Theo Công ước Montreux, các tàu chiến Mỹ có thể ở lại Biển Đen không quá 21 ngày, nên Hạm đội 6 đã thực hiện việc luân chuyển thường xuyên. Tuy nhiên mỗi lần Donald Cook xuất hiện, nó lại được máy bay chiến đấu của Quân đội Nga "chào đón nồng nhiệt", nguyên nhân là vì sao?Trong lần chạm mặt mới nhất, 4 tiêm kích chiến đấu và 2 máy bay ném bom của Nga đã cùng lúc cất cánh ở Crimea, trong đó Su-27 và Su-30SM mô phỏng cuộc không kích, phương tiện chiến tranh điện tử được sử dụng để chế áp hệ thống phòng không, sau đó Su-24M bay tới kết liễu.Chiếc DDG-75 đã thay đổi hướng đi và không tới Crimea, nơi có đường biên giới biển, và di chuyển đến cảng Constanta của Romania.Ngay sau khi thông tin trên được công bố, các cuộc thảo luận đã bùng lên về việc ai đã thực sự "chế nhạo" ai, tàu khu trục của hải quân Mỹ hay máy bay chiến đấu của lực lượng hàng không vũ trụ Nga.Thực tế là Donald Cook đã trở thành "nạn nhân của một cuộc không kích" bởi Su-24 của Nga suốt từ năm 2014, chiếc máy bay ném bom đã 12 lần áp sát uy hiếp, thậm chí có thông tin cho rằng hệ thống tác chiến điện tử Khibiny mà nó mang theo đã chế áp tổ hợp Aegis.Và bây giờ lịch sử lặp lại, không phải một mà là 6 chiếc máy bay Nga cùng lúc mô phỏng vụ tấn công nhằm vào khu trục hạm Donald Cook, cuộc thảo luận ngay lập tức bắt đầu về mức độ thực tế của sự kiện.Trang Americanophile chỉ ra rằng DDG-75 là đại diện tiêu biểu cho khu trục hạm Aegis tốt nhất phân lớp, là một phần không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, nó có khả năng bắn trúng tên lửa đạn đạo và vệ tinh ở độ cao 350 km với tầm bắn 3.500 km.Ngoài ra con tàu còn được trang bị hệ thống phòng không tầm trung RIM-7 Sea Sparrow và các bệ pháo bắn nhanh Phalanx. Khu trục hạm lớp Arleigh Burke còn có tên lửa hành trình Tomahawk, có thể tấn công tàu và căn cứ mặt đất của đối phương.Báo chí Nga bình luận, hãy thành thật thừa nhận rằng mỗi lần chiếc chiến hạm trên xuất hiện không phải là một món quà, thậm chí còn gây ra mối uy hiếp nghiêm trọng đối với căn cứ quân sự Nga.Nhưng khi tiến vào Biển Đen, con tàu cũng có thể bị các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Nga, cũng như các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal và Bastion-P khóa chặt.Khi xét đến vô số lập luận về chủ đề trên, giới quan sát thực sự hoang mang vì sao lại mô phỏng tình huống đối đầu của máy bay Nga với tàu khu trục Mỹ?Đây không phải là một trò chơi máy tính, nơi bạn có thể “tiết kiệm” và cố gắng đẩy các đơn vị khác nhau lại gần để giải trí. Nếu Donald Cook hạ gục máy bay Nga, hoặc phi cơ Nga bắn chìm tàu chiến Mỹ, cuộc chiến có thể sẽ bắt đầu giữa hai cường quốc hạt nhân.Hậu quả rõ ràng quá khủng khiếp, nên cả Moskva và Washington hầu như không muốn điều này. Mỹ và Liên Xô - bây giờ là Liên bang Nga với tư cách người kế thừa hợp pháp chỉ thích đối đầu với nhau theo hình thức "ủy nhiệm" trên lãnh thổ một nước thứ ba.Có một số quy tắc của trò chơi. Ví dụ như ở Syria, quân đội Nga và Mỹ thích liều lĩnh và “xông pha trên đường”, nhưng không bắn nhau. Vì vậy ở Biển Đen, các phi công Nga "đã lo lắng một chút", và những người Mỹ cũng "giả vờ sợ hãi".Theo bình luận của các chuyên gia quân sự Nga, tốt hơn là bạn nên giữ nó theo cách đó để cả hai bên đều giữ được thể diện, khi Nga cần chứng tỏ vị thế chủ nhà, còn Mỹ cũng vẫn hiện diện được tại địa bàn chiến lược.Thực tế trên cho thấy sẽ còn nhiều lần máy bay chiến đấu Nga thực hiện hành động tương tự với khu trục hạm USS Donald Cook hay bất cứ con tàu nào khác, nhưng tất cả sẽ chỉ dừng lại ở mức độ như vậy mà thôi.
Theo Công ước Montreux, các tàu chiến Mỹ có thể ở lại Biển Đen không quá 21 ngày, nên Hạm đội 6 đã thực hiện việc luân chuyển thường xuyên. Tuy nhiên mỗi lần Donald Cook xuất hiện, nó lại được máy bay chiến đấu của Quân đội Nga "chào đón nồng nhiệt", nguyên nhân là vì sao?
Trong lần chạm mặt mới nhất, 4 tiêm kích chiến đấu và 2 máy bay ném bom của Nga đã cùng lúc cất cánh ở Crimea, trong đó Su-27 và Su-30SM mô phỏng cuộc không kích, phương tiện chiến tranh điện tử được sử dụng để chế áp hệ thống phòng không, sau đó Su-24M bay tới kết liễu.
Chiếc DDG-75 đã thay đổi hướng đi và không tới Crimea, nơi có đường biên giới biển, và di chuyển đến cảng Constanta của Romania.
Ngay sau khi thông tin trên được công bố, các cuộc thảo luận đã bùng lên về việc ai đã thực sự "chế nhạo" ai, tàu khu trục của hải quân Mỹ hay máy bay chiến đấu của lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Thực tế là Donald Cook đã trở thành "nạn nhân của một cuộc không kích" bởi Su-24 của Nga suốt từ năm 2014, chiếc máy bay ném bom đã 12 lần áp sát uy hiếp, thậm chí có thông tin cho rằng hệ thống tác chiến điện tử Khibiny mà nó mang theo đã chế áp tổ hợp Aegis.
Và bây giờ lịch sử lặp lại, không phải một mà là 6 chiếc máy bay Nga cùng lúc mô phỏng vụ tấn công nhằm vào khu trục hạm Donald Cook, cuộc thảo luận ngay lập tức bắt đầu về mức độ thực tế của sự kiện.
Trang Americanophile chỉ ra rằng DDG-75 là đại diện tiêu biểu cho khu trục hạm Aegis tốt nhất phân lớp, là một phần không thể thiếu trong hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ, nó có khả năng bắn trúng tên lửa đạn đạo và vệ tinh ở độ cao 350 km với tầm bắn 3.500 km.
Ngoài ra con tàu còn được trang bị hệ thống phòng không tầm trung RIM-7 Sea Sparrow và các bệ pháo bắn nhanh Phalanx. Khu trục hạm lớp Arleigh Burke còn có tên lửa hành trình Tomahawk, có thể tấn công tàu và căn cứ mặt đất của đối phương.
Báo chí Nga bình luận, hãy thành thật thừa nhận rằng mỗi lần chiếc chiến hạm trên xuất hiện không phải là một món quà, thậm chí còn gây ra mối uy hiếp nghiêm trọng đối với căn cứ quân sự Nga.
Nhưng khi tiến vào Biển Đen, con tàu cũng có thể bị các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Nga, cũng như các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal và Bastion-P khóa chặt.
Khi xét đến vô số lập luận về chủ đề trên, giới quan sát thực sự hoang mang vì sao lại mô phỏng tình huống đối đầu của máy bay Nga với tàu khu trục Mỹ?
Đây không phải là một trò chơi máy tính, nơi bạn có thể “tiết kiệm” và cố gắng đẩy các đơn vị khác nhau lại gần để giải trí. Nếu Donald Cook hạ gục máy bay Nga, hoặc phi cơ Nga bắn chìm tàu chiến Mỹ, cuộc chiến có thể sẽ bắt đầu giữa hai cường quốc hạt nhân.
Hậu quả rõ ràng quá khủng khiếp, nên cả Moskva và Washington hầu như không muốn điều này. Mỹ và Liên Xô - bây giờ là Liên bang Nga với tư cách người kế thừa hợp pháp chỉ thích đối đầu với nhau theo hình thức "ủy nhiệm" trên lãnh thổ một nước thứ ba.
Có một số quy tắc của trò chơi. Ví dụ như ở Syria, quân đội Nga và Mỹ thích liều lĩnh và “xông pha trên đường”, nhưng không bắn nhau. Vì vậy ở Biển Đen, các phi công Nga "đã lo lắng một chút", và những người Mỹ cũng "giả vờ sợ hãi".
Theo bình luận của các chuyên gia quân sự Nga, tốt hơn là bạn nên giữ nó theo cách đó để cả hai bên đều giữ được thể diện, khi Nga cần chứng tỏ vị thế chủ nhà, còn Mỹ cũng vẫn hiện diện được tại địa bàn chiến lược.
Thực tế trên cho thấy sẽ còn nhiều lần máy bay chiến đấu Nga thực hiện hành động tương tự với khu trục hạm USS Donald Cook hay bất cứ con tàu nào khác, nhưng tất cả sẽ chỉ dừng lại ở mức độ như vậy mà thôi.