiện nay Mỹ cũng chưa thể chế tạo được động cơ phản lực nào có sức mạnh như động cơ NK-32 của Nga, đây thực sự là công nghệ đỉnh cao của ngành hàng không thế giới nói chung và Nga nói riêng.
Đây là lý do tại sao Nga đã lên kế hoạch bán máy bay chiến đấu 5 thế hệ mới nhất Su-57, nhưng không bao giờ họ có kế hoạch bán cho nước ngoài máy bay ném bom chiến lược Tu-160; mặc dù loại máy bay ném bom chiến lược này đã được sản xuất vào cuối Chiến tranh Lạnh và đã phục vụ trong hơn 30 năm, từ thời Quân đội Liên Xô và đến Nga hiện nay. Nhưng hiện nay "Thiên nga trắng", vẫn là vũ khí răn đe chiến lược hiệu quả trong bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga.
Video Báo Mỹ sợ hãi sức mạnh của phiên bản mới Tu-160M2 của Nga - Nguồn: Tin tức Quân sự@Youtube