Lực lượng không quân trực thăng của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay chủ yếu thực hiện các vai trò vận tải (chở người, hàng hóa), tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, tham gia chiến đấu (yểm trợ hỏa lực đường không, chống khủng bố)… Lực lượng này được trang bị chủ yếu các máy bay do Liên Xô/Nga sản xuất, và một phần nhỏ do Mỹ - Pháp chế tạo.
Đóng vai trò nòng cốt trong lực lượng trực thăng Việt Nam là series Mil Mi-8/17 do Liên Xô/Nga sản xuất. Trong ảnh là một mẫu trực thăng Mi-8 của Không quân Nhân dân Việt Nam, có thể chở tối đa 24 người hoặc 3 tấn hàng hóa. Ngoài ra, máy bay có thể mang theo 1,5 tấn vũ khí (súng máy, rocket, bom) ở 4 điểm treo ở 2 bên hông.
Ngoài ra, Việt Nam đã nhập khẩu số lượng tương đối trực thăng Mi-17 - biến thể cải tiến dựa hoàn toàn trên khung thân Mi-8, trang bị động cơ, rotor và bộ truyền động của Mi-14, cải tiến phần khung thân cho phép tăng tải trọng. Mi-17 có thể chở tới 30 lính hoặc 4 tấn hàng hóa hoặc 1,5 tấn vũ khí treo ngoài.
Bên cạnh mẫu tiêu chuẩn Mi-17, Việt Nam còn nhập khẩu thêm các biến thể Mi-171/172 phục vụ các hoạt động khác nhau. Trong ảnh là mẫu Mi-171 – biến thể xuất khẩu mẫu Mi-8AMT sử dụng cho hoạt động vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Còn Mi-172 là biến thể dân sự của Mi-8MTV-3 được nhà máy Kazan chế tạo. Ở Việt Nam thì Mi-172 hoạt động trong các đơn vị bay dịch vụ (chở khách du lịch) hoặc phục vụ chở các cán bộ Bộ Quốc phòng, Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh các mẫu trực thăng Nga, Việt Nam còn duy trì số lượng nhỏ trực thăng đa năng UH-1H do Mỹ sản xuất mà ta thu được từ năm 1975. UH-1H có khả năng chở 14 lính hoặc hàng hóa, có thể mang vũ khí (súng máy, rocket).
Hiện nay, Việt Nam bước đầu xây dựng lực lượng Không quân Hải quân và có trang bị một số mẫu trực thăng. Điển hình là trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 (khoảng 8 chiếc) được trang bị hệ thống định vị thủy âm, mang được ngư lôi, bom chìm để thực hiện nhiệm vụ tác chiến săn ngầm. Bên cạnh đó, nó có thể vận tải, trinh sát, tìm kiếm cứu nạn.
Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 đã được tiếp nhận 2 chiếc trực thăng đa năng hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay EC225 Super Puma Mk II+ do hãng Eurocopter sản xuất làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, vận tải, chở khách – khách VIP…
EC225 lắp 2 động cơ tuốc bin trục Turbomeca Makila 2A1 gắn kết thông qua cabin, cho phép trực thăng đạt tốc độ bay tối đa 275,5km/h, tầm bay 857km, trần bay 5.900m. Nó có khả năng chở tối đa 19 hành khách.
Ngoài ra, Việt Nam còn có một số loại trực thăng “Tây” khác như AS332 Super Puma, EC155 thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc Phòng nhưng trang bị cho các công ty bay dịch vụ thăm quan, du lịch, dầu khí… Tuy nhiên, khi cần chúng có thể đáp ứng nhiệm vụ an ninh quốc phòng ở một mức độ nào đó.
Lực lượng không quân trực thăng của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay chủ yếu thực hiện các vai trò vận tải (chở người, hàng hóa), tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, tham gia chiến đấu (yểm trợ hỏa lực đường không, chống khủng bố)… Lực lượng này được trang bị chủ yếu các máy bay do Liên Xô/Nga sản xuất, và một phần nhỏ do Mỹ - Pháp chế tạo.
Đóng vai trò nòng cốt trong lực lượng trực thăng Việt Nam là series Mil Mi-8/17 do Liên Xô/Nga sản xuất. Trong ảnh là một mẫu trực thăng Mi-8 của Không quân Nhân dân Việt Nam, có thể chở tối đa 24 người hoặc 3 tấn hàng hóa. Ngoài ra, máy bay có thể mang theo 1,5 tấn vũ khí (súng máy, rocket, bom) ở 4 điểm treo ở 2 bên hông.
Ngoài ra, Việt Nam đã nhập khẩu số lượng tương đối trực thăng Mi-17 - biến thể cải tiến dựa hoàn toàn trên khung thân Mi-8, trang bị động cơ, rotor và bộ truyền động của Mi-14, cải tiến phần khung thân cho phép tăng tải trọng. Mi-17 có thể chở tới 30 lính hoặc 4 tấn hàng hóa hoặc 1,5 tấn vũ khí treo ngoài.
Bên cạnh mẫu tiêu chuẩn Mi-17, Việt Nam còn nhập khẩu thêm các biến thể Mi-171/172 phục vụ các hoạt động khác nhau. Trong ảnh là mẫu Mi-171 – biến thể xuất khẩu mẫu Mi-8AMT sử dụng cho hoạt động vận tải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Còn Mi-172 là biến thể dân sự của Mi-8MTV-3 được nhà máy Kazan chế tạo. Ở Việt Nam thì Mi-172 hoạt động trong các đơn vị bay dịch vụ (chở khách du lịch) hoặc phục vụ chở các cán bộ Bộ Quốc phòng, Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh các mẫu trực thăng Nga, Việt Nam còn duy trì số lượng nhỏ trực thăng đa năng UH-1H do Mỹ sản xuất mà ta thu được từ năm 1975. UH-1H có khả năng chở 14 lính hoặc hàng hóa, có thể mang vũ khí (súng máy, rocket).
Hiện nay, Việt Nam bước đầu xây dựng lực lượng Không quân Hải quân và có trang bị một số mẫu trực thăng. Điển hình là trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 (khoảng 8 chiếc) được trang bị hệ thống định vị thủy âm, mang được ngư lôi, bom chìm để thực hiện nhiệm vụ tác chiến săn ngầm. Bên cạnh đó, nó có thể vận tải, trinh sát, tìm kiếm cứu nạn.
Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 đã được tiếp nhận 2 chiếc trực thăng đa năng hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay EC225 Super Puma Mk II+ do hãng Eurocopter sản xuất làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, vận tải, chở khách – khách VIP…
EC225 lắp 2 động cơ tuốc bin trục Turbomeca Makila 2A1 gắn kết thông qua cabin, cho phép trực thăng đạt tốc độ bay tối đa 275,5km/h, tầm bay 857km, trần bay 5.900m. Nó có khả năng chở tối đa 19 hành khách.
Ngoài ra, Việt Nam còn có một số loại trực thăng “Tây” khác như AS332 Super Puma, EC155 thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc Phòng nhưng trang bị cho các công ty bay dịch vụ thăm quan, du lịch, dầu khí… Tuy nhiên, khi cần chúng có thể đáp ứng nhiệm vụ an ninh quốc phòng ở một mức độ nào đó.