Những bức hình ghi lại từ chiến trường ác liệt nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai-mặt trận Đức-Liên Xô. Ảnh: Hàng trăm máy bay I-16 của Liên Xô bị phá hủy ngay ngày đầu tiên khi Đức mở ra cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô. Nguồn ảnh: Knowled.Quân Đức với chiến thuật đánh nhanh tiến nhanh đã chọc thủng mọi hàng phòng tuyến của Liên Xô trong ngày đầu tiên này. Nguồn ảnh: Knowled.Người dân ở Moscow, Nga nghe về tin đất nước đang bị tấn công vào sáng ngày 22/6/1941, chỉ vài tiếng sau khi Đức bất ngờ tràn qua biên giới. Trong thời gian đầu của cuộc chiến, phía Liên Xô thậm chí còn định cắt lãnh thổ để hòa hoãn với Đức, người Liên Xô lúc đấy không nghĩ tới một cuộc chiến tổng lực với Đức, họ chỉ nghĩ đây là một cuộc "xung đột biên giới". Nguồn ảnh: Knowled.Liên Xô duyệt binh cuối năm 1941, lúc này, cuộc chiến tranh tổng lực đã hiện hữu, Liên Xô sẵn sàng dốc toàn lực vào cuộc chiến "tất tay" với Đức. Nguồn ảnh: Knowled.Một người lính dính đạn khi đang xung phong ngay trước ống kính máy ghi hình. Nguồn ảnh: Knowled.Một người lính Đức cũng chung số phận tương tự nhưng ở khoảng cách gần hơn với người chụp ảnh. Nguồn ảnh: Knowled.Khẩu phần ăn của những người dân ở Leningrad khi thành phố này bị Đức quốc xã bao vây. Mặc dù mỗi người chỉ có 150 gram bánh mỳ mỗi ngày nhưng đây cũng không hoàn toàn là bánh mỳ mà là bánh mỳ trộn mùn cưa. Tới nay, công thức làm bánh mỳ mùn cưa được Liên Xô sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là tuyệt mật. Nguồn ảnh: Knowled.Quân đội Liên Xô chiến đấu bảo vệ Leningrad. Nguồn ảnh: Knowled.Cuộc bao vây thành phố Leningrad của Đức diễn ra từ 8/9/1941 tới ngày 27/1/1944. Trong thời gian đó, đã có 3,5 triệu lính Liên Xô và 642.000 dân thường thương vong. Thiệt hại về nhân mạng của Liên Xô bên trong Leningrad còn lớn hơn thiệt hại về nhân mạng của Mỹ trong toàn bộ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Knowled.Những chuyến xe chở hàng tiếp tế xuyên sông băng vào mùa đông tới Leningrad. Mọi tài xế lái xe qua đây đều để mở sẵn cửa xe, đề phòng băng bị vỡ, xe chìm xuống sông thì họ sẽ kịp nhảy ra ngoài thoát thân. Nguồn ảnh: Knowled.Đoàn tàu chở những người dân Liên Xô trong vùng bị Đức chiếm đóng tới trại tập trung, nơi họ sẽ phải lao động khổ sai. Nguồn ảnh: Knowled.Hình ảnh người Chính ủy Liên Xô hô xung phong giữa lúc binh lính của anh ta còn đang nằm bò rạp dưới đất tránh súng máy. Người chính ủy này đã hy sinh sau đó và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Nguồn ảnh: Knowled.Những người lính Đức chết rét vì mùa đông khắc nghiệt ở Liên Xô năm 1943. Nguồn ảnh: Knowled.Tù binh Đức sau khi đầu hàng Liên Xô, ảnh chụp năm 1943. Nguồn ảnh: Knowled.Một chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô bị nổ bay tháp pháo, bên cạnh nó là một chiếc xe tăng bị lật ngược, có lẽ là một chiếc xe tăng Đức. Nguồn ảnh: Knowled.Bản giao hưởng của Stalin, những dàn hỏa tiễn pháo phản lực Kachiusha. Dù có độ chính xác không cao, tuy nhiên Kachiusha lại có sức công phá rất khủng khiếp theo kiểu "lấy số lượng bù chất lượng". Nguồn ảnh: Knowled.Một chiếc máy bay của Liên Xô được phong tặng danh hiệu anh hùng, trên thân máy bay, mỗi một ngôi sao tương đương cho một lần hạ được máy bay địch, chiếc máy bay này đã gần như kín chỗ gắn sao. Nguồn ảnh: Knowled.Liên Xô chiến thắng trở về, mang theo những lá cờ chiến lợi phẩm vốn là cờ hiệu của các lực lượng quân đội Phát xít Đức bị Liên Xô đập tan trong đại chiến thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Knowled.
Những bức hình ghi lại từ chiến trường ác liệt nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai-mặt trận Đức-Liên Xô. Ảnh: Hàng trăm máy bay I-16 của Liên Xô bị phá hủy ngay ngày đầu tiên khi Đức mở ra cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô. Nguồn ảnh: Knowled.
Quân Đức với chiến thuật đánh nhanh tiến nhanh đã chọc thủng mọi hàng phòng tuyến của Liên Xô trong ngày đầu tiên này. Nguồn ảnh: Knowled.
Người dân ở Moscow, Nga nghe về tin đất nước đang bị tấn công vào sáng ngày 22/6/1941, chỉ vài tiếng sau khi Đức bất ngờ tràn qua biên giới. Trong thời gian đầu của cuộc chiến, phía Liên Xô thậm chí còn định cắt lãnh thổ để hòa hoãn với Đức, người Liên Xô lúc đấy không nghĩ tới một cuộc chiến tổng lực với Đức, họ chỉ nghĩ đây là một cuộc "xung đột biên giới". Nguồn ảnh: Knowled.
Liên Xô duyệt binh cuối năm 1941, lúc này, cuộc chiến tranh tổng lực đã hiện hữu, Liên Xô sẵn sàng dốc toàn lực vào cuộc chiến "tất tay" với Đức. Nguồn ảnh: Knowled.
Một người lính dính đạn khi đang xung phong ngay trước ống kính máy ghi hình. Nguồn ảnh: Knowled.
Một người lính Đức cũng chung số phận tương tự nhưng ở khoảng cách gần hơn với người chụp ảnh. Nguồn ảnh: Knowled.
Khẩu phần ăn của những người dân ở Leningrad khi thành phố này bị Đức quốc xã bao vây. Mặc dù mỗi người chỉ có 150 gram bánh mỳ mỗi ngày nhưng đây cũng không hoàn toàn là bánh mỳ mà là bánh mỳ trộn mùn cưa. Tới nay, công thức làm bánh mỳ mùn cưa được Liên Xô sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là tuyệt mật. Nguồn ảnh: Knowled.
Quân đội Liên Xô chiến đấu bảo vệ Leningrad. Nguồn ảnh: Knowled.
Cuộc bao vây thành phố Leningrad của Đức diễn ra từ 8/9/1941 tới ngày 27/1/1944. Trong thời gian đó, đã có 3,5 triệu lính Liên Xô và 642.000 dân thường thương vong. Thiệt hại về nhân mạng của Liên Xô bên trong Leningrad còn lớn hơn thiệt hại về nhân mạng của Mỹ trong toàn bộ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Knowled.
Những chuyến xe chở hàng tiếp tế xuyên sông băng vào mùa đông tới Leningrad. Mọi tài xế lái xe qua đây đều để mở sẵn cửa xe, đề phòng băng bị vỡ, xe chìm xuống sông thì họ sẽ kịp nhảy ra ngoài thoát thân. Nguồn ảnh: Knowled.
Đoàn tàu chở những người dân Liên Xô trong vùng bị Đức chiếm đóng tới trại tập trung, nơi họ sẽ phải lao động khổ sai. Nguồn ảnh: Knowled.
Hình ảnh người Chính ủy Liên Xô hô xung phong giữa lúc binh lính của anh ta còn đang nằm bò rạp dưới đất tránh súng máy. Người chính ủy này đã hy sinh sau đó và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Nguồn ảnh: Knowled.
Những người lính Đức chết rét vì mùa đông khắc nghiệt ở Liên Xô năm 1943. Nguồn ảnh: Knowled.
Tù binh Đức sau khi đầu hàng Liên Xô, ảnh chụp năm 1943. Nguồn ảnh: Knowled.
Một chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô bị nổ bay tháp pháo, bên cạnh nó là một chiếc xe tăng bị lật ngược, có lẽ là một chiếc xe tăng Đức. Nguồn ảnh: Knowled.
Bản giao hưởng của Stalin, những dàn hỏa tiễn pháo phản lực Kachiusha. Dù có độ chính xác không cao, tuy nhiên Kachiusha lại có sức công phá rất khủng khiếp theo kiểu "lấy số lượng bù chất lượng". Nguồn ảnh: Knowled.
Một chiếc máy bay của Liên Xô được phong tặng danh hiệu anh hùng, trên thân máy bay, mỗi một ngôi sao tương đương cho một lần hạ được máy bay địch, chiếc máy bay này đã gần như kín chỗ gắn sao. Nguồn ảnh: Knowled.
Liên Xô chiến thắng trở về, mang theo những lá cờ chiến lợi phẩm vốn là cờ hiệu của các lực lượng quân đội Phát xít Đức bị Liên Xô đập tan trong đại chiến thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Knowled.