Theo thông tin mới được hãng thông tấn TASS của Nga đăng tải, hiện nước này đã nhận được lời đề nghị mua các tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf từ Ả Rập Saudi nhân chuyến thăm lịch sử của quốc vương Quốc vương Ả Rập Saudi Salman đến Nga hôm 4/10 vừa rồi. Nguồn ảnh: Intell.Trả lời phỏng vấn trong một cuộc họp báo hồi đầu tuần vừa rồi, Phó Thủ tướng Nga ông Dmitry Rogozin cho biết "hiện vẫn chưa có bất cứ một thỏa thuận chính thức nào được đưa ra, chúng tôi vẫn đang trong quá trình xem xét lời đề nghị trên". Nguồn ảnh: Defesa.Tổ hợp phòng không S-400 của Nga hiện là một trong những mặt hàng nhận được nhiều sự chú ý bậc nhất trên thị trường vũ khí thế giới, dù rằng vẫn chưa có quốc gia nào ngoài Nga sở hữu loại tên lửa phòng không đời mới này. Nguồn ảnh: Defence.Được biên chế vào Quân đội Nga từ năm 2007, tên lửa phòng không S-400 được định giá tới 400 triệu USD cho một tổ hợp đầy đủ bao gồm 8 ống phóng, 112 tên lửa, phương tiện hỗ trợ và xe chỉ huy. Nguồn ảnh: Indian.Với cái giá quá cao như vậy, ít có quốc gia nào trên thế giới có đủ khả năng mua các tổ hợp tên lửa này. Hiện tại, mới chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là "tỏ ra có hứng thú" với S-400 và giờ có thêm Ả Rập Saudi. Nguồn ảnh: Sputnik.S-400 phiên bản nội địa Nga có tầm bắn tối đa lên tới 400 km với tên lửa 40N6. Loại tên lửa này đã được phát triển từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước nhưng mới chỉ được phóng thử thành công lần đầu tiên vào năm 1999 vừa rồi. Nguồn ảnh: National.Hiện tại trong Quân đội Nga đang có tổng cộng khoảng 320 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và đây là lá chắn phòng thủ quan trọng đối với Moscow trước các mối đe dọa từ trên không. Nguồn ảnh: Army.Trung Quốc và Ấn Độ đã để ý tới tổ hợp tên lửa phòng không S-400 từ những năm 2014, 2015 và mới đây là Thổ Nhĩ Kỳ. Thậm chí đã có nhiều nguồn tin cho rằng Trung Quốc đã thỏa thuận xong hợp đồng mua bán các dàn tên lửa S-400 giữa nước này với Nga. Tuy nhiên hiện giờ Trung Quốc vẫn chưa nhận được tổ hợp tên lửa S-400 nào. Nguồn ảnh: Sputnik.Thậm chí, đã từng có thông tin về việc Việt Nam cũng sẽ mua từ 4 tới 6 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga sau khi nước này đồng ý cho phép xuất khẩu loại vũ khí này ra nước ngoài. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng. Nguồn ảnh: Intel.Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, việc Ả Rập Saudi quan tâm đến S-400 là điều khá phù hợp trong bối cảnh an ninh bất ổn hiện tại ở Trung Đông và Riyadh cần tới một loại vũ khí để có thể tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa từ trên không. Nhất là sau khi Israel sở hữu phi đội F-35I đầu tiên còn Iran thì sở hữu các tổ hợp phòng không S-300PMU-2. Nguồn ảnh: stanavov.ru.Mặt khác hệ thống phòng không của Ả Rập Saudi hiện tại cũng quá mỏng để có thể tự bảo vệ nước này trước các cuộc tấn công từ bên ngoài, minh chứng rõ nét nhất là việc nước này thường xuyên bị Yemen tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Còn các hệ thống phòng không đắt tiền mà Riyadh mua từ Mỹ hoàn toàn vô dụng khi lúc họ cần đến chúng. Nguồn ảnh: haber.sol.Điều khá bất ngờ là ngay sau khi có thông tin Ả Rập Saudi muốn mua các tổ hợp S-400 của Nga, ngay lập tức Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua đề nghị mua các hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao THAAD từ Riyadh cách đây nhiều năm, trước đây đề nghị này luôn bị Washington từ chối khéo do lo sợ làm mất lòng Israel. Nguồn ảnh: Military Edge.
Theo thông tin mới được hãng thông tấn TASS của Nga đăng tải, hiện nước này đã nhận được lời đề nghị mua các tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf từ Ả Rập Saudi nhân chuyến thăm lịch sử của quốc vương Quốc vương Ả Rập Saudi Salman đến Nga hôm 4/10 vừa rồi. Nguồn ảnh: Intell.
Trả lời phỏng vấn trong một cuộc họp báo hồi đầu tuần vừa rồi, Phó Thủ tướng Nga ông Dmitry Rogozin cho biết "hiện vẫn chưa có bất cứ một thỏa thuận chính thức nào được đưa ra, chúng tôi vẫn đang trong quá trình xem xét lời đề nghị trên". Nguồn ảnh: Defesa.
Tổ hợp phòng không S-400 của Nga hiện là một trong những mặt hàng nhận được nhiều sự chú ý bậc nhất trên thị trường vũ khí thế giới, dù rằng vẫn chưa có quốc gia nào ngoài Nga sở hữu loại tên lửa phòng không đời mới này. Nguồn ảnh: Defence.
Được biên chế vào Quân đội Nga từ năm 2007, tên lửa phòng không S-400 được định giá tới 400 triệu USD cho một tổ hợp đầy đủ bao gồm 8 ống phóng, 112 tên lửa, phương tiện hỗ trợ và xe chỉ huy. Nguồn ảnh: Indian.
Với cái giá quá cao như vậy, ít có quốc gia nào trên thế giới có đủ khả năng mua các tổ hợp tên lửa này. Hiện tại, mới chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ là "tỏ ra có hứng thú" với S-400 và giờ có thêm Ả Rập Saudi. Nguồn ảnh: Sputnik.
S-400 phiên bản nội địa Nga có tầm bắn tối đa lên tới 400 km với tên lửa 40N6. Loại tên lửa này đã được phát triển từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước nhưng mới chỉ được phóng thử thành công lần đầu tiên vào năm 1999 vừa rồi. Nguồn ảnh: National.
Hiện tại trong Quân đội Nga đang có tổng cộng khoảng 320 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và đây là lá chắn phòng thủ quan trọng đối với Moscow trước các mối đe dọa từ trên không. Nguồn ảnh: Army.
Trung Quốc và Ấn Độ đã để ý tới tổ hợp tên lửa phòng không S-400 từ những năm 2014, 2015 và mới đây là Thổ Nhĩ Kỳ. Thậm chí đã có nhiều nguồn tin cho rằng Trung Quốc đã thỏa thuận xong hợp đồng mua bán các dàn tên lửa S-400 giữa nước này với Nga. Tuy nhiên hiện giờ Trung Quốc vẫn chưa nhận được tổ hợp tên lửa S-400 nào. Nguồn ảnh: Sputnik.
Thậm chí, đã từng có thông tin về việc Việt Nam cũng sẽ mua từ 4 tới 6 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga sau khi nước này đồng ý cho phép xuất khẩu loại vũ khí này ra nước ngoài. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng. Nguồn ảnh: Intel.
Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, việc Ả Rập Saudi quan tâm đến S-400 là điều khá phù hợp trong bối cảnh an ninh bất ổn hiện tại ở Trung Đông và Riyadh cần tới một loại vũ khí để có thể tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa từ trên không. Nhất là sau khi Israel sở hữu phi đội F-35I đầu tiên còn Iran thì sở hữu các tổ hợp phòng không S-300PMU-2. Nguồn ảnh: stanavov.ru.
Mặt khác hệ thống phòng không của Ả Rập Saudi hiện tại cũng quá mỏng để có thể tự bảo vệ nước này trước các cuộc tấn công từ bên ngoài, minh chứng rõ nét nhất là việc nước này thường xuyên bị Yemen tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Còn các hệ thống phòng không đắt tiền mà Riyadh mua từ Mỹ hoàn toàn vô dụng khi lúc họ cần đến chúng. Nguồn ảnh: haber.sol.
Điều khá bất ngờ là ngay sau khi có thông tin Ả Rập Saudi muốn mua các tổ hợp S-400 của Nga, ngay lập tức Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua đề nghị mua các hệ thống tên lửa đánh chặn tầm cao THAAD từ Riyadh cách đây nhiều năm, trước đây đề nghị này luôn bị Washington từ chối khéo do lo sợ làm mất lòng Israel. Nguồn ảnh: Military Edge.