Đầu tiên là khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc. Đây là loại khu trục hạm được Trung Quốc cải tiến từ phiên bản Type 052B với phần thân khá giống nhưng cấu hình vũ khí đã được thay đổi lại. Nguồn ảnh: QQ.Tàu có độ giãn nước 7000 tấn, chiều dài 155 mét, lườn rộng 17 mét và mớm nước 6 mét. Tàu được trang bị hệ thống radar và vũ khí cực kỳ hiện đại, chủ yếu để phục vụ cho nhiệm vụ phòng không. Nguồn ảnh: QQ.Cụ thể, khu trục hạm Type 052C của Trung Quốc được trang bị ba radar phòng không bao gồm Type 346, Type 517 và Type 364 kèm theo một radar dẫn đường hoả lực Type 730. Nguồn ảnh: QQ.Hệ thống vũ khí của Type 052C bao gồm 48 tên lửa Hồng Kỳ 9 - đây là loại tên lửa phòng không có khả năng tương đương với S-300 của Nga cũng như Patriot của Mỹ, cung cấp khả năng phòng không cực tốt cho Type 052C với tầm bắn lên tới 200 km và tiêu diệt được mục tiêu ở cao độ 27 km. Nguồn ảnh: QQ.Ngoài ra còn phải kể đến khu trục hạm phòng không Type 052D. Dù cũng được xây dựng dựa trên khung thân của Type 052B và Type 052C, tuy nhiên hệ thống radar và phòng không của Type 052D lại được cải tiến rõ rệt. Nguồn ảnh: QQ.Các radar phục vụ cho việc phòng không và phát hiện cảnh báo sớm của Type 052D bao gồm Type 346 và Type 518. Đây đều là các phiên bản nâng cấp, hiện đại hơn nhiều so với hệ thống radar trên tàu Type 052C. Nguồn ảnh: QQ.Loại hoả lực phòng không nguy hiểm nhất mà Type 052D mang theo cũng vẫn là các tên lửa phòng không Hồng Kỳ 9, tuy nhiên số lượng mà nó có thể mang theo lại nhiều vượt trội so với phiên bản Type 052C. Nguồn ảnh: QQ.Cụ thể, Type 052D có tới 64 giếng phóng thẳng đứng, không những cho phép triển khai được tên lửa Hồng Kỳ 9 mà còn triển khai được cả tên lửa chống hạm YJ-18. Nguồn ảnh: QQ.Cuối cùng là Type 055 - loại tàu chiến mà Trung Quốc "khăng khăng" xếp vào lớp khu trục hạm nhưng thực tế nó lại giống với tuần dương hạm hơn khi có giãn nước tối đa lên tới 13.000 tấn. Nguồn ảnh: QQ.Tuần dương hạm "trá hình" khu trục hạm này của Trung Quốc được trang bị hệ thống radara H/LJG-346B quét mảng chủ động kèm theo đó là radar quét mảng chủ động UHF/VHF để phát hiện mục tiêu dựa vào bề mặt phản xạ radar cũng như dựa vào tín hiện thông tin liên lạc. Nguồn ảnh: QQ.Khu trục hạm này có cấu hình vũ khí "đồ sộ" đến đáng ngạc nhiên khi được trang bị một khẩu hải pháo đa năng 130mm, một pháo cao tốc H/PJ-11 kèm theo hệ thống phóng tên lửa tổng cộng 112 giếng phóng thẳng đứng. Nguồn ảnh: QQ.Với cấu hình vũ khí này, Type 055 của Trung Quốc đủ khả năng đối phó với mọi mối nguy hiểm từ trên không mà nó phát hiện được. Hiện tại, trong biên chế Hải quân Trung Quốc hiện chỉ có một chiếc Type 055 đang phục vụ, tuy nhiên trong tương lai Trung Quốc có thể sẽ có tối đa 8 chiếc tuần dương hạm loại này. Nguồn ảnh: QQ.Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của Hải quân Trung Quốc.
Đầu tiên là khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc. Đây là loại khu trục hạm được Trung Quốc cải tiến từ phiên bản Type 052B với phần thân khá giống nhưng cấu hình vũ khí đã được thay đổi lại. Nguồn ảnh: QQ.
Tàu có độ giãn nước 7000 tấn, chiều dài 155 mét, lườn rộng 17 mét và mớm nước 6 mét. Tàu được trang bị hệ thống radar và vũ khí cực kỳ hiện đại, chủ yếu để phục vụ cho nhiệm vụ phòng không. Nguồn ảnh: QQ.
Cụ thể, khu trục hạm Type 052C của Trung Quốc được trang bị ba radar phòng không bao gồm Type 346, Type 517 và Type 364 kèm theo một radar dẫn đường hoả lực Type 730. Nguồn ảnh: QQ.
Hệ thống vũ khí của Type 052C bao gồm 48 tên lửa Hồng Kỳ 9 - đây là loại tên lửa phòng không có khả năng tương đương với S-300 của Nga cũng như Patriot của Mỹ, cung cấp khả năng phòng không cực tốt cho Type 052C với tầm bắn lên tới 200 km và tiêu diệt được mục tiêu ở cao độ 27 km. Nguồn ảnh: QQ.
Ngoài ra còn phải kể đến khu trục hạm phòng không Type 052D. Dù cũng được xây dựng dựa trên khung thân của Type 052B và Type 052C, tuy nhiên hệ thống radar và phòng không của Type 052D lại được cải tiến rõ rệt. Nguồn ảnh: QQ.
Các radar phục vụ cho việc phòng không và phát hiện cảnh báo sớm của Type 052D bao gồm Type 346 và Type 518. Đây đều là các phiên bản nâng cấp, hiện đại hơn nhiều so với hệ thống radar trên tàu Type 052C. Nguồn ảnh: QQ.
Loại hoả lực phòng không nguy hiểm nhất mà Type 052D mang theo cũng vẫn là các tên lửa phòng không Hồng Kỳ 9, tuy nhiên số lượng mà nó có thể mang theo lại nhiều vượt trội so với phiên bản Type 052C. Nguồn ảnh: QQ.
Cụ thể, Type 052D có tới 64 giếng phóng thẳng đứng, không những cho phép triển khai được tên lửa Hồng Kỳ 9 mà còn triển khai được cả tên lửa chống hạm YJ-18. Nguồn ảnh: QQ.
Cuối cùng là Type 055 - loại tàu chiến mà Trung Quốc "khăng khăng" xếp vào lớp khu trục hạm nhưng thực tế nó lại giống với tuần dương hạm hơn khi có giãn nước tối đa lên tới 13.000 tấn. Nguồn ảnh: QQ.
Tuần dương hạm "trá hình" khu trục hạm này của Trung Quốc được trang bị hệ thống radara H/LJG-346B quét mảng chủ động kèm theo đó là radar quét mảng chủ động UHF/VHF để phát hiện mục tiêu dựa vào bề mặt phản xạ radar cũng như dựa vào tín hiện thông tin liên lạc. Nguồn ảnh: QQ.
Khu trục hạm này có cấu hình vũ khí "đồ sộ" đến đáng ngạc nhiên khi được trang bị một khẩu hải pháo đa năng 130mm, một pháo cao tốc H/PJ-11 kèm theo hệ thống phóng tên lửa tổng cộng 112 giếng phóng thẳng đứng. Nguồn ảnh: QQ.
Với cấu hình vũ khí này, Type 055 của Trung Quốc đủ khả năng đối phó với mọi mối nguy hiểm từ trên không mà nó phát hiện được. Hiện tại, trong biên chế Hải quân Trung Quốc hiện chỉ có một chiếc Type 055 đang phục vụ, tuy nhiên trong tương lai Trung Quốc có thể sẽ có tối đa 8 chiếc tuần dương hạm loại này. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của Hải quân Trung Quốc.