Thời gian qua báo chí quốc tế đã đăng tải thông tin về việc Nga và Ai Cập có thể sớm ký kết hợp đồng cung cấp 20 tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S với trị giá 2 tỷ USD.Nếu thương vụ này thành công thì Ai Cập sẽ trở thành quốc gia thứ hai ký hợp đồng lớn nhằm mua sắm tiêm kích Su-35 sau Trung Quốc, trước đó Bắc Kinh đã mua 24 chiếc Su-35 của Nga.Có một vấn đề đáng quan tâm ở đây đó là sau khi hợp đồng được công bố đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng Ai Cập đang bị ép giá, bởi họ phải mua Su-35 với giá 100 triệu USD/chiếc.Trong khi đó hiện tại đơn giá đối với tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II do Mỹ sản xuất đã giảm xuống mức 80 triệu USD trong khi lại sở hữu nhiều tính năng cao cấp hơn.Chính vì vậy ngay trong nội bộ Ai Cập đã có nhiều tiếng nói phản đối hợp đồng trên, nhất là Cairo còn phải đứng trước nguy cơ hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ vì mua vũ khí Nga.Trang Avia của Nga cho biết, trong bối cảnh cuộc đối thoại khá gay gắt giữa Washington và Cairo, với lo ngại Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật CAATSA mà hợp đồng mua chiến đấu cơ Su-35 đang đứng trước nguy cơ bị hủy bỏ.Trước đó có thông tin cho biết Mỹ chắc chắn sẽ ngay lập tức áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Ai Cập nếu nước này chính thức ký kết hợp đồng với Nga về việc mua máy bay chiến đấu Su-35.Lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến Cairo, đặc biệt khi quốc gia Bắc Phi này dự định tiến hành nâng cấp lực lượng vũ trang trong tương lai gần, trong đó trọng tâm vẫn là sản phẩm quốc phòng do Mỹ chế tạo.Truyền thông phương Tây đưa tin rằng Cairo không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ chối mua Su-35, hiện tại mặc dù chính phủ Ai Cập không bình luận cụ thể về việc này nhưng theo đánh giá thì họ khó mà làm khác.Ngoài "cây gậy" là Đạo luật CAATSA, Mỹ cũng chuẩn bị sẵn "củ cà rốt" để Ai Cập không cảm thấy hụt hẫng đó là cho biết sẽ sẵn sàng cung cấp tiêm kích tàng hình F-35 cho Cairo.Hiện tại chủ lực của không quân Ai Cập là phi đội với quy mô hàng trăm tiêm kích F-16 Fighting Falcon do Mỹ sản xuất, nếu lựa chọn F-35 sẽ có tính kế thừa cao khi tận dụng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như vũ khí.Đó là chưa kể đến việc Ai Cập bên cạnh chương trình mua Su-35 cũng đã có kế hoạch mua sắm F-35, với diễn biến trên thì nhiều khả năng số tiền dự định chi ra cho Su-35 sẽ tập trung hết vào F-35.Ngoài ra vũ khí Nga còn gặp trở ngại khi đang bị điều tiếng tại Ai Cập, liên quan tới hợp đồng cung cấp số lượng lớn trực thăng tấn công Ka-52 Alligator, điều này càng khiến triển vọng của Su-35 trở nên mờ mịt hơn.Cụ thể, mặc dù dự định bán tới 50 chiếc Ka-52 Alligator, nhưng sau khi mới tiếp nhận lượng nhỏ thì Cairo đã hủy hợp đồng để mua AH-64E Apache của Mỹ, với lý do tính năng trực thăng Nga không được như quảng cáo.
Thời gian qua báo chí quốc tế đã đăng tải thông tin về việc Nga và Ai Cập có thể sớm ký kết hợp đồng cung cấp 20 tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35S với trị giá 2 tỷ USD.
Nếu thương vụ này thành công thì Ai Cập sẽ trở thành quốc gia thứ hai ký hợp đồng lớn nhằm mua sắm tiêm kích Su-35 sau Trung Quốc, trước đó Bắc Kinh đã mua 24 chiếc Su-35 của Nga.
Có một vấn đề đáng quan tâm ở đây đó là sau khi hợp đồng được công bố đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng Ai Cập đang bị ép giá, bởi họ phải mua Su-35 với giá 100 triệu USD/chiếc.
Trong khi đó hiện tại đơn giá đối với tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II do Mỹ sản xuất đã giảm xuống mức 80 triệu USD trong khi lại sở hữu nhiều tính năng cao cấp hơn.
Chính vì vậy ngay trong nội bộ Ai Cập đã có nhiều tiếng nói phản đối hợp đồng trên, nhất là Cairo còn phải đứng trước nguy cơ hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ vì mua vũ khí Nga.
Trang Avia của Nga cho biết, trong bối cảnh cuộc đối thoại khá gay gắt giữa Washington và Cairo, với lo ngại Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt theo Đạo luật CAATSA mà hợp đồng mua chiến đấu cơ Su-35 đang đứng trước nguy cơ bị hủy bỏ.
Trước đó có thông tin cho biết Mỹ chắc chắn sẽ ngay lập tức áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Ai Cập nếu nước này chính thức ký kết hợp đồng với Nga về việc mua máy bay chiến đấu Su-35.
Lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến Cairo, đặc biệt khi quốc gia Bắc Phi này dự định tiến hành nâng cấp lực lượng vũ trang trong tương lai gần, trong đó trọng tâm vẫn là sản phẩm quốc phòng do Mỹ chế tạo.
Truyền thông phương Tây đưa tin rằng Cairo không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ chối mua Su-35, hiện tại mặc dù chính phủ Ai Cập không bình luận cụ thể về việc này nhưng theo đánh giá thì họ khó mà làm khác.
Ngoài "cây gậy" là Đạo luật CAATSA, Mỹ cũng chuẩn bị sẵn "củ cà rốt" để Ai Cập không cảm thấy hụt hẫng đó là cho biết sẽ sẵn sàng cung cấp tiêm kích tàng hình F-35 cho Cairo.
Hiện tại chủ lực của không quân Ai Cập là phi đội với quy mô hàng trăm tiêm kích F-16 Fighting Falcon do Mỹ sản xuất, nếu lựa chọn F-35 sẽ có tính kế thừa cao khi tận dụng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như vũ khí.
Đó là chưa kể đến việc Ai Cập bên cạnh chương trình mua Su-35 cũng đã có kế hoạch mua sắm F-35, với diễn biến trên thì nhiều khả năng số tiền dự định chi ra cho Su-35 sẽ tập trung hết vào F-35.
Ngoài ra vũ khí Nga còn gặp trở ngại khi đang bị điều tiếng tại Ai Cập, liên quan tới hợp đồng cung cấp số lượng lớn trực thăng tấn công Ka-52 Alligator, điều này càng khiến triển vọng của Su-35 trở nên mờ mịt hơn.
Cụ thể, mặc dù dự định bán tới 50 chiếc Ka-52 Alligator, nhưng sau khi mới tiếp nhận lượng nhỏ thì Cairo đã hủy hợp đồng để mua AH-64E Apache của Mỹ, với lý do tính năng trực thăng Nga không được như quảng cáo.