Hải quân Trung Quốc trong thời gian vừa qua, đặc biệt là kể từ thập niên 2010, đã có những bước phát triển vượt trội đến mức chóng mặt. Đặc biệt trong số đó, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, họ đã đưa vào biên chế 2 tàu sân bay là Liêu Ninh (CV-16) và Sơn Đông (CV-17).
Ảnh: Cụm tác chiến tàu sân bay của tàu Liêu NinhTàu sân bay Liêu Ninh vốn là hàng không mẫu hạm Varyag do Liên Xô đóng mới trong năm 1990 nhưng chưa kịp hoàn thành. Sau đó, xác tàu đã được Trung Quốc mua lại từ Ukraine với giá vô cùng rẻ mạt. Họ tiếp tục đưa Liêu Ninh về và hoàn thành nốt phần việc còn lại mà những người Liên Xô đang dang dởLiêu Ninh là cuộc cách mạng của hải quân Trung Quốc khi lần đầu tiên đưa vào biên chế tàu sân bay và biến họ từ lực lượng hải quân ven bờ trở thành hải quân biển xa, có khả năng triển khai tác chiến ở bất cứ vùng biển nào trên thế giới.Chỉ vài năm sau khi đưa vào biên chế Liêu Ninh, Trung Quốc đã cho hạ thuỷ “Liêu Ninh” phiên bản Trung Quốc sản xuất hoàn toàn với tên gọi Sơn Đông (CV-17). Con tàu có vẻ bề ngoài hoàn toàn giống với Liêu Ninh tuy nhiên được nâng cấp nhiều về hệ thống điện tử. Sơn Đông chính thức được đưa vào biên chế Hạm đội Nam Hải từ năm 2019.Điều khác biệt của tàu sân bay Sơn Đông so với Liêu Ninh là việc người Trung Quỗ đã loại bỏ hoàn toàn các ống phóng tên lửa chống hạm tầm xa ra khỏi thiết kế tàu sân bay cũ. Điều này giúp cho chiếc Sơn Đông có thể mang theo nhiều máy bay hơn và khả năng triển khai máy bay trên hạm tốt hơn hẳnHiện nay, Sơn Đông và Liêu Ninh là hai tàu sân bay chủ lực của Hải quân Trung Quốc và là biểu tượng cho sức mạnh hàng hải mạnh mẽ của nước này trên biểnChưa dừng lại ở đây, tham vọng tàu sân bay của người Trung Quốc vẫn là vô cùng lớn. Họ đã bắt tay vào đóng mới tàu sân bay lớp Type-003 trước kể khi chiếc tàu sân bay thứ hai vào biên chế. Con tàu đang đóng các moldun tổng đoạn và sau khi hoàn thành thì lắp ráp lại với nhau một cách nhanh chóng. Đây là những công nghệ đóng tàu số 1 thế giới hiện nay.Tàu sân bay mới này sẽ không sử dụng kiểu thiết kế nhảy cầu như trên hai chiếc tàu sân bay tiền nhiệm mang đậm chất Liên Xô, mà nó sẽ được trang bị máy phóng máy bay chuyên dụng. Ban đầu, người ta dự định lắp máy phóng hơi nước cho nó tuy nhiên do sự phát triển quá nhanh của công nghệ, Trung Quốc đã quyết định chuyển sang dùng loại máy phóng điện từ hiện đại hơn.Hàng không mẫu hạm Type-003 vẫn là tàu sân bay chạy bằng năng lượng thông thường và dự kiến nó sẽ chiếm ngôi vị tàu sân bay thông thường lớn nhất trên thế giới hiện nay từ tay tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales của hải quân Anh.Có thể nói rằng, các tổng đoạn của tàu sân bay Type-003 đang hình thành một cách nhanh chóng và dự kiến là trong từ một đến hai năm tới, con tàu sẽ chính thức hoàn thành. Từ đây, hải quân Trung Quốc sẽ chính thức có tới 3 tàu sân bay trong biên chế. Không có nhiều hải quân trên thế giới hiện nay có thể vận hành cùng lúc 3 hàng không mẫu hạm. Tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự đóng nội địa được đưa vào biên chế.
Hải quân Trung Quốc trong thời gian vừa qua, đặc biệt là kể từ thập niên 2010, đã có những bước phát triển vượt trội đến mức chóng mặt. Đặc biệt trong số đó, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, họ đã đưa vào biên chế 2 tàu sân bay là Liêu Ninh (CV-16) và Sơn Đông (CV-17).
Ảnh: Cụm tác chiến tàu sân bay của tàu Liêu Ninh
Tàu sân bay Liêu Ninh vốn là hàng không mẫu hạm Varyag do Liên Xô đóng mới trong năm 1990 nhưng chưa kịp hoàn thành. Sau đó, xác tàu đã được Trung Quốc mua lại từ Ukraine với giá vô cùng rẻ mạt. Họ tiếp tục đưa Liêu Ninh về và hoàn thành nốt phần việc còn lại mà những người Liên Xô đang dang dở
Liêu Ninh là cuộc cách mạng của hải quân Trung Quốc khi lần đầu tiên đưa vào biên chế tàu sân bay và biến họ từ lực lượng hải quân ven bờ trở thành hải quân biển xa, có khả năng triển khai tác chiến ở bất cứ vùng biển nào trên thế giới.
Chỉ vài năm sau khi đưa vào biên chế Liêu Ninh, Trung Quốc đã cho hạ thuỷ “Liêu Ninh” phiên bản Trung Quốc sản xuất hoàn toàn với tên gọi Sơn Đông (CV-17). Con tàu có vẻ bề ngoài hoàn toàn giống với Liêu Ninh tuy nhiên được nâng cấp nhiều về hệ thống điện tử. Sơn Đông chính thức được đưa vào biên chế Hạm đội Nam Hải từ năm 2019.
Điều khác biệt của tàu sân bay Sơn Đông so với Liêu Ninh là việc người Trung Quỗ đã loại bỏ hoàn toàn các ống phóng tên lửa chống hạm tầm xa ra khỏi thiết kế tàu sân bay cũ. Điều này giúp cho chiếc Sơn Đông có thể mang theo nhiều máy bay hơn và khả năng triển khai máy bay trên hạm tốt hơn hẳn
Hiện nay, Sơn Đông và Liêu Ninh là hai tàu sân bay chủ lực của Hải quân Trung Quốc và là biểu tượng cho sức mạnh hàng hải mạnh mẽ của nước này trên biển
Chưa dừng lại ở đây, tham vọng tàu sân bay của người Trung Quốc vẫn là vô cùng lớn. Họ đã bắt tay vào đóng mới tàu sân bay lớp Type-003 trước kể khi chiếc tàu sân bay thứ hai vào biên chế. Con tàu đang đóng các moldun tổng đoạn và sau khi hoàn thành thì lắp ráp lại với nhau một cách nhanh chóng. Đây là những công nghệ đóng tàu số 1 thế giới hiện nay.
Tàu sân bay mới này sẽ không sử dụng kiểu thiết kế nhảy cầu như trên hai chiếc tàu sân bay tiền nhiệm mang đậm chất Liên Xô, mà nó sẽ được trang bị máy phóng máy bay chuyên dụng. Ban đầu, người ta dự định lắp máy phóng hơi nước cho nó tuy nhiên do sự phát triển quá nhanh của công nghệ, Trung Quốc đã quyết định chuyển sang dùng loại máy phóng điện từ hiện đại hơn.
Hàng không mẫu hạm Type-003 vẫn là tàu sân bay chạy bằng năng lượng thông thường và dự kiến nó sẽ chiếm ngôi vị tàu sân bay thông thường lớn nhất trên thế giới hiện nay từ tay tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales của hải quân Anh.
Có thể nói rằng, các tổng đoạn của tàu sân bay Type-003 đang hình thành một cách nhanh chóng và dự kiến là trong từ một đến hai năm tới, con tàu sẽ chính thức hoàn thành. Từ đây, hải quân Trung Quốc sẽ chính thức có tới 3 tàu sân bay trong biên chế. Không có nhiều hải quân trên thế giới hiện nay có thể vận hành cùng lúc 3 hàng không mẫu hạm.
Tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc tự đóng nội địa được đưa vào biên chế.