Trực thăng tấn công Mi-24 mà KQND Việt Nam có trong biên chế được thiết kế cho vai trò chính là tấn công tiêu diệt các loại xe tăng chủ lực trên chiến trường, các loại xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và các công sự kiên cố. Bên cạnh đó, vai trò thứ yếu của Mi-24 là khả năng chở binh sĩ chiến đấu. Đây là điều độc đáo riêng trên dòng trực thăng này, không có loại máy bay trực thăng tấn công nào trên thế giới sở hữu.Trực thăng tấn công Mi-24 của Việt Nam thuộc thế hệ đầu của dòng “xe tăng bay” này, cho nên thiết kế mang vác tên lửa chống tăng của nó kém hơn thế hệ hiện đại như Mi-24V, Mi-35M… Cụ thể, Mi-24A của Việt Nam chỉ mang được 4 tên lửa chống tăng. Ảnh: Hai trong 4 ray phóng lắp đạn tên lửa chống tăng trên Mi-24 của Việt Nam tại Bảo tàng PK-KQ.Trong ảnh là kiểu bố trí tên lửa chống tăng AT-2 trang bị trên trực thăng tấn công Mi-24. Đạn tên lửa không đặt trong container như các loại hiện đại, đặt ngay trên ray phóng.AT-2 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng 3M11 Fleyta do Nudelman OKB-16 phát triển theo yêu của Hồng quân Liên Xô. Nó chính thức đưa vào phục vụ năm 1964.AT-2 được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng đầu tiên của Liên Xô có khả năng triển khai trên trực thăng. Ban đầu, chúng được trang bị thử nghiệm trên phiên bản vũ trang của trực thăng vận tải Mi-4AV, sau đó là Mi-8 và cuối cùng là trực thăng tấn công Mi-24 và các phiên bản sau này của nó (như Mi-24D, Mi-25).Thế hệ tên lửa chống tăng đầu tiên của Liên Xô phóng từ trực thăng có trọng lượng khoảng 27kg, dài 116cm, đường kính thân 148mm với sải cánh 68cm.Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT) nặng 5,4kg - được đánh giá là có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất (RHA) đến 500mm. Thời những năm 1960 thì sức mạnh AT-2 là "vô đối", có thể xuyên thủng bất kỳ loại xe tăng Patton nào của Mỹ hay Centurion của Anh, kể cả Leopard 1 của Đức.Tên lửa được trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn 500m tới 2,5km, sau tăng lên 3,5km với phiên bản AT-2B ra mắt năm 1973.Thế hệ tên lửa chống tăng AT-2 được trang bị hệ dẫn đường vô tuyến thay vì kiểu dẫn đường qua dây - kiểu này tiện lợi hơn, tên lửa bay nhanh hơn nhưng lại dễ bị gây nhiễu khiến đạn đi chệch hướng.Ngoài ra, việc lái tên lửa theo cơ chế kiểm soát đường ngắm thủ công (MCLOS) cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với xạ thủ trên trực thăng Mi-24.Đáng tiếc là khi Mi-24A bắt đầu tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia thì quân Khmer Đỏ cũng không còn chiếc xe tăng nào hoặc chúng khó sử dụng xe tăng ở rừng núi. Cho nên AT-2 ở Việt Nam gần như chưa bao giờ thực chiến để chứng minh được sức mạnh.
Trực thăng tấn công Mi-24 mà KQND Việt Nam có trong biên chế được thiết kế cho vai trò chính là tấn công tiêu diệt các loại xe tăng chủ lực trên chiến trường, các loại xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và các công sự kiên cố. Bên cạnh đó, vai trò thứ yếu của Mi-24 là khả năng chở binh sĩ chiến đấu. Đây là điều độc đáo riêng trên dòng trực thăng này, không có loại máy bay trực thăng tấn công nào trên thế giới sở hữu.
Trực thăng tấn công Mi-24 của Việt Nam thuộc thế hệ đầu của dòng “xe tăng bay” này, cho nên thiết kế mang vác tên lửa chống tăng của nó kém hơn thế hệ hiện đại như Mi-24V, Mi-35M… Cụ thể, Mi-24A của Việt Nam chỉ mang được 4 tên lửa chống tăng. Ảnh: Hai trong 4 ray phóng lắp đạn tên lửa chống tăng trên Mi-24 của Việt Nam tại Bảo tàng PK-KQ.
Trong ảnh là kiểu bố trí tên lửa chống tăng AT-2 trang bị trên trực thăng tấn công Mi-24. Đạn tên lửa không đặt trong container như các loại hiện đại, đặt ngay trên ray phóng.
AT-2 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng 3M11 Fleyta do Nudelman OKB-16 phát triển theo yêu của Hồng quân Liên Xô. Nó chính thức đưa vào phục vụ năm 1964.
AT-2 được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng đầu tiên của Liên Xô có khả năng triển khai trên trực thăng. Ban đầu, chúng được trang bị thử nghiệm trên phiên bản vũ trang của trực thăng vận tải Mi-4AV, sau đó là Mi-8 và cuối cùng là trực thăng tấn công Mi-24 và các phiên bản sau này của nó (như Mi-24D, Mi-25).
Thế hệ tên lửa chống tăng đầu tiên của Liên Xô phóng từ trực thăng có trọng lượng khoảng 27kg, dài 116cm, đường kính thân 148mm với sải cánh 68cm.
Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT) nặng 5,4kg - được đánh giá là có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất (RHA) đến 500mm. Thời những năm 1960 thì sức mạnh AT-2 là "vô đối", có thể xuyên thủng bất kỳ loại xe tăng Patton nào của Mỹ hay Centurion của Anh, kể cả Leopard 1 của Đức.
Tên lửa được trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn 500m tới 2,5km, sau tăng lên 3,5km với phiên bản AT-2B ra mắt năm 1973.
Thế hệ tên lửa chống tăng AT-2 được trang bị hệ dẫn đường vô tuyến thay vì kiểu dẫn đường qua dây - kiểu này tiện lợi hơn, tên lửa bay nhanh hơn nhưng lại dễ bị gây nhiễu khiến đạn đi chệch hướng.
Ngoài ra, việc lái tên lửa theo cơ chế kiểm soát đường ngắm thủ công (MCLOS) cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với xạ thủ trên trực thăng Mi-24.
Đáng tiếc là khi Mi-24A bắt đầu tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia thì quân Khmer Đỏ cũng không còn chiếc xe tăng nào hoặc chúng khó sử dụng xe tăng ở rừng núi. Cho nên AT-2 ở Việt Nam gần như chưa bao giờ thực chiến để chứng minh được sức mạnh.