Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Việt Nam từng làm việc với phía đại diện Pháp để đàm phán mua những tiêm kích Mirage-2000 của nước này nhằm bổ sung cho lực lượng không quân. Nguồn ảnh: Pinterest.Vào thời điểm này, trong biên chế của Việt Nam hiện đại nhất vẫn chỉ là các chiến đấu cơ Su-27 nhưng đã có tuổi đời khá cao kèm theo dàn MiG-21 và Su-22 có phần lỗi thời. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong khi đó, Mirage-2000 là loại chiến đấu cơ có thể coi là hiện đại vào thời điểm đầu thập niên 90, được sản xuất bởi Dassault Aviation của Pháp - cũng chính là tập đoàn sản xuất tiêm kích Rafale sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.Nếu mua được ít nhất hai phi đội - tương đương với khoảng 24 chiến đấu cơ Mirage vào thời điểm trước khi thập niên 90 của thế kỷ trước khép lại, không quân Việt Nam chắc chắn sẽ vươn lên thành lực lượng có sức mạnh lớn hàng đầu khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest.Đáng tiếc là lúc này các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ vẫn đang rất dè dặt trong vấn đề bán vũ khí cho Việt Nam. Theo nhiều nguồn thạo tin, chính Mỹ đã can thiệp với phía Pháp để hợp đồng mua Mirage-2000 của chúng ta không thể thành công được. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau khi hợp đồng mua Mirage-2000 từ phía Pháp thất bại, Không quân Việt Nam vẫn quyết tâm tiến thẳng lên hiện đại và lựa chọn Su-30MK2 từ Nga để trở thành chủ lực cho lực lượng tiêm kích. Nguồn ảnh: Pinterest.Còn với các loại chiến đấu cơ châu Âu, tới nay chúng ta có vẻ như vẫn "chưa có duyên". Trong những năm gần đây, Dassault Aviation của Pháp tích cực mang tiêm kích Rafale sang Việt Nam chào bán nhằm "nối lại cuộc tình dang dở khi xưa". Nguồn ảnh: Pinterest.Đáng tiếc là do Rafale không hẳn quá hiện đại hơn so với Su-30MK2 nhưng lại có giá cao hơn rất nhiều, khiến việc Việt Nam chọn mua tiêm kích Pháp một lần nữa dường như vẫn rất xa vời. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại, khác với phần lớn các quốc gia còn lại của thế giới, một đạo luật mới được ban hành dưới thời Tổng thống Donald Trump cho phép Việt Nam cùng Ấn Độ được phép mua vũ khí "thoải mái" từ phương Tây, Mỹ và Nga. Trong khi đó, những quốc gia khác nếu mua vũ khí từ Nga sẽ bị trừng phạt nặng về kinh tế. Nguồn ảnh: Pinterest.Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ, việc nước này mua tên lửa S-400 từ Nga đã ảnh hưởng sâu sắc tới mối quan hệ giữa Ankara và Washington. Trong khi đó, Indonesia cũng từng suýt sở hữu Su-35 từ Nga trước khi bị Mỹ can thiệp và buộc lòng phải huỷ hợp đồng với Moscow vì lo sợ trừng phạt từ Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest. Video Cận cảnh chiến đấu ơ Mirage-2000 tới nay vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như tiêm kích chủ lực trong biên chế.
Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Việt Nam từng làm việc với phía đại diện Pháp để đàm phán mua những tiêm kích Mirage-2000 của nước này nhằm bổ sung cho lực lượng không quân. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vào thời điểm này, trong biên chế của Việt Nam hiện đại nhất vẫn chỉ là các chiến đấu cơ Su-27 nhưng đã có tuổi đời khá cao kèm theo dàn MiG-21 và Su-22 có phần lỗi thời. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong khi đó, Mirage-2000 là loại chiến đấu cơ có thể coi là hiện đại vào thời điểm đầu thập niên 90, được sản xuất bởi Dassault Aviation của Pháp - cũng chính là tập đoàn sản xuất tiêm kích Rafale sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu mua được ít nhất hai phi đội - tương đương với khoảng 24 chiến đấu cơ Mirage vào thời điểm trước khi thập niên 90 của thế kỷ trước khép lại, không quân Việt Nam chắc chắn sẽ vươn lên thành lực lượng có sức mạnh lớn hàng đầu khu vực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đáng tiếc là lúc này các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ vẫn đang rất dè dặt trong vấn đề bán vũ khí cho Việt Nam. Theo nhiều nguồn thạo tin, chính Mỹ đã can thiệp với phía Pháp để hợp đồng mua Mirage-2000 của chúng ta không thể thành công được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau khi hợp đồng mua Mirage-2000 từ phía Pháp thất bại, Không quân Việt Nam vẫn quyết tâm tiến thẳng lên hiện đại và lựa chọn Su-30MK2 từ Nga để trở thành chủ lực cho lực lượng tiêm kích. Nguồn ảnh: Pinterest.
Còn với các loại chiến đấu cơ châu Âu, tới nay chúng ta có vẻ như vẫn "chưa có duyên". Trong những năm gần đây, Dassault Aviation của Pháp tích cực mang tiêm kích Rafale sang Việt Nam chào bán nhằm "nối lại cuộc tình dang dở khi xưa". Nguồn ảnh: Pinterest.
Đáng tiếc là do Rafale không hẳn quá hiện đại hơn so với Su-30MK2 nhưng lại có giá cao hơn rất nhiều, khiến việc Việt Nam chọn mua tiêm kích Pháp một lần nữa dường như vẫn rất xa vời. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, khác với phần lớn các quốc gia còn lại của thế giới, một đạo luật mới được ban hành dưới thời Tổng thống Donald Trump cho phép Việt Nam cùng Ấn Độ được phép mua vũ khí "thoải mái" từ phương Tây, Mỹ và Nga. Trong khi đó, những quốc gia khác nếu mua vũ khí từ Nga sẽ bị trừng phạt nặng về kinh tế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ, việc nước này mua tên lửa S-400 từ Nga đã ảnh hưởng sâu sắc tới mối quan hệ giữa Ankara và Washington. Trong khi đó, Indonesia cũng từng suýt sở hữu Su-35 từ Nga trước khi bị Mỹ can thiệp và buộc lòng phải huỷ hợp đồng với Moscow vì lo sợ trừng phạt từ Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video Cận cảnh chiến đấu ơ Mirage-2000 tới nay vẫn được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như tiêm kích chủ lực trong biên chế.