Tiêm kích Su-27 Việt Nam đang sở hữu được NATO định danh là Flanker được phát triển từ thời Liên Xô với nhiều nguyên mẫu khác nhau, trong đó có ba nguyên mẫu Su-27 đang được Không quân Việt Nam sử dụng. Nguồn ảnh: Flickr.Cụ thể, hiện tại Việt Nam đang sở hữu 12 chiếc chiến đấu cơ Su-27, trong đó có 3 chiếc Su-27UBK, 2 chiếc Su-27PU và 7 chiếc Su-27SK. Nguồn ảnh: Flickr.Sở dĩ chúng ta sở hữu 2 chiếc Su-27PU dù không đặt mua là do trên đường vận chuyển hai chiếc Su-27UBK, Nga đã làm hư hại nặng phần cánh trái và buộc phải đền bù cho Việt Nam hai chiếc Su-27PU để kịp tiến độ hợp đồng. Nguồn ảnh: Flickr.So với những phiên bản hiện đại hoá từ Su-27 ra đời sau này như Su-27SM3 của Nga, J-11B hay J-16 của Trung Quốc thì hệ thống điện tử và tác chiến điện tử ra đời từ thập niên 80 của thế kỷ trước mà Su-27SK và Su-27UBK sở hữu có phần tỏ ra thua thiệt. Nguồn ảnh: Flickr.Vậy nên, nâng cấp những chiến đấu cơ này sau nhiều chục năm sử dụng là vấn đề tất yếu để chúng có hiệu quả chiến đấu cao hơn. Việt Nam hoàn toàn có quyền lựa chọn các đối tác quân sự nước ngoài, cân nhắc các phương án được nước bạn đưa ra để lựa chọn quốc gia nâng cấp. Nguồn ảnh: Flickr.Theo truyền thông quốc tế, mặc dù Belarus không còn sử dụng những tiêm kích Su-27 trong biên chế nữa mà thay vào đó là sử dụng các tiêm kích Su-30SM, quốc gia này vẫn có đủ kinh nghiệm trong việc hiện đại hoá dòng Su-27. Nguồn ảnh: Flickr.Cụ thể trong quá khứ, Belarus từng hiện đại hoá hàng loạt tiêm kích Su-27 cho chính lực lượng không quân của nước này và cho cả Không quân Kazakhstan. Nguồn ảnh: Flickr.Ngoài ra, các giải pháp nâng cấp mà Belarus sử dụng thực chất cũng được phát triển bởi Nga và được Moscow chuyển giao cho Belarus. vậy nên xét một cách khách quan, Belarus có thể nâng cấp kỹ thuật cho Su-27 đảm bảo không khác gì Nga. Nguồn ảnh: Flickr.Thông thường, phiên bản Su-27UBK sẽ được nâng cấp lên chuẩn Su-27UBM, việc nâng cấp bao gồm cải tiến các thiết bị điều khiển, hệ thống kỹ thuật số, hệ thống thông tin, phân tích theo thời gian thực,... Nhiều chuyên gia khẳng định Su-27UBM có độ hiện đại không khác gì F-15E của Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.Với Su-27SK sẽ được nâng cấp lên chuẩn Su-27SKM với việc tăng số lượng giá treo vũ khí lên 12 giá, hệ thống nhiên liệu thêm 2 giá treo dưới mỗi cánh, thêm hệ thống tiếp liệu trên không, cải tiến hệ thống dẫn đường, liên lạc,... Nguồn ảnh: Flickr.Thậm chí nếu được khách hàng yêu cầu, Belarus sẵn sàng cung cấp, sửa đổi cấu hình của các bản nâng cấp Su-27, bao gồm cả việc trang bị hệ thống điện tử, vũ khí từ châu Âu. Tất nhiên là giá trị của hợp đồng cũng sẽ thay đổi theo. Nguồn ảnh: Flickr.Mặc dù vậy, các chuyên gia của Nga cũng khẳng định, nâng cấp Su-27 cũng chỉ là một giải pháp tạm thời, chủ yếu về lâu dài Su-27 cũng sẽ sớm trở lên lỗi thời và cần được mua mới càng sớm càng tốt. Nguồn ảnh: Flickr. Video Dàn tiêm kích Su-27 và Su-30 hiện đại của Indonesia.
Tiêm kích Su-27 Việt Nam đang sở hữu được NATO định danh là Flanker được phát triển từ thời Liên Xô với nhiều nguyên mẫu khác nhau, trong đó có ba nguyên mẫu Su-27 đang được Không quân Việt Nam sử dụng. Nguồn ảnh: Flickr.
Cụ thể, hiện tại Việt Nam đang sở hữu 12 chiếc chiến đấu cơ Su-27, trong đó có 3 chiếc Su-27UBK, 2 chiếc Su-27PU và 7 chiếc Su-27SK. Nguồn ảnh: Flickr.
Sở dĩ chúng ta sở hữu 2 chiếc Su-27PU dù không đặt mua là do trên đường vận chuyển hai chiếc Su-27UBK, Nga đã làm hư hại nặng phần cánh trái và buộc phải đền bù cho Việt Nam hai chiếc Su-27PU để kịp tiến độ hợp đồng. Nguồn ảnh: Flickr.
So với những phiên bản hiện đại hoá từ Su-27 ra đời sau này như Su-27SM3 của Nga, J-11B hay J-16 của Trung Quốc thì hệ thống điện tử và tác chiến điện tử ra đời từ thập niên 80 của thế kỷ trước mà Su-27SK và Su-27UBK sở hữu có phần tỏ ra thua thiệt. Nguồn ảnh: Flickr.
Vậy nên, nâng cấp những chiến đấu cơ này sau nhiều chục năm sử dụng là vấn đề tất yếu để chúng có hiệu quả chiến đấu cao hơn. Việt Nam hoàn toàn có quyền lựa chọn các đối tác quân sự nước ngoài, cân nhắc các phương án được nước bạn đưa ra để lựa chọn quốc gia nâng cấp. Nguồn ảnh: Flickr.
Theo truyền thông quốc tế, mặc dù Belarus không còn sử dụng những tiêm kích Su-27 trong biên chế nữa mà thay vào đó là sử dụng các tiêm kích Su-30SM, quốc gia này vẫn có đủ kinh nghiệm trong việc hiện đại hoá dòng Su-27. Nguồn ảnh: Flickr.
Cụ thể trong quá khứ, Belarus từng hiện đại hoá hàng loạt tiêm kích Su-27 cho chính lực lượng không quân của nước này và cho cả Không quân Kazakhstan. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngoài ra, các giải pháp nâng cấp mà Belarus sử dụng thực chất cũng được phát triển bởi Nga và được Moscow chuyển giao cho Belarus. vậy nên xét một cách khách quan, Belarus có thể nâng cấp kỹ thuật cho Su-27 đảm bảo không khác gì Nga. Nguồn ảnh: Flickr.
Thông thường, phiên bản Su-27UBK sẽ được nâng cấp lên chuẩn Su-27UBM, việc nâng cấp bao gồm cải tiến các thiết bị điều khiển, hệ thống kỹ thuật số, hệ thống thông tin, phân tích theo thời gian thực,... Nhiều chuyên gia khẳng định Su-27UBM có độ hiện đại không khác gì F-15E của Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.
Với Su-27SK sẽ được nâng cấp lên chuẩn Su-27SKM với việc tăng số lượng giá treo vũ khí lên 12 giá, hệ thống nhiên liệu thêm 2 giá treo dưới mỗi cánh, thêm hệ thống tiếp liệu trên không, cải tiến hệ thống dẫn đường, liên lạc,... Nguồn ảnh: Flickr.
Thậm chí nếu được khách hàng yêu cầu, Belarus sẵn sàng cung cấp, sửa đổi cấu hình của các bản nâng cấp Su-27, bao gồm cả việc trang bị hệ thống điện tử, vũ khí từ châu Âu. Tất nhiên là giá trị của hợp đồng cũng sẽ thay đổi theo. Nguồn ảnh: Flickr.
Mặc dù vậy, các chuyên gia của Nga cũng khẳng định, nâng cấp Su-27 cũng chỉ là một giải pháp tạm thời, chủ yếu về lâu dài Su-27 cũng sẽ sớm trở lên lỗi thời và cần được mua mới càng sớm càng tốt. Nguồn ảnh: Flickr.
Video Dàn tiêm kích Su-27 và Su-30 hiện đại của Indonesia.