Ngày 16/9/1966, chiếc trực thăng UH-1 Iroquois lần đầu tiên được đưa vào thực chiến, với việc xuất hiện trên chiến trường Việt Nam - cuộc chiến đầu tiên nơi loại trực thăng này được thử lửa.Trong gần 10 năm sau đó có mặt tại chiến trường Việt Nam, trực thăng UH-1 của Mỹ đã lập được một kỷ lục cực kỳ khó quên; một kỷ lục mà không ai muốn phá bỏ, và cũng khó có loại trực thăng nào khác phá bỏ được.Cụ thể, trực thăng UH-1, hiện đang là loại máy bay lên thẳng bị bắn hạ với số lượng nhiều nhất trong suốt thời gian hoạt động.Cuộc chiến tại Việt Nam, cũng là chiến trường có số lượng trực thăng bị bắn hạ nhiều nhất. Tất cả các cuộc xung đột khác trên khắp thế giới sau này, đều không có được thành tích bắn hạ máy bay địch cao như ở Việt Nam.Trước khi nói đến số lượng cụ thể trực thăng UH-1 bị bắn hạ tại Việt Nam, cần phải nhấn mạnh rằng đây là loại trực thăng rất tốt, hoạt động hiệu quả, phù hợp với chiến trường Việt Nam.Ngoài ra, đây còn là linh hồn của chiến thuật trực thăng vận - một chiến thuật được coi là rất mới ở thời điểm đó, khi áp dụng được lợi cơ động của trực thăng, để chuyển hàng chục nghìn quân tới chiến trường một cách nhanh chóng.UH-1 cũng là loại trực thăng rất đáng tin cậy, nó có thể hoạt động tốt ngay cả khi bị hư hỏng nặng, có khả năng cơ động ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, đặc biệt phù hợp với địa hình đồi núi phức tạp như ở Việt Nam. Nhất là vào thời kỳ đó, khi hệ thống giao thông trên bộ ở nước ta còn chưa phát triển.Tuy nhiên nó lại là loại phương tiện dễ bị bắn hạ. Khác với các loại thiết giáp bọc thép, trực thăng UH-1 có thể dễ dàng bị hạ gục chỉ bằng các loại vũ khí cá nhân như súng trường.Đây còn là một mục tiêu cực kỳ giá trị với quân ta, khi mà mỗi trực thăng UH-1 khi chuyển quân có thể chưa được hàng chục lính Mỹ cùng đầy đủ trang thiết bị, vũ khí.Sau nhiều lần đánh thử, bộ đội ta đã rút ra kinh nghiệm đánh trực thăng UH-1 vào thời điểm chúng dễ bị tổn thương nhất, đó là lúc bay là là mặt đất để chuẩn bị đổ quân hoặc chuẩn bị bốc quân, bốc thương binh.Khi này, các trực thăng sẽ có tốc độ chậm, thậm chí bay đứng yên một chỗ, một xạ thủ non tay cũng hoàn toàn có thể bắn trúng đích. Cách dễ nhất để bắn hạ loại trực thăng này là nhắm thẳng vào phi công, hoặc bắn vào động cơ.Tổng cộng, Mỹ đã mang tới Việt Nam hơn 7000 chiếc trực thăng UH-1 với mọi loại phiên bản. Trong số đó, có tới 3305 chiếc "một đi không trở lại", bị hạ gục hoàn toàn trên chiến trường. Tổng cộng đã có 1074 phi công bị bắn hạ, 532 lính Mỹ thiệt mạng ngay trên trực thăng.Để tiện so sánh, Liên Xô cũng từng tham chiến ở Afghanistan hàng chục năm, nhưng chỉ mất 332 trực thăng các loại - bằng 1/10 so với thiệt hại của Mỹ tại chiến trường Việt Nam.Cho tới tận thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ cuộc xung đột nào trên thế giới, lập lại được kỷ lục bắn hạ trực thăng đối phương nhiều như ở Việt Nam. Và tất nhiên, cũng chưa có bất cứ một loại trực thăng nào khác, phá vỡ được kỷ lục "rụng" với số lượng lớn như UH-1 ở Việt Nam. Nguồn ảnh: TheArchive. Trực thăng UH-1 tới nay vẫn tiếp tục hoạt động tốt, nhiều đại gia Mỹ lựa chọn loại trực thăng này làm "máy bay riêng". Nguồn: Plam.
Ngày 16/9/1966, chiếc trực thăng UH-1 Iroquois lần đầu tiên được đưa vào thực chiến, với việc xuất hiện trên chiến trường Việt Nam - cuộc chiến đầu tiên nơi loại trực thăng này được thử lửa.
Trong gần 10 năm sau đó có mặt tại chiến trường Việt Nam, trực thăng UH-1 của Mỹ đã lập được một kỷ lục cực kỳ khó quên; một kỷ lục mà không ai muốn phá bỏ, và cũng khó có loại trực thăng nào khác phá bỏ được.
Cụ thể, trực thăng UH-1, hiện đang là loại máy bay lên thẳng bị bắn hạ với số lượng nhiều nhất trong suốt thời gian hoạt động.
Cuộc chiến tại Việt Nam, cũng là chiến trường có số lượng trực thăng bị bắn hạ nhiều nhất. Tất cả các cuộc xung đột khác trên khắp thế giới sau này, đều không có được thành tích bắn hạ máy bay địch cao như ở Việt Nam.
Trước khi nói đến số lượng cụ thể trực thăng UH-1 bị bắn hạ tại Việt Nam, cần phải nhấn mạnh rằng đây là loại trực thăng rất tốt, hoạt động hiệu quả, phù hợp với chiến trường Việt Nam.
Ngoài ra, đây còn là linh hồn của chiến thuật trực thăng vận - một chiến thuật được coi là rất mới ở thời điểm đó, khi áp dụng được lợi cơ động của trực thăng, để chuyển hàng chục nghìn quân tới chiến trường một cách nhanh chóng.
UH-1 cũng là loại trực thăng rất đáng tin cậy, nó có thể hoạt động tốt ngay cả khi bị hư hỏng nặng, có khả năng cơ động ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, đặc biệt phù hợp với địa hình đồi núi phức tạp như ở Việt Nam. Nhất là vào thời kỳ đó, khi hệ thống giao thông trên bộ ở nước ta còn chưa phát triển.
Tuy nhiên nó lại là loại phương tiện dễ bị bắn hạ. Khác với các loại thiết giáp bọc thép, trực thăng UH-1 có thể dễ dàng bị hạ gục chỉ bằng các loại vũ khí cá nhân như súng trường.
Đây còn là một mục tiêu cực kỳ giá trị với quân ta, khi mà mỗi trực thăng UH-1 khi chuyển quân có thể chưa được hàng chục lính Mỹ cùng đầy đủ trang thiết bị, vũ khí.
Sau nhiều lần đánh thử, bộ đội ta đã rút ra kinh nghiệm đánh trực thăng UH-1 vào thời điểm chúng dễ bị tổn thương nhất, đó là lúc bay là là mặt đất để chuẩn bị đổ quân hoặc chuẩn bị bốc quân, bốc thương binh.
Khi này, các trực thăng sẽ có tốc độ chậm, thậm chí bay đứng yên một chỗ, một xạ thủ non tay cũng hoàn toàn có thể bắn trúng đích. Cách dễ nhất để bắn hạ loại trực thăng này là nhắm thẳng vào phi công, hoặc bắn vào động cơ.
Tổng cộng, Mỹ đã mang tới Việt Nam hơn 7000 chiếc trực thăng UH-1 với mọi loại phiên bản. Trong số đó, có tới 3305 chiếc "một đi không trở lại", bị hạ gục hoàn toàn trên chiến trường. Tổng cộng đã có 1074 phi công bị bắn hạ, 532 lính Mỹ thiệt mạng ngay trên trực thăng.
Để tiện so sánh, Liên Xô cũng từng tham chiến ở Afghanistan hàng chục năm, nhưng chỉ mất 332 trực thăng các loại - bằng 1/10 so với thiệt hại của Mỹ tại chiến trường Việt Nam.
Cho tới tận thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ cuộc xung đột nào trên thế giới, lập lại được kỷ lục bắn hạ trực thăng đối phương nhiều như ở Việt Nam. Và tất nhiên, cũng chưa có bất cứ một loại trực thăng nào khác, phá vỡ được kỷ lục "rụng" với số lượng lớn như UH-1 ở Việt Nam. Nguồn ảnh: TheArchive.
Trực thăng UH-1 tới nay vẫn tiếp tục hoạt động tốt, nhiều đại gia Mỹ lựa chọn loại trực thăng này làm "máy bay riêng". Nguồn: Plam.