Trong những hình ảnh mới nhất vừa được truyền thông Azerbaijan đăng tải, có thể dễ dàng nhận ra một loạt những tổ hợp tên lửa phòng không có hình dáng khá kỳ lạ.Nhiều người cho rằng, đây chính là những tổ hợp tên lửa S-300PM2 mà Azerbaijan đang sở hữu. Tuy nhiên các chuyên gia quân sự lại khẳng định, các cột phóng trong đoạn video dường như có kích thước cao hơn so với thông thường.Ngoài ra, toàn bộ các cơ cấu phóng trong đoạn video dường như cũng chỉ được trang bị ba tên lửa, đây là một điều khá lạ lẫm.Do đoạn video có chất lượng quá thấp và góc quay chỉ lướt qua, cũng khó có thể nhận ra rằng đây có phải các tổ hợp tên lửa S-300PM2 mà Azerbaijan đang sở hữu hay không.Nhiều người thậm chí còn khẳng định, các tổ hợp này có phần khá tương đồng với tên lửa phòng không S-400, tổ hợp phòng không hiện đại nhất của Nga hiện tại.Quân đội Azerbaijan bắt đầu ký hợp đồng mua các tên lửa phòng không S-300PMU2 Favorit của Nga từ năm 2009.Vào thời điểm đó, đây là tổ hợp phòng không hiện đại nhất của Azerbaijan và cũng là, tổ hợp phòng không hiện đại bậc nhất thế giới do Nga sản xuất.Phía Azerbaijan mua tổng cộng 2 tiểu đoàn, với 200 quả đạn tên lửa dự phòng để sử dụng cùng với các tổ hợp S-300PMU2 Favorit này.Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PM2 Favorit là phiên bản xuất khẩu của S-300PMU2, bắt đầu được giới thiệu từ năm 1997.So với tổ hợp S-300PM, phiên bản S-300PM2 Favorit có tầm bắn được tăng lên tới 195 km, tán xạ mục tiêu yêu cầu tối thiểu chỉ 0,02 mét vuông cùng với đạn tên lửa 48N6E2 kiểu mới.Phiên bản phòng không này không những có thể đánh hạ được tên lửa đạn đạo tầm ngắn, mà thậm chí còn hạ gục được cả các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung.Tương tự như tổ hợp tên lửa S-300PMU1, phiên bản Favorit với xe chỉ huy 83M6E2 cũng có khả năng điều khiển cùng lúc 12 cơ cấu phóng.Thậm chí trong trường hợp các dàn phóng bao gồm cả hai loại cơ cấu, bao gồm 5P85SE2 và 5P85TE2, hệ thống chỉ huy vẫn có thể đảm bảo vận hành hiệu quả.Nhiều phiên bản của tên lửa S-300 Favorit thậm chí còn được trang bị tên radar phát hiện mục tiêu mọi độ cao 96L6E, hoặc radar phát hiện mục tiêu độ cao thấp loại 76N6.Thậm chí, Trung Quốc cũng đã sao chép được loại vũ khí này và bổ sung cho nó một vài cải tiến, đổi tên thành HQ-15 hay Hồng Kỳ 15. Nguồn ảnh: RBTH. Cận cảnh dàn tên lửa S-300 được Nga mang tới Syria, tham chiến chống khủng bố. Nguồn: RUPTLY.
Trong những hình ảnh mới nhất vừa được truyền thông Azerbaijan đăng tải, có thể dễ dàng nhận ra một loạt những tổ hợp tên lửa phòng không có hình dáng khá kỳ lạ.
Nhiều người cho rằng, đây chính là những tổ hợp tên lửa S-300PM2 mà Azerbaijan đang sở hữu. Tuy nhiên các chuyên gia quân sự lại khẳng định, các cột phóng trong đoạn video dường như có kích thước cao hơn so với thông thường.
Ngoài ra, toàn bộ các cơ cấu phóng trong đoạn video dường như cũng chỉ được trang bị ba tên lửa, đây là một điều khá lạ lẫm.
Do đoạn video có chất lượng quá thấp và góc quay chỉ lướt qua, cũng khó có thể nhận ra rằng đây có phải các tổ hợp tên lửa S-300PM2 mà Azerbaijan đang sở hữu hay không.
Nhiều người thậm chí còn khẳng định, các tổ hợp này có phần khá tương đồng với tên lửa phòng không S-400, tổ hợp phòng không hiện đại nhất của Nga hiện tại.
Quân đội Azerbaijan bắt đầu ký hợp đồng mua các tên lửa phòng không S-300PMU2 Favorit của Nga từ năm 2009.
Vào thời điểm đó, đây là tổ hợp phòng không hiện đại nhất của Azerbaijan và cũng là, tổ hợp phòng không hiện đại bậc nhất thế giới do Nga sản xuất.
Phía Azerbaijan mua tổng cộng 2 tiểu đoàn, với 200 quả đạn tên lửa dự phòng để sử dụng cùng với các tổ hợp S-300PMU2 Favorit này.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PM2 Favorit là phiên bản xuất khẩu của S-300PMU2, bắt đầu được giới thiệu từ năm 1997.
So với tổ hợp S-300PM, phiên bản S-300PM2 Favorit có tầm bắn được tăng lên tới 195 km, tán xạ mục tiêu yêu cầu tối thiểu chỉ 0,02 mét vuông cùng với đạn tên lửa 48N6E2 kiểu mới.
Phiên bản phòng không này không những có thể đánh hạ được tên lửa đạn đạo tầm ngắn, mà thậm chí còn hạ gục được cả các loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung.
Tương tự như tổ hợp tên lửa S-300PMU1, phiên bản Favorit với xe chỉ huy 83M6E2 cũng có khả năng điều khiển cùng lúc 12 cơ cấu phóng.
Thậm chí trong trường hợp các dàn phóng bao gồm cả hai loại cơ cấu, bao gồm 5P85SE2 và 5P85TE2, hệ thống chỉ huy vẫn có thể đảm bảo vận hành hiệu quả.
Nhiều phiên bản của tên lửa S-300 Favorit thậm chí còn được trang bị tên radar phát hiện mục tiêu mọi độ cao 96L6E, hoặc radar phát hiện mục tiêu độ cao thấp loại 76N6.
Thậm chí, Trung Quốc cũng đã sao chép được loại vũ khí này và bổ sung cho nó một vài cải tiến, đổi tên thành HQ-15 hay Hồng Kỳ 15. Nguồn ảnh: RBTH.
Cận cảnh dàn tên lửa S-300 được Nga mang tới Syria, tham chiến chống khủng bố. Nguồn: RUPTLY.