Năm 1979, Việt Nam chính thức đưa vào biên chế loại trực thăng săn ngầm sử dụng thiết kế cánh quạt đồng trục đặc trưng Kamov Ka-25 với số lượng 6 chiếc. Đây là những chiếc trực thăng đầu tiên của Việt Nam sử dụng kiểu thiết kế cánh quạt này, đã phối hợp rất tốt cùng với các tàu của hải quân Việt Nam trong thời điểm đó. Ảnh: Trực thăng săn ngầm Ka-25 phối hợp tác chiến cùng tàu phóng lôi Shershen của hải quân Việt Nam.Sau đó, lực lượng trực thăng săn ngầm của Việt Nam đã được bổ sung các trực thăng Kamov-28 Helix đời mới hơn, thay thế cho những chiếc Ka-25 đã dần già cỗi. Ảnh: Trực thăng Ka-28 của trung đoàn trực thăng 954.Những chiếc trực thăng Ka-28 này là phiên bản xuất khẩu của trực thăng Ka-27 vốn đang được sử dụng trong quân đội Nga. Nó chính là mảnh ghép tạo ra sức mạnh săn ngầm cho cặp tàu Geoard 3.9 thứ nhất của hải quân Việt Nam vốn thiết hụt khả năng chống ngầm và bổ sung sức mạnh chống ngầm cho cặp tàu Gepard 3.9 thứ hai. Các trực thăng này thường xuyên được đi theo các tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam trong các nhiệm vụ trên biển. Ảnh: Trực thăng Ka-28 của Không quân hải quân Việt Nam.Ngoài ra, dù ít được biết đến nhưng Việt Nam cũng có trong biên chế cả loại trực thăng Ka-32T Helix-C vốn là phiên bản dân sự của loại trực thăng Ka-28 Helix. Ảnh: Trực thăng Ka-32T của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc.Dù vậy, Kamov Ka-32 có trong biên chế quân đội Việt Nam không nhiều, chỉ có 2 chiếc mang số hiệu 7551 và 7552, đều được biên chế về cho trung đoàn không quân hải quân 954. Ảnh: Chiếc trực thăng Ka-32T mang số hiệu 7551 của Việt Nam.Một điều đáng tiếc là chiếc trực thăng Ka-32T mang số hiệu 7551 trong một chuyến bay huấn luyện đã bị tai nạn và hiện nay Việt Nam chỉ còn lại 1 chiếc Ka-32T duy nhất mang số hiệu 7552. Ảnh: Đoàn cán bộ cấp cao quân chủng Phòng không - Không quân và quân chủng Hải quân nghe giới thiệu về trực thăng Ka-32T.Máy bay trực thăng Ka-32T chính thức ra mắt năm 1981 do Liên Xô sản xuất, sử dụng cơ cấu cánh quạt đồng trục quay ngược chiều nhau tạo lực nâng ổn định mà không còn sử dụng cánh quạt đuôi như các loại trực thăng thông thường khác. Ảnh: Trực thăng Ka-32A của Nga.Có nhiều biến thể của Ka-32 nhưng trong đó biến thể thông dụng nhất là Ka-32T, sử dụng hai động cơ tuabin Klimov TV3-117VAM công suất 1.635kW cho phép trực thăng có thể đạt tốc độ tối đa 260km/h, tầm bay tối đa là 800km, và lên đến 1.135km nếu được bổ sung thùng dầu phụ. Ảnh: Một chiếc trực thăng Ka-32T của Hàn Quốc, Hàn Quốc là một trong những khách hàng lớn nhất của loại trực thăng này.Trực thăng có chiều dài 11.3m, cao 5.4m, kíp lái 2-3 người, trọng lượng cất cánh tối đa 12.600kg, khoang chính có thể chở được 16 hành khách hoặc 4.000kg hàng hóa. Ảnh: Trực thăng Ka-32T của cứu hộ Nga.Trực thăng được sử dụng bởi nhiều nước trên thế giới như Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Trong ảnh là chiếc Ka-32T số hiệu 7552 duy nhất còn lại của Việt Nam với màu sơn trắng xanh đặc trưng (góc phải), phía trước là trực thăng săn ngầm Ka-28 số hiệu 7527. Nguồn: BaohaiquanvietnamMặc dù chỉ còn một chiếc đang trong biên chế, tuy nhiên Ka-32T lại là phiên bản dân sự của Ka-28 đang được biên chế cùng trong trung đoàn trực thăng 954 nên việc bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho cả hai loại trực thăng này hoàn toàn không phải là việc khó vì những tương đồng trong các loại linh kiện cũng như tính năng. Ảnh: Trực thăng Ka-28 của Việt Nam trong thời điểm đi sửa chữa ở nước ngoài.Với việc chỉ còn lại duy nhất một chiếc trong biên chế, Ka-32T số hiệu 7552 xứng đáng với danh xưng “chiếc trực thăng cô đơn của không quân hải quân Việt Nam”. Hi vọng sắp tới với việc càng nhiều loại trực thăng mới và hiện đại được gia nhập biên chế quân đội Việt Nam, chiếc trực thăng cô đơn này sẽ sớm được cho nghỉ hưu sau quãng dài thời gian hoạt động. Ảnh: Trực thăng Ka-28 Helix của trung đoàn 954 Video Dàn trực thăng hiện đại của Tổng công ty trực thăng Việt Nam - Nguồn: QPVN
Năm 1979, Việt Nam chính thức đưa vào biên chế loại trực thăng săn ngầm sử dụng thiết kế cánh quạt đồng trục đặc trưng Kamov Ka-25 với số lượng 6 chiếc. Đây là những chiếc trực thăng đầu tiên của Việt Nam sử dụng kiểu thiết kế cánh quạt này, đã phối hợp rất tốt cùng với các tàu của hải quân Việt Nam trong thời điểm đó. Ảnh: Trực thăng săn ngầm Ka-25 phối hợp tác chiến cùng tàu phóng lôi Shershen của hải quân Việt Nam.
Sau đó, lực lượng trực thăng săn ngầm của Việt Nam đã được bổ sung các trực thăng Kamov-28 Helix đời mới hơn, thay thế cho những chiếc Ka-25 đã dần già cỗi. Ảnh: Trực thăng Ka-28 của trung đoàn trực thăng 954.
Những chiếc trực thăng Ka-28 này là phiên bản xuất khẩu của trực thăng Ka-27 vốn đang được sử dụng trong quân đội Nga. Nó chính là mảnh ghép tạo ra sức mạnh săn ngầm cho cặp tàu Geoard 3.9 thứ nhất của hải quân Việt Nam vốn thiết hụt khả năng chống ngầm và bổ sung sức mạnh chống ngầm cho cặp tàu Gepard 3.9 thứ hai. Các trực thăng này thường xuyên được đi theo các tàu hộ vệ tên lửa Việt Nam trong các nhiệm vụ trên biển. Ảnh: Trực thăng Ka-28 của Không quân hải quân Việt Nam.
Ngoài ra, dù ít được biết đến nhưng Việt Nam cũng có trong biên chế cả loại trực thăng Ka-32T Helix-C vốn là phiên bản dân sự của loại trực thăng Ka-28 Helix. Ảnh: Trực thăng Ka-32T của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc.
Dù vậy, Kamov Ka-32 có trong biên chế quân đội Việt Nam không nhiều, chỉ có 2 chiếc mang số hiệu 7551 và 7552, đều được biên chế về cho trung đoàn không quân hải quân 954. Ảnh: Chiếc trực thăng Ka-32T mang số hiệu 7551 của Việt Nam.
Một điều đáng tiếc là chiếc trực thăng Ka-32T mang số hiệu 7551 trong một chuyến bay huấn luyện đã bị tai nạn và hiện nay Việt Nam chỉ còn lại 1 chiếc Ka-32T duy nhất mang số hiệu 7552. Ảnh: Đoàn cán bộ cấp cao quân chủng Phòng không - Không quân và quân chủng Hải quân nghe giới thiệu về trực thăng Ka-32T.
Máy bay trực thăng Ka-32T chính thức ra mắt năm 1981 do Liên Xô sản xuất, sử dụng cơ cấu cánh quạt đồng trục quay ngược chiều nhau tạo lực nâng ổn định mà không còn sử dụng cánh quạt đuôi như các loại trực thăng thông thường khác. Ảnh: Trực thăng Ka-32A của Nga.
Có nhiều biến thể của Ka-32 nhưng trong đó biến thể thông dụng nhất là Ka-32T, sử dụng hai động cơ tuabin Klimov TV3-117VAM công suất 1.635kW cho phép trực thăng có thể đạt tốc độ tối đa 260km/h, tầm bay tối đa là 800km, và lên đến 1.135km nếu được bổ sung thùng dầu phụ. Ảnh: Một chiếc trực thăng Ka-32T của Hàn Quốc, Hàn Quốc là một trong những khách hàng lớn nhất của loại trực thăng này.
Trực thăng có chiều dài 11.3m, cao 5.4m, kíp lái 2-3 người, trọng lượng cất cánh tối đa 12.600kg, khoang chính có thể chở được 16 hành khách hoặc 4.000kg hàng hóa. Ảnh: Trực thăng Ka-32T của cứu hộ Nga.
Trực thăng được sử dụng bởi nhiều nước trên thế giới như Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Trong ảnh là chiếc Ka-32T số hiệu 7552 duy nhất còn lại của Việt Nam với màu sơn trắng xanh đặc trưng (góc phải), phía trước là trực thăng săn ngầm Ka-28 số hiệu 7527. Nguồn: Baohaiquanvietnam
Mặc dù chỉ còn một chiếc đang trong biên chế, tuy nhiên Ka-32T lại là phiên bản dân sự của Ka-28 đang được biên chế cùng trong trung đoàn trực thăng 954 nên việc bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho cả hai loại trực thăng này hoàn toàn không phải là việc khó vì những tương đồng trong các loại linh kiện cũng như tính năng. Ảnh: Trực thăng Ka-28 của Việt Nam trong thời điểm đi sửa chữa ở nước ngoài.
Với việc chỉ còn lại duy nhất một chiếc trong biên chế, Ka-32T số hiệu 7552 xứng đáng với danh xưng “chiếc trực thăng cô đơn của không quân hải quân Việt Nam”. Hi vọng sắp tới với việc càng nhiều loại trực thăng mới và hiện đại được gia nhập biên chế quân đội Việt Nam, chiếc trực thăng cô đơn này sẽ sớm được cho nghỉ hưu sau quãng dài thời gian hoạt động. Ảnh: Trực thăng Ka-28 Helix của trung đoàn 954
Video Dàn trực thăng hiện đại của Tổng công ty trực thăng Việt Nam - Nguồn: QPVN