Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng 5 châu, chấn động địa cầu vào tháng 5 nă 1954, Quân ta đã buộc Thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký kết hiệp định Geneva. Sau khi các điều khoản bắt đầu được thực thi từ tháng 7 cùng năm, Đảng và Quân đội đặt ra nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, đó chính là nhanh chóng tiến quân về tiếp quản Thủ đô và giải giáp quân địch. Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam trong ngày tiến về Thủ đô.Ngày 10/10/1954, cách đây đúng 66 năm, hàng đoàn bộ đội Việt Nam đã có cuộc hành quân lịch sử, từ chiến khu Việt Bắc thần tốc tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội, giải giáp quân Pháp cũng như bảo vệ cơ sở vật chất, tránh để địch nhân cơ hội rút lui có các hành động phá hoại không đáng có, gây khó khăn cho công cuộc xây dựng lại của ta sau này. Ảnh: Đoàn chiến sĩ Việt Nam tiến qua phố Hàng Khay.Kể từ khi Đoàn Vệ quốc quân rút khỏi Thủ đô sau nhiều ngày đêm quyết tử vào năm 1947, phải đến 7 năm sau, những người chiến sĩ ưu tú, trong đó có những người con của Hà Nội ngày nào mới có thể quay trở lại nhưng lần này là trong tâm thế hân hoan vui mừng, cùng sự chào đón nồng nhiệt của đồng bào, kết thúc cuộc Kháng chiến chống Pháp vĩ đại, xóa bỏ gần 100 năm sự can thiệp của Pháp lên Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ. Ảnh: Những người chiến sĩ Việt Nam trong sự hân hoan chào đón của đồng bào Thủ đô.Đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô với một tâm thế của người chiến thắng, luôn ngẩng cao đầu và tin tưởng vào một tương lai thống nhất đất nước ở phía trước. Lúc này, với họ, chỉ còn 2 năm nữa thôi là đất nước Việt Nam sẽ thu về một mối sau cuộc Tổng tuyển cử theo đúng điều khoản của Hiệp định Geneva. Ảnh: Đoàn Vệ quốc quân tiến vào Hà Nội.Trận Điện Biên Phủ chiến thắng vang dội và cuộc đấu tranh trường kỳ kết thúc chế độ thực dân tại Việt Nam cũng là nguồn cảm hứng lớn lao cho nhiều dân tộc đang bị áp bức bóc lột trên thế giới vào lúc đó, là ngọn lửa thôi thúc những đất nước cùng đứng lên lật đổ ách thực dân. Ảnh: Đoàn quân hùng dũng tiến vào Thủ đô trên cầu Long Biên.Về phía quân Pháp, sự thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ đã làm bọn cầm quyền ở Hà Nội bủn rủn chân tay, không còn sức chiến đấu. Vào thời điểm Đoàn Vệ quốc quân tiến vào Thủ đô cũng là lúc Pháp nhanh chóng rút quân ra khỏi thành phố, hướng về phía Hải Phòng. Sự ra đi của chúng được ta theo dõi sát sao và kỹ càng. Ảnh: Sĩ quan Pháp quan sát đoàn quân của mình rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên.Dù cho đã thua trận đánh then chốt tuy nhiên Pháp vẫn còn lực lượng khá mạnh ở đồng bằng, ta thì vừa tổng công kích chiến lược nên còn nhiều tổn thất, chưa thể quét sạch quân địch do đó Đảng ta đã lựa chọn biện pháp đàm phán kết thúc chiến tranh để tránh thương vong không đáng có cũng như giữ một chút thể diện cho quân Pháp. Ảnh: Những khuôn mặt buồn bã của đám tàn quân Pháp trong ngày rút lui khỏi Hà Nội.Pháp sau khi rút quân ra khỏi Hà Nội sẽ tập trung tại cảng Hải Phòng để lên tàu vận tải để tiến vào phía nam vĩ tuyến 17. Đây sẽ là chia cắt tạm thời, một vùng đệm an toàn để rồi từ đó Pháp rút dần quân về nước và 2 năm sau tức năm 1956 phải hoàn thành quá trình này. Theo hiệp định Geneva, năm 1956 cũng sẽ là năm mà hai miền nam bắc chính thức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, dù vậy lịch sử đã đi theo một hướng khác khi Đế quốc Mỹ can thiệp vào tình hình miền Nam khiến nhân dân ta phải mất thêm 20 năm nữa mới có được hòa bình.Dù vậy, ngày 10/10 cũng chính là ngày cực kỳ quan trọng đánh dấu sự kiện Giải phóng Thủ đô vô cùng đặc biệt, có ý nghĩa cực kỳ to lớn, là chiến thắng quan trọng, lấy lại nơi đầu não của đất nước, làm tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập và tự chủ lâu dài. Ảnh: Đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô trong ngày mưa lâm thâm.Ảnh: Bộ đội ta tiếp quản bốt Cảnh sát Pháp tại Hà Nội. Chính thức nhận trọng trách bảo đảm an ninh cho thành phố để thay thế cho lực lượng của địch. Video Phóng Sự Chiến Tranh Việt Nam: Giải phóng Thủ Đô - Nguồn: Truyền hình Nhân dân
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng 5 châu, chấn động địa cầu vào tháng 5 nă 1954, Quân ta đã buộc Thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký kết hiệp định Geneva. Sau khi các điều khoản bắt đầu được thực thi từ tháng 7 cùng năm, Đảng và Quân đội đặt ra nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, đó chính là nhanh chóng tiến quân về tiếp quản Thủ đô và giải giáp quân địch. Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam trong ngày tiến về Thủ đô.
Ngày 10/10/1954, cách đây đúng 66 năm, hàng đoàn bộ đội Việt Nam đã có cuộc hành quân lịch sử, từ chiến khu Việt Bắc thần tốc tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội, giải giáp quân Pháp cũng như bảo vệ cơ sở vật chất, tránh để địch nhân cơ hội rút lui có các hành động phá hoại không đáng có, gây khó khăn cho công cuộc xây dựng lại của ta sau này. Ảnh: Đoàn chiến sĩ Việt Nam tiến qua phố Hàng Khay.
Kể từ khi Đoàn Vệ quốc quân rút khỏi Thủ đô sau nhiều ngày đêm quyết tử vào năm 1947, phải đến 7 năm sau, những người chiến sĩ ưu tú, trong đó có những người con của Hà Nội ngày nào mới có thể quay trở lại nhưng lần này là trong tâm thế hân hoan vui mừng, cùng sự chào đón nồng nhiệt của đồng bào, kết thúc cuộc Kháng chiến chống Pháp vĩ đại, xóa bỏ gần 100 năm sự can thiệp của Pháp lên Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ. Ảnh: Những người chiến sĩ Việt Nam trong sự hân hoan chào đón của đồng bào Thủ đô.
Đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô với một tâm thế của người chiến thắng, luôn ngẩng cao đầu và tin tưởng vào một tương lai thống nhất đất nước ở phía trước. Lúc này, với họ, chỉ còn 2 năm nữa thôi là đất nước Việt Nam sẽ thu về một mối sau cuộc Tổng tuyển cử theo đúng điều khoản của Hiệp định Geneva. Ảnh: Đoàn Vệ quốc quân tiến vào Hà Nội.
Trận Điện Biên Phủ chiến thắng vang dội và cuộc đấu tranh trường kỳ kết thúc chế độ thực dân tại Việt Nam cũng là nguồn cảm hứng lớn lao cho nhiều dân tộc đang bị áp bức bóc lột trên thế giới vào lúc đó, là ngọn lửa thôi thúc những đất nước cùng đứng lên lật đổ ách thực dân. Ảnh: Đoàn quân hùng dũng tiến vào Thủ đô trên cầu Long Biên.
Về phía quân Pháp, sự thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ đã làm bọn cầm quyền ở Hà Nội bủn rủn chân tay, không còn sức chiến đấu. Vào thời điểm Đoàn Vệ quốc quân tiến vào Thủ đô cũng là lúc Pháp nhanh chóng rút quân ra khỏi thành phố, hướng về phía Hải Phòng. Sự ra đi của chúng được ta theo dõi sát sao và kỹ càng. Ảnh: Sĩ quan Pháp quan sát đoàn quân của mình rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên.
Dù cho đã thua trận đánh then chốt tuy nhiên Pháp vẫn còn lực lượng khá mạnh ở đồng bằng, ta thì vừa tổng công kích chiến lược nên còn nhiều tổn thất, chưa thể quét sạch quân địch do đó Đảng ta đã lựa chọn biện pháp đàm phán kết thúc chiến tranh để tránh thương vong không đáng có cũng như giữ một chút thể diện cho quân Pháp. Ảnh: Những khuôn mặt buồn bã của đám tàn quân Pháp trong ngày rút lui khỏi Hà Nội.
Pháp sau khi rút quân ra khỏi Hà Nội sẽ tập trung tại cảng Hải Phòng để lên tàu vận tải để tiến vào phía nam vĩ tuyến 17. Đây sẽ là chia cắt tạm thời, một vùng đệm an toàn để rồi từ đó Pháp rút dần quân về nước và 2 năm sau tức năm 1956 phải hoàn thành quá trình này. Theo hiệp định Geneva, năm 1956 cũng sẽ là năm mà hai miền nam bắc chính thức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, dù vậy lịch sử đã đi theo một hướng khác khi Đế quốc Mỹ can thiệp vào tình hình miền Nam khiến nhân dân ta phải mất thêm 20 năm nữa mới có được hòa bình.
Dù vậy, ngày 10/10 cũng chính là ngày cực kỳ quan trọng đánh dấu sự kiện Giải phóng Thủ đô vô cùng đặc biệt, có ý nghĩa cực kỳ to lớn, là chiến thắng quan trọng, lấy lại nơi đầu não của đất nước, làm tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập và tự chủ lâu dài. Ảnh: Đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô trong ngày mưa lâm thâm.
Ảnh: Bộ đội ta tiếp quản bốt Cảnh sát Pháp tại Hà Nội. Chính thức nhận trọng trách bảo đảm an ninh cho thành phố để thay thế cho lực lượng của địch.
Video Phóng Sự Chiến Tranh Việt Nam: Giải phóng Thủ Đô - Nguồn: Truyền hình Nhân dân