Chiến đấu cơ MiG-21 được Liên Xô sản xuất kể từ năm 1959. Tổng cộng đã có tới 11.496 chiếc MiG-21 từng được Liên Xô, Ấn Độ và Tiệp Khắc sản xuất, tuy nhiên con số trên chưa tính phiên bản J-7 được Trung Quốc sao chép trái phép của Moscow. Nguồn ảnh: Pinterest.Tổng cộng Liên Xô sản xuất 10.645 chiếc tiêm kích MiG-21, 657 chiếc được sản xuất bởi Ấn Độ và 194 chiếc được sản xuất bởi Tiệp Khắc. Không có con số chính xác về số lượng J-7 từng được Trung Quốc sản xuất, tuy nhiên ít nhất vào khoảng trên 2400 chiếc. Nguồn ảnh: Airliners.MiG-21 có rất nhiều biệt danh. Ở Liên Xô, chiến đấu cơ này có biệt danh là Balalaika - một loại đàn truyền thống của người Liên Xô. Trong khi đó ở Ba Lan, MiG-21 lại được gọi là "Bút chì". Ở Việt Nam, tiêm kích này mang tên "Én Bạc". Nguồn ảnh: Photojet.Tốc độ leo của MiG-21 tối đa lên tới 254 mét/giây - đây là tốc độ ngang ngửa với chiến đấu cơ F-16 của Mỹ hiện đang sử dụng. Nguồn ảnh: TL.Khoang lái của MiG-21 được điều áp và gắn điều hoà nhiệt độ, tuy nhiên ghế phóng thoát hiểm trên MiG-21 có vài hạn chế. Cụ thể, phi công trên MiG-21 muốn sống sót sẽ phải phóng ra khỏi máy bay ở độ cao trên 110 mét. Nguồn ảnh: TL.Tới tận ngày nay, MiG-21 vẫn tiếp tục được sử dụng tại vài quốc gia trên thế giới, phiên bản J-7 thậm chí còn được coi là "xương sống" của không quân Trung Quốc. Điều này khiến MiG-21 trở thành loại chiến đấu cơ độc nhất trên thế giới bay được hơn 6 thập kỷ. Nguồn ảnh: TL.Tổng cộng có 40 quốc gia trên thế giới từng sử dụng loại chiến đấu cơ này, MiG-21 cũng được coi là loại chiến đấu cơ duy nhất trên thế giới góp mặt trong đủ mọi cuộc chiến tranh kể từ khi nó ra đời. Nguồn ảnh: Photojet.Phiên bản MiG-21 ở Liên Xô có thời gian sản xuất lâu nhất lịch sử, liên tục từ năm 1959 tới năm 1985. Sau khi dây chuyền sản xuất MiG-21 bị Liên Xô đóng cửa vào năm 1985, nước này lại tiếp tục hoạt động dây chuyền sản xuất... MiG-21Bis - phiên bản cải tiến của chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Aviator007.Việt Nam là quốc gia duy nhất từng sử dụng tiêm kích để bắn hạ pháo đài bay B-52... và MiG-21 cũng là tiêm kích duy nhất trong lịch sử thế giới từng làm được điều này. Nguồn ảnh: TL.Những phiên bản đầu của MiG-21 không có radar tầm xa khi được nhập biên vào không quân Việt Nam. Để khắc phục vấn đề này, MiG-21 sẽ bay theo sự dẫn đường của mặt đất. Nguồn ảnh: Pinterest.Năm "rực rỡ" nhất trong lịch sử tham chiến của MiG-21 ở Việt Nam là năm 1972. Trong năm này, những chiếc MiG-21 của không quân Việt Nam đã hạ 53 máy bay địch. Cho tới tận ngày nay, chưa quốc gia nào vượt qua được thành tích này của Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ MiG-21 tham chiến cùng tiêm kích F-4 Phantom II của Mỹ.
Chiến đấu cơ MiG-21 được Liên Xô sản xuất kể từ năm 1959. Tổng cộng đã có tới 11.496 chiếc MiG-21 từng được Liên Xô, Ấn Độ và Tiệp Khắc sản xuất, tuy nhiên con số trên chưa tính phiên bản J-7 được Trung Quốc sao chép trái phép của Moscow. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng Liên Xô sản xuất 10.645 chiếc tiêm kích MiG-21, 657 chiếc được sản xuất bởi Ấn Độ và 194 chiếc được sản xuất bởi Tiệp Khắc. Không có con số chính xác về số lượng J-7 từng được Trung Quốc sản xuất, tuy nhiên ít nhất vào khoảng trên 2400 chiếc. Nguồn ảnh: Airliners.
MiG-21 có rất nhiều biệt danh. Ở Liên Xô, chiến đấu cơ này có biệt danh là Balalaika - một loại đàn truyền thống của người Liên Xô. Trong khi đó ở Ba Lan, MiG-21 lại được gọi là "Bút chì". Ở Việt Nam, tiêm kích này mang tên "Én Bạc". Nguồn ảnh: Photojet.
Tốc độ leo của MiG-21 tối đa lên tới 254 mét/giây - đây là tốc độ ngang ngửa với chiến đấu cơ F-16 của Mỹ hiện đang sử dụng. Nguồn ảnh: TL.
Khoang lái của MiG-21 được điều áp và gắn điều hoà nhiệt độ, tuy nhiên ghế phóng thoát hiểm trên MiG-21 có vài hạn chế. Cụ thể, phi công trên MiG-21 muốn sống sót sẽ phải phóng ra khỏi máy bay ở độ cao trên 110 mét. Nguồn ảnh: TL.
Tới tận ngày nay, MiG-21 vẫn tiếp tục được sử dụng tại vài quốc gia trên thế giới, phiên bản J-7 thậm chí còn được coi là "xương sống" của không quân Trung Quốc. Điều này khiến MiG-21 trở thành loại chiến đấu cơ độc nhất trên thế giới bay được hơn 6 thập kỷ. Nguồn ảnh: TL.
Tổng cộng có 40 quốc gia trên thế giới từng sử dụng loại chiến đấu cơ này, MiG-21 cũng được coi là loại chiến đấu cơ duy nhất trên thế giới góp mặt trong đủ mọi cuộc chiến tranh kể từ khi nó ra đời. Nguồn ảnh: Photojet.
Phiên bản MiG-21 ở Liên Xô có thời gian sản xuất lâu nhất lịch sử, liên tục từ năm 1959 tới năm 1985. Sau khi dây chuyền sản xuất MiG-21 bị Liên Xô đóng cửa vào năm 1985, nước này lại tiếp tục hoạt động dây chuyền sản xuất... MiG-21Bis - phiên bản cải tiến của chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Aviator007.
Việt Nam là quốc gia duy nhất từng sử dụng tiêm kích để bắn hạ pháo đài bay B-52... và MiG-21 cũng là tiêm kích duy nhất trong lịch sử thế giới từng làm được điều này. Nguồn ảnh: TL.
Những phiên bản đầu của MiG-21 không có radar tầm xa khi được nhập biên vào không quân Việt Nam. Để khắc phục vấn đề này, MiG-21 sẽ bay theo sự dẫn đường của mặt đất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Năm "rực rỡ" nhất trong lịch sử tham chiến của MiG-21 ở Việt Nam là năm 1972. Trong năm này, những chiếc MiG-21 của không quân Việt Nam đã hạ 53 máy bay địch. Cho tới tận ngày nay, chưa quốc gia nào vượt qua được thành tích này của Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ MiG-21 tham chiến cùng tiêm kích F-4 Phantom II của Mỹ.