Trong khuôn khổ triển lãm HeliRussia-2020, tập đoàn "Trực thăng Nga" lần đầu tiên giới thiệu phương án nâng cấp dòng trực thăng đa năng Ka-32 - một "chiến hữu" của dòng trực thăng săn ngầm nổi tiếng thế giới Ka-27. Trong khi Ka-27 được dùng cho mục đích quân sự thì Ka-32 đáp ứng cả yêu cầu quân sự và dân sự, thực hiện không chỉ việc chở quân, vận tải hàng hóa mà còn làm tốt các nhiệm vụ khác như cứu hộ cứu nạn hay chữa cháy.Ở HeliRussia-2020, Công ty "Trực thăng Nga" đã đưa ra cho các khách hàng tiềm năng ở châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á nhiều phương án tùy chọn với những khả năng đặc biệt.Đầu tiên là phương án hiện đại hóa toàn diện cabin. Theo đó, các kỹ sư sẽ thay thế tất cả các thiết bị điện tử hàng không trên trực thăng Ka-32 hệ cũ để thay vào đó là buồng lái hoàn toàn bắng kính - cabin kỹ thuật số cùng kính nhìn đêm dành cho phi công.Trong ảnh là cabin một chiếc Ka-32 kiểu cũ với các đồng hồ hiển thị tham số kỹ thuật bay…Còn đây là cabin phiên bản Ka-32 thế hệ mới với buồng lái được số hóa, trang bị các màn hình LCD màu, hiển thị tham số kỹ thuật bay – đơn giản, tiện nghi, dễ sử dụng.Phương án thứ 2, với các khách hàng yêu cầu khả năng mang tải, hiệu suất bay tốt hơn, nhà sản xuất dự định sẽ trang bị động cơ tuabin trục VK-2500 thay thế cho TV3-117VMA. Với động cơ mới, sức tải của trực thăng Ka-32 trong điều kiện khí hậu nóng bức sẽ tăng thêm đến 1.600 kg, trần bay cũng tăng thêm một chút. Dù cho hiện Ka-32 có trần bay tối đa 5.000m là không tồi, nhưng nếu khách hàng muốn cao hơn thì nhà sản xuất hoàn toàn có thể đáp ứng.Tiếp theo là trang bị hệ thống chữa cháy tối tân SP-32 cho trực thăng Ka-32 để chúng đáp ứng nhiệm vụ chữa cháy rừng, cháy nhà hay cháy ở khu đô thị đông dân cư, nhà cao tầng.Hệ thống SP-32 9 (trong ảnh) phù hợp với tất cả các biến thể trực thăng sửa đổi, bao gồm cả những phiên bản đầu tiên, có dung tích thùng chứa nước tăng cao (đến 4000 lít), thùng chứa chất tạo bọt, có thể mang theo cả phương thẳng đứng (rót xuống nhưng với tốc độ và góc đổ khác nhau), cũng như phương nằm ngang (với sự hỗ trợ của vòi rồng) để dập lửa. SP-32 hiệu suất cao gấp đôi so với các mẫu của Nga và nước ngoài trước đây, và điều không kém quan trọng là, khác biệt với tất cả các mẫu khác, hệ thống mới có thể hoạt động cả trong điều kiện nhiệt độ không khí cực nóng."Hiện giờ chúng tôi đang tiến hành đàm phán với khách hàng về việc cung cấp trực thăng Ka-32 cho loạt nước châu Âu và Đông Nam Á. Và tất cả đều yêu cầu trang bị chính hệ thống chữa cháy mới này", ông Shamil Suleymanov - chuyên gia thiết kế Ka-32 cho hay. Ông này cũng nói thêm rằng, loại Ka-32 trang bị SP-32 sẽ bay nhanh hơn hệ cũ 80km/h.Ngoài ra, nếu khách hàng có yêu cầu về phiên bản cứu hộ - cứu nạn trên biển, đại diện của đơn vị thiết kế Ka-32 cho biết là họ có sẵn phương án như vậy. "Ở đây, chúng tôi có phương án Ka-32S - "nhân viên cứu hộ biển", nó được điều chỉnh về cấu trúc để thích ứng với boong tàu, dành sử dụng trên các tàu phá băng của Nga. Đương nhiên, trong dòng nâng cấp "32" sẽ gồm mẫu trực thăng có thể thực hiện hoạt động tìm kiếm-cứu nạn ở bất kỳ khu vực nào trên đại dương, không có cột tiêu định hướng, không có liên lạc với bờ, cách con tàu cơ sở đến 200 km và đảm bảo trở lại an toàn", chuyên gia cho hay.Về mức giá, chi phí Ka-32 nâng cấp, đại diện của Russian Helicopter cho hay: "Các kỹ sư chúng tôi trong quá trình cải tiến hiện đại hóa đang tạo ra phương án cơ bản của chiếc máy bay trực thăng, là phiên bản rẻ nhất. Nhưng trong Ka-32 dự trù khoảng 100 tùy chọn trang bị bổ sung. Khách đặt hàng có thể lựa chọn những gì tuỳ ý họ thấy cần thiết. Nhưng tất nhiên, chiếc trực thăng với trang bị bổ sung sẽ có mức giá khác. Và đây là một chủ đề đàm phán kinh doanh giữa khách hàng và nhà quản lý của chúng tôi".Lưu ý là hiện ở khu vực Đông Nam Á, chỉ có duy nhất Việt Nam sở hữu dòng trực thăng vận tải đa năng Ka-32. Chúng hiện được trang bị cho lữ đoàn không quân hải quân 954, Quân chủng Hải quân. Phiên bản Ka-32 của Việt Nam là Ka-32T chủ yếu trang bị hệ thống điện tử hàng không cơ bản, phục vụ vận chuyển hành khách và cứu hộ.Không loại trừ khả năng, “những khách hàng ở Đông Nam Á” mà đại diện Công ty Trực thăng Nga nói tới có lẽ là Việt Nam nằm trong số đó. Khi mà các dòng Ka-32T Việt Nam đang sử dụng đã cần nâng cấp sau hàng chục năm phục vụ không ngừng nghỉ. Việc nâng cấp kéo dài thêm tuổi thọ cũng như đáp ứng nhiệm vụ mới trên biển. Ảnh: Ka-32T với màu sơn xanh – trắng nằm ở góc trái.Ngoài Ka-32T, hiện Việt Nam vẫn duy trì số lượng nhỏ trực thăng chống ngầm Ka-28 – phiên bản xuất khẩu của loại Ka-27 biên chế trong Quân đội Nga. Số Ka-28 đã trải qua một đợt đại tu lớn vài năm trước ở nước ngoài. Video Trực thăng săn ngầm Ka-28 tác chiến trên tàu hộ vệ tên lửa - Nguồn: QPVN
Trong khuôn khổ triển lãm HeliRussia-2020, tập đoàn "Trực thăng Nga" lần đầu tiên giới thiệu phương án nâng cấp dòng trực thăng đa năng Ka-32 - một "chiến hữu" của dòng trực thăng săn ngầm nổi tiếng thế giới Ka-27. Trong khi Ka-27 được dùng cho mục đích quân sự thì Ka-32 đáp ứng cả yêu cầu quân sự và dân sự, thực hiện không chỉ việc chở quân, vận tải hàng hóa mà còn làm tốt các nhiệm vụ khác như cứu hộ cứu nạn hay chữa cháy.
Ở HeliRussia-2020, Công ty "Trực thăng Nga" đã đưa ra cho các khách hàng tiềm năng ở châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á nhiều phương án tùy chọn với những khả năng đặc biệt.
Đầu tiên là phương án hiện đại hóa toàn diện cabin. Theo đó, các kỹ sư sẽ thay thế tất cả các thiết bị điện tử hàng không trên trực thăng Ka-32 hệ cũ để thay vào đó là buồng lái hoàn toàn bắng kính - cabin kỹ thuật số cùng kính nhìn đêm dành cho phi công.
Trong ảnh là cabin một chiếc Ka-32 kiểu cũ với các đồng hồ hiển thị tham số kỹ thuật bay…
Còn đây là cabin phiên bản Ka-32 thế hệ mới với buồng lái được số hóa, trang bị các màn hình LCD màu, hiển thị tham số kỹ thuật bay – đơn giản, tiện nghi, dễ sử dụng.
Phương án thứ 2, với các khách hàng yêu cầu khả năng mang tải, hiệu suất bay tốt hơn, nhà sản xuất dự định sẽ trang bị động cơ tuabin trục VK-2500 thay thế cho TV3-117VMA. Với động cơ mới, sức tải của trực thăng Ka-32 trong điều kiện khí hậu nóng bức sẽ tăng thêm đến 1.600 kg, trần bay cũng tăng thêm một chút. Dù cho hiện Ka-32 có trần bay tối đa 5.000m là không tồi, nhưng nếu khách hàng muốn cao hơn thì nhà sản xuất hoàn toàn có thể đáp ứng.
Tiếp theo là trang bị hệ thống chữa cháy tối tân SP-32 cho trực thăng Ka-32 để chúng đáp ứng nhiệm vụ chữa cháy rừng, cháy nhà hay cháy ở khu đô thị đông dân cư, nhà cao tầng.
Hệ thống SP-32 9 (trong ảnh) phù hợp với tất cả các biến thể trực thăng sửa đổi, bao gồm cả những phiên bản đầu tiên, có dung tích thùng chứa nước tăng cao (đến 4000 lít), thùng chứa chất tạo bọt, có thể mang theo cả phương thẳng đứng (rót xuống nhưng với tốc độ và góc đổ khác nhau), cũng như phương nằm ngang (với sự hỗ trợ của vòi rồng) để dập lửa. SP-32 hiệu suất cao gấp đôi so với các mẫu của Nga và nước ngoài trước đây, và điều không kém quan trọng là, khác biệt với tất cả các mẫu khác, hệ thống mới có thể hoạt động cả trong điều kiện nhiệt độ không khí cực nóng.
"Hiện giờ chúng tôi đang tiến hành đàm phán với khách hàng về việc cung cấp trực thăng Ka-32 cho loạt nước châu Âu và Đông Nam Á. Và tất cả đều yêu cầu trang bị chính hệ thống chữa cháy mới này", ông Shamil Suleymanov - chuyên gia thiết kế Ka-32 cho hay. Ông này cũng nói thêm rằng, loại Ka-32 trang bị SP-32 sẽ bay nhanh hơn hệ cũ 80km/h.
Ngoài ra, nếu khách hàng có yêu cầu về phiên bản cứu hộ - cứu nạn trên biển, đại diện của đơn vị thiết kế Ka-32 cho biết là họ có sẵn phương án như vậy. "Ở đây, chúng tôi có phương án Ka-32S - "nhân viên cứu hộ biển", nó được điều chỉnh về cấu trúc để thích ứng với boong tàu, dành sử dụng trên các tàu phá băng của Nga. Đương nhiên, trong dòng nâng cấp "32" sẽ gồm mẫu trực thăng có thể thực hiện hoạt động tìm kiếm-cứu nạn ở bất kỳ khu vực nào trên đại dương, không có cột tiêu định hướng, không có liên lạc với bờ, cách con tàu cơ sở đến 200 km và đảm bảo trở lại an toàn", chuyên gia cho hay.
Về mức giá, chi phí Ka-32 nâng cấp, đại diện của Russian Helicopter cho hay: "Các kỹ sư chúng tôi trong quá trình cải tiến hiện đại hóa đang tạo ra phương án cơ bản của chiếc máy bay trực thăng, là phiên bản rẻ nhất. Nhưng trong Ka-32 dự trù khoảng 100 tùy chọn trang bị bổ sung. Khách đặt hàng có thể lựa chọn những gì tuỳ ý họ thấy cần thiết. Nhưng tất nhiên, chiếc trực thăng với trang bị bổ sung sẽ có mức giá khác. Và đây là một chủ đề đàm phán kinh doanh giữa khách hàng và nhà quản lý của chúng tôi".
Lưu ý là hiện ở khu vực Đông Nam Á, chỉ có duy nhất Việt Nam sở hữu dòng trực thăng vận tải đa năng Ka-32. Chúng hiện được trang bị cho lữ đoàn không quân hải quân 954, Quân chủng Hải quân. Phiên bản Ka-32 của Việt Nam là Ka-32T chủ yếu trang bị hệ thống điện tử hàng không cơ bản, phục vụ vận chuyển hành khách và cứu hộ.
Không loại trừ khả năng, “những khách hàng ở Đông Nam Á” mà đại diện Công ty Trực thăng Nga nói tới có lẽ là Việt Nam nằm trong số đó. Khi mà các dòng Ka-32T Việt Nam đang sử dụng đã cần nâng cấp sau hàng chục năm phục vụ không ngừng nghỉ. Việc nâng cấp kéo dài thêm tuổi thọ cũng như đáp ứng nhiệm vụ mới trên biển. Ảnh: Ka-32T với màu sơn xanh – trắng nằm ở góc trái.
Ngoài Ka-32T, hiện Việt Nam vẫn duy trì số lượng nhỏ trực thăng chống ngầm Ka-28 – phiên bản xuất khẩu của loại Ka-27 biên chế trong Quân đội Nga. Số Ka-28 đã trải qua một đợt đại tu lớn vài năm trước ở nước ngoài.
Video Trực thăng săn ngầm Ka-28 tác chiến trên tàu hộ vệ tên lửa - Nguồn: QPVN