Sư đoàn Panzer số 16 từ bờ sông Volga bắt đầu đánh xuống hướng nam, họ chiếm được làng Rynok vào chập tối và chiếm xã Spartanovka, trực thuộc thành phố Stalingrad vào 11 giờ đêm. Đây là những người lính Đức đầu tiên đặt chân vào bên trong thành phố Stalingrad.Với sự kháng cự yếu ớt của Hồng Quân, từ bờ sông Don đến tận bờ sông Volga, đây hoàn toàn là cơ sở cho người Đức có thể tự tin về một chiến thắng của họ tại Stalingrad, một chiến thắng huy hoàng là để khẳng định sức mạnh của người Đức.Bởi mệnh lệnh 227 được Stalin đề ra đã khiến cho các lực lượng binh sĩ chính quy Xô viết, lúc này hãy còn nằm bên bờ sông Don, vốn cách xa thành phố Stalingrad hàng chục km và bản thân họ cũng không dám tự ý lui quân về bảo vệ thành phố.Do đó khi quân Đức tiến hành tấn công chớp nhoáng vào thành phố Stalingrad, không có nhiều lực lượng chính quy để bảo vệ thành phố. Người Liên Xô đã phải huy động các công dân của thành phố, bao gồm các công nhân và học sinh cấp ba ra thẳng chiến trường để cản chân quân Đức.Đơn vị đầu tiên chạm trán với quân Đức là Trung đoàn Phòng không 1077, đây là đơn vị đã rút lui sau khi chạm trán quân Đức trước đó và được bổ sung lực lượng, trung đoàn được trang bị pháo phòng không 37mm và 85mm, đơn vị này đã cản chân quân Đức suốt 2 ngày trời.Và khi những cỗ xe tăng Đức bắt đầu nghiền nát các khẩu pháo đầu tiên, lính Đức nhận ra rằng họ không hề đối mặt với những người lính trưởng thành mà hóa ra chỉ là các nữ sinh cấp 3. Trong tổng số 75 cô gái trong đơn vị, 46 người đã vĩnh viễn nằm xuống bên cạnh bờ sông Volga.Trước tình hình nguy cấp của chiến trường, công nhân tại ba nhà máy "Nhà máy đầu kéo Stalingrad","Nhà máy pháo Barrikady" và "Nhà máy Tháng Mười Đỏ". Đã thành lập các lượng dân quân tiến ra ngoại ô nghênh chiến với quân Đức.Những người công nhân này đã chiến đấu trên những chiếc xe tăng không được trang bị ống ngắm và không có kinh nghiệm chiến đấu nên do đó họ đã nhanh chóng bị bắn hỏng bởi những người lính tăng Đức kì cựu.Tuy nhiên sau mỗi lần bị bắn hỏng, kíp lái xe tăng chỉ việc chạy thẳng vô "Nhà máy đầu kéo Stalingrad" gần đó, kíp lại nhảy ra khỏi xe, tự sửa lại xe của mình rồi quay lại chiến trường chiến đấu tiếp. Cứ thế lặp đi lặp lại.Trái với nhận định ban đầu của người Đức, lực lượng Liên Xô tại khu vực này còn có một sư đoàn bộ binh NKVD số 10 (lực lượng thuộc Bộ Dân ủy Nội vụ) của trung tá Saraev. NKVD là một cơ quan hành pháp của Liên Xô, đơn vị trực tiếp thi hành quyền lực của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực an ninh, tình báo.Nhiệm vụ chính của NKVD là các hoạt động tình báo hải ngoại, phản gián, chống gián điệp nước ngoài, các hoạt động điều tra, kiểm soát biên giới, bảo vệ các lãnh tụ của ủy ban trung ương đảng cộng sản Liên Xô và chính phủ Liên Xô, bảo đảm truyền thông của chính quyền cũng như chống lại các phong trào ly khai, những nhân vật và tổ chức hoạt động chống Nhà nước Xô viết.Lực lượng NKVD vốn không phải lực lượng binh sĩ chính quy nên ban đầu họ nhanh chóng bị người Đức đẩy lui nhưng càng vào sâu bên trong khu vực nội đô Stalingrad thì đơn vị này càng kháng cự quyết liệt hơn do được trang bị một lượng lớn súng tiểu liên PPSh.Sự lì lợm của lực lượng NKVD cũng như các công dân thành phố Stalingrad đã câu kéo đủ thời gian cho lực lượng chính quy đến kịp thời vào ngày 28/8/1942. Một lực lượng hỗn hợp bao gồm 2 lữ đoàn bộ binh độc lập, 1 trung đoàn NKVD, 1 đơn vị lính hải quân đánh bộ cùng với 3.000 dân quân đã được thành lập nhằm bảo vệ khu vực này khỏi tay người Đức. Về sau những người này được gọi là "Nhóm Gorokhov".Bất chấp việc quân Đức chỉ cách có 1,5km cũng như bị máy bay Đức ném bom hằng ngày, các công nhân bên trong "Nhà máy đầu kéo Stalingrad" vẫn tiếp tục xuất xưởng và sửa chữa xe tăng theo nhu cầu của chiến trường, họ không hề ngưng làm việc dù đó có là lúc nhà máy chìm trong biển lửa. Nhà máy chỉ dừng hoạt động vào ngày 13/9/1942, khi mà quân Đức đã tiến vào khu vực nhà máy.
Sư đoàn Panzer số 16 từ bờ sông Volga bắt đầu đánh xuống hướng nam, họ chiếm được làng Rynok vào chập tối và chiếm xã Spartanovka, trực thuộc thành phố Stalingrad vào 11 giờ đêm. Đây là những người lính Đức đầu tiên đặt chân vào bên trong thành phố Stalingrad.
Với sự kháng cự yếu ớt của Hồng Quân, từ bờ sông Don đến tận bờ sông Volga, đây hoàn toàn là cơ sở cho người Đức có thể tự tin về một chiến thắng của họ tại Stalingrad, một chiến thắng huy hoàng là để khẳng định sức mạnh của người Đức.
Bởi mệnh lệnh 227 được Stalin đề ra đã khiến cho các lực lượng binh sĩ chính quy Xô viết, lúc này hãy còn nằm bên bờ sông Don, vốn cách xa thành phố Stalingrad hàng chục km và bản thân họ cũng không dám tự ý lui quân về bảo vệ thành phố.
Do đó khi quân Đức tiến hành tấn công chớp nhoáng vào thành phố Stalingrad, không có nhiều lực lượng chính quy để bảo vệ thành phố. Người Liên Xô đã phải huy động các công dân của thành phố, bao gồm các công nhân và học sinh cấp ba ra thẳng chiến trường để cản chân quân Đức.
Đơn vị đầu tiên chạm trán với quân Đức là Trung đoàn Phòng không 1077, đây là đơn vị đã rút lui sau khi chạm trán quân Đức trước đó và được bổ sung lực lượng, trung đoàn được trang bị pháo phòng không 37mm và 85mm, đơn vị này đã cản chân quân Đức suốt 2 ngày trời.
Và khi những cỗ xe tăng Đức bắt đầu nghiền nát các khẩu pháo đầu tiên, lính Đức nhận ra rằng họ không hề đối mặt với những người lính trưởng thành mà hóa ra chỉ là các nữ sinh cấp 3. Trong tổng số 75 cô gái trong đơn vị, 46 người đã vĩnh viễn nằm xuống bên cạnh bờ sông Volga.
Trước tình hình nguy cấp của chiến trường, công nhân tại ba nhà máy "Nhà máy đầu kéo Stalingrad","Nhà máy pháo Barrikady" và "Nhà máy Tháng Mười Đỏ". Đã thành lập các lượng dân quân tiến ra ngoại ô nghênh chiến với quân Đức.
Những người công nhân này đã chiến đấu trên những chiếc xe tăng không được trang bị ống ngắm và không có kinh nghiệm chiến đấu nên do đó họ đã nhanh chóng bị bắn hỏng bởi những người lính tăng Đức kì cựu.
Tuy nhiên sau mỗi lần bị bắn hỏng, kíp lái xe tăng chỉ việc chạy thẳng vô "Nhà máy đầu kéo Stalingrad" gần đó, kíp lại nhảy ra khỏi xe, tự sửa lại xe của mình rồi quay lại chiến trường chiến đấu tiếp. Cứ thế lặp đi lặp lại.
Trái với nhận định ban đầu của người Đức, lực lượng Liên Xô tại khu vực này còn có một sư đoàn bộ binh NKVD số 10 (lực lượng thuộc Bộ Dân ủy Nội vụ) của trung tá Saraev. NKVD là một cơ quan hành pháp của Liên Xô, đơn vị trực tiếp thi hành quyền lực của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực an ninh, tình báo.
Nhiệm vụ chính của NKVD là các hoạt động tình báo hải ngoại, phản gián, chống gián điệp nước ngoài, các hoạt động điều tra, kiểm soát biên giới, bảo vệ các lãnh tụ của ủy ban trung ương đảng cộng sản Liên Xô và chính phủ Liên Xô, bảo đảm truyền thông của chính quyền cũng như chống lại các phong trào ly khai, những nhân vật và tổ chức hoạt động chống Nhà nước Xô viết.
Lực lượng NKVD vốn không phải lực lượng binh sĩ chính quy nên ban đầu họ nhanh chóng bị người Đức đẩy lui nhưng càng vào sâu bên trong khu vực nội đô Stalingrad thì đơn vị này càng kháng cự quyết liệt hơn do được trang bị một lượng lớn súng tiểu liên PPSh.
Sự lì lợm của lực lượng NKVD cũng như các công dân thành phố Stalingrad đã câu kéo đủ thời gian cho lực lượng chính quy đến kịp thời vào ngày 28/8/1942. Một lực lượng hỗn hợp bao gồm 2 lữ đoàn bộ binh độc lập, 1 trung đoàn NKVD, 1 đơn vị lính hải quân đánh bộ cùng với 3.000 dân quân đã được thành lập nhằm bảo vệ khu vực này khỏi tay người Đức. Về sau những người này được gọi là "Nhóm Gorokhov".
Bất chấp việc quân Đức chỉ cách có 1,5km cũng như bị máy bay Đức ném bom hằng ngày, các công nhân bên trong "Nhà máy đầu kéo Stalingrad" vẫn tiếp tục xuất xưởng và sửa chữa xe tăng theo nhu cầu của chiến trường, họ không hề ngưng làm việc dù đó có là lúc nhà máy chìm trong biển lửa. Nhà máy chỉ dừng hoạt động vào ngày 13/9/1942, khi mà quân Đức đã tiến vào khu vực nhà máy.