Hãng tin BBC/Anh ngày 15/1 đưa tin, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine Zaluzhny đã đăng trên mạng xã hội "Telegram" rằng, một máy bay cảnh báo sớm A-50U của Nga bị hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-2 của Ukraine bắn rơi; trong khi máy bay chỉ huy không quân IL-22M bị chính hệ thống phòng không S-400 của Quân đội Nga bắn hạ.Còn theo thông tin của tờ Politico/Mỹ, dẫn nguồn từ một số phương tiện truyền thông Ukraine, cho biết, một máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga đã bị Quân đội Ukraine bắn hạ; trong khi một máy bay chỉ huy trên không IL-22 đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống một sân bay do Nga kiểm soát.Một tài khoản mạng xã hội của Nga đăng tải thông tin máy bay chỉ huy không quân IL-22 đã hạ cánh thành công xuống sân bay Anapa thuộc khu vực Berdyansk; nhưng một số người trên máy bay đã bị thương.Hiện nay, bức ảnh chiếc Il-22 sau khi hạ cánh đã được lan truyền, phần đuôi dọc, đuôi ngang và thân máy bay gần đuôi thẳng đứng, có vô số các lỗ đạn như tổ ong, phù hợp với đặc điểm sát thương phân mảnh của tên lửa phòng không. Có khả năng nó thực sự đã bị tấn công bởi tên lửa phòng không. Khi tin tức này vừa truyền ra, khiến thế giới bên ngoài vô cùng chấn động, nguyên nhân rất đơn giản, đây là lần đầu tiên sau 70 năm kể từ khi máy bay cảnh báo sớm trên không (AWACS) được giới thiệu, đó là chiếc đầu tiên bị bắn rơi. Đây là một đòn nặng nề đối với Quân đội Nga.Tại sao đó là đòn nặng nề với Quân đội Nga? Bởi vì máy bay cảnh báo sớm và máy bay chỉ huy trên không hiện nay của Nga thậm chí còn có giá trị hơn máy bay ném bom chiến lược, nhưng số lượng lại quá ít. Thậm chí truyền thông Ukraine còn ví đó là “Tàu tuần dương mới Moscow".Hiện tất cả số máy bay cảnh báo sớm trên không A-50 của Quân đội Nga đều được sản xuất từ thời Liên Xô, tổng cộng có 31 máy bay A-50 đã được sản xuất và hiện có khoảng 10 chiếc vẫn được sử dụng.Do công nghệ đã rất cũ, nên Quân đội Nga liên tục nâng cấp số S-50U trong những năm gần đây, như thay thế hệ thống xử lý tín hiệu số, hệ thống máy tính trên không và hệ thống hiển thị; tuy nhiên radar vẫn là loại Bumblebee, loại radar ba tọa độ cũ.Radar Bumblebee so với radar mảng pha trang bị trên máy bay cảnh báo sớm của Mỹ hay Trung Quốc, thì nó rất lạc hậu chứ đừng nói đến radar mảng pha kỹ thuật số mới nhất; nhưng đây đã là loại tốt nhất ở Nga. Cho đến nay, tổng cộng có khoảng 8 chiếc A-50U đã được nâng cấp, tất cả đều được biên chế cho Trung đoàn máy bay cảnh báo sớm 144 của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga. Ngoài ra còn có 2 chiếc A-50 cũng được sử dụng cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Vào tháng 3/2023, một máy bay A-50U có tên "Red No. 43" đã bị UAV tầm xa của Ukraine tấn công tại căn cứ không quân Machulich ở Belarus, khiến ăng-ten phía trước, giữa của một chiếc A-50U bị hư hỏng nặng. Hiện chưa rõ tình trạng sửa chữa và không rõ liệu có thể sửa chữa được hay không?Chiếc A-50U bị bắn rơi lần này được cho là chiếc có số hiệu "Red No. 42"; sau hai sự cố này, Quân đội Nga chỉ còn lại 6 máy bay cảnh báo sớm A-50U, có thể nói là lực lượng vô cùng mỏng với một chiến trường rộng như vậy. Đối với máy bay chỉ huy trên không IL-22, con số thậm chí còn kém khả quan hơn, tổng số chưa đến 30 chiếc. Sau khi hiện đại hóa và nâng cấp chỉ còn 4 chiếc, một trong số đó đã bị bắn rơi trong cuộc nổi dậy một ngày của Wagner vào tháng sáu năm ngoái. Còn chiếc hiện nay bị hư hỏng nặng.Máy bay chỉ huy không quân IL-22 ban đầu là một sở chỉ huy trên không, để đối phó với các điều kiện ác nghiệt của chiến tranh hạt nhân. Nó có thể chỉ huy và kiểm soát lực lượng bộ binh, máy bay chiến đấu trên không, tàu trên biển và thậm chí cả vệ tinh trên bầu trời. Máy bay chỉ huy không quân IL-22 có thể giám sát chiến trường trong thời gian thực và chỉ huy các hoạt động chiến đấu; đồng thời có khả năng giám sát và can thiệp vào các hệ thống liên lạc, chỉ huy của đối phương. Cũng giống như máy bay cảnh báo sớm A-50U, máy bay chỉ huy không quân IL-22 cũng đều được hiện đại hóa, nâng cấp trên thân máy bay cũ, chứ không có máy bay mới sản xuất. Như vậy có thể thấy, Nga vẫn chưa có thể sản xuất những loại máy bay tác chiến điện tử thế hệ mới.Về việc đó là loại tên lửa gì và tên lửa của ai đã bắn hạ chiếc A-50U và làm hỏng chiếc IL-22 thì hiện tại vẫn còn hơi khó hiểu. Có người cho rằng đó là tên lửa phòng không "Patriot" của Quân đội Ukraine, còn có người cho rằng chính hệ thống phòng không S-400 của Quân đội Nga đã vô tình bắn trúng nó.Nhưng cho dù là “Patriot” của Quân đội Ukraine hay F-16, để có thể bắn hạ được máy bay A-50U thì nó phải nằm trong tầm phát hiện của máy bay A-50U. Mặc dù A-50U không quá hiện đại, nhưng phạm vi phát hiện của nó ít nhất là 400-500 km.Bất kỳ vũ khí phòng không tầm xa nào của Quân đội Ukraine, nếu triển khai trên chiến trường phía Nam, khi phát sóng radar đều có thể bị máy bay A-50 phát hiện. Nên nhớ là bay cùng những chiếc máy bay trinh sát và chỉ huy trên không này, bao giờ cũng có máy bay chiến đấu Su-35S hộ tống.Nếu tên lửa S-400 của Nga vô tình bắn trúng thì nghe có vẻ hợp lý hơn việc Patriot của Quân đội Ukraine. Nhưng nếu tên lửa của S-400 bắn rơi hai chiếc máy bay trên, điều đó càng “khó tha thứ hơn”; điều này cho thấy khả năng nhận dạng “bạn hay thù” của Quân đội Nga có vấn đề lớn.
Hãng tin BBC/Anh ngày 15/1 đưa tin, Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine Zaluzhny đã đăng trên mạng xã hội "Telegram" rằng, một máy bay cảnh báo sớm A-50U của Nga bị hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-2 của Ukraine bắn rơi; trong khi máy bay chỉ huy không quân IL-22M bị chính hệ thống phòng không S-400 của Quân đội Nga bắn hạ.
Còn theo thông tin của tờ Politico/Mỹ, dẫn nguồn từ một số phương tiện truyền thông Ukraine, cho biết, một máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga đã bị Quân đội Ukraine bắn hạ; trong khi một máy bay chỉ huy trên không IL-22 đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống một sân bay do Nga kiểm soát.
Một tài khoản mạng xã hội của Nga đăng tải thông tin máy bay chỉ huy không quân IL-22 đã hạ cánh thành công xuống sân bay Anapa thuộc khu vực Berdyansk; nhưng một số người trên máy bay đã bị thương.
Hiện nay, bức ảnh chiếc Il-22 sau khi hạ cánh đã được lan truyền, phần đuôi dọc, đuôi ngang và thân máy bay gần đuôi thẳng đứng, có vô số các lỗ đạn như tổ ong, phù hợp với đặc điểm sát thương phân mảnh của tên lửa phòng không. Có khả năng nó thực sự đã bị tấn công bởi tên lửa phòng không.
Khi tin tức này vừa truyền ra, khiến thế giới bên ngoài vô cùng chấn động, nguyên nhân rất đơn giản, đây là lần đầu tiên sau 70 năm kể từ khi máy bay cảnh báo sớm trên không (AWACS) được giới thiệu, đó là chiếc đầu tiên bị bắn rơi. Đây là một đòn nặng nề đối với Quân đội Nga.
Tại sao đó là đòn nặng nề với Quân đội Nga? Bởi vì máy bay cảnh báo sớm và máy bay chỉ huy trên không hiện nay của Nga thậm chí còn có giá trị hơn máy bay ném bom chiến lược, nhưng số lượng lại quá ít. Thậm chí truyền thông Ukraine còn ví đó là “Tàu tuần dương mới Moscow".
Hiện tất cả số máy bay cảnh báo sớm trên không A-50 của Quân đội Nga đều được sản xuất từ thời Liên Xô, tổng cộng có 31 máy bay A-50 đã được sản xuất và hiện có khoảng 10 chiếc vẫn được sử dụng.
Do công nghệ đã rất cũ, nên Quân đội Nga liên tục nâng cấp số S-50U trong những năm gần đây, như thay thế hệ thống xử lý tín hiệu số, hệ thống máy tính trên không và hệ thống hiển thị; tuy nhiên radar vẫn là loại Bumblebee, loại radar ba tọa độ cũ.
Radar Bumblebee so với radar mảng pha trang bị trên máy bay cảnh báo sớm của Mỹ hay Trung Quốc, thì nó rất lạc hậu chứ đừng nói đến radar mảng pha kỹ thuật số mới nhất; nhưng đây đã là loại tốt nhất ở Nga.
Cho đến nay, tổng cộng có khoảng 8 chiếc A-50U đã được nâng cấp, tất cả đều được biên chế cho Trung đoàn máy bay cảnh báo sớm 144 của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga. Ngoài ra còn có 2 chiếc A-50 cũng được sử dụng cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Vào tháng 3/2023, một máy bay A-50U có tên "Red No. 43" đã bị UAV tầm xa của Ukraine tấn công tại căn cứ không quân Machulich ở Belarus, khiến ăng-ten phía trước, giữa của một chiếc A-50U bị hư hỏng nặng. Hiện chưa rõ tình trạng sửa chữa và không rõ liệu có thể sửa chữa được hay không?
Chiếc A-50U bị bắn rơi lần này được cho là chiếc có số hiệu "Red No. 42"; sau hai sự cố này, Quân đội Nga chỉ còn lại 6 máy bay cảnh báo sớm A-50U, có thể nói là lực lượng vô cùng mỏng với một chiến trường rộng như vậy.
Đối với máy bay chỉ huy trên không IL-22, con số thậm chí còn kém khả quan hơn, tổng số chưa đến 30 chiếc. Sau khi hiện đại hóa và nâng cấp chỉ còn 4 chiếc, một trong số đó đã bị bắn rơi trong cuộc nổi dậy một ngày của Wagner vào tháng sáu năm ngoái. Còn chiếc hiện nay bị hư hỏng nặng.
Máy bay chỉ huy không quân IL-22 ban đầu là một sở chỉ huy trên không, để đối phó với các điều kiện ác nghiệt của chiến tranh hạt nhân. Nó có thể chỉ huy và kiểm soát lực lượng bộ binh, máy bay chiến đấu trên không, tàu trên biển và thậm chí cả vệ tinh trên bầu trời.
Máy bay chỉ huy không quân IL-22 có thể giám sát chiến trường trong thời gian thực và chỉ huy các hoạt động chiến đấu; đồng thời có khả năng giám sát và can thiệp vào các hệ thống liên lạc, chỉ huy của đối phương.
Cũng giống như máy bay cảnh báo sớm A-50U, máy bay chỉ huy không quân IL-22 cũng đều được hiện đại hóa, nâng cấp trên thân máy bay cũ, chứ không có máy bay mới sản xuất. Như vậy có thể thấy, Nga vẫn chưa có thể sản xuất những loại máy bay tác chiến điện tử thế hệ mới.
Về việc đó là loại tên lửa gì và tên lửa của ai đã bắn hạ chiếc A-50U và làm hỏng chiếc IL-22 thì hiện tại vẫn còn hơi khó hiểu. Có người cho rằng đó là tên lửa phòng không "Patriot" của Quân đội Ukraine, còn có người cho rằng chính hệ thống phòng không S-400 của Quân đội Nga đã vô tình bắn trúng nó.
Nhưng cho dù là “Patriot” của Quân đội Ukraine hay F-16, để có thể bắn hạ được máy bay A-50U thì nó phải nằm trong tầm phát hiện của máy bay A-50U. Mặc dù A-50U không quá hiện đại, nhưng phạm vi phát hiện của nó ít nhất là 400-500 km.
Bất kỳ vũ khí phòng không tầm xa nào của Quân đội Ukraine, nếu triển khai trên chiến trường phía Nam, khi phát sóng radar đều có thể bị máy bay A-50 phát hiện. Nên nhớ là bay cùng những chiếc máy bay trinh sát và chỉ huy trên không này, bao giờ cũng có máy bay chiến đấu Su-35S hộ tống.
Nếu tên lửa S-400 của Nga vô tình bắn trúng thì nghe có vẻ hợp lý hơn việc Patriot của Quân đội Ukraine. Nhưng nếu tên lửa của S-400 bắn rơi hai chiếc máy bay trên, điều đó càng “khó tha thứ hơn”; điều này cho thấy khả năng nhận dạng “bạn hay thù” của Quân đội Nga có vấn đề lớn.