Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến reo rắc nhiều nỗi kinh hoàng nhất cho người Mỹ tính tới thời điểm hiện tại. Để tạo ra điều này, ngoài yếu tố con người và tinh thần dân tộc bất diệt, chúng ta còn sở hữu và sử dụng sáng tạo các loại hoả khí bộ binh được nước bạn viện trợ. Nguồn ảnh: TL.Dưới bàn tay của những người lính Bộ đội Cụ Hồ, tên tuổi của những loại vũ khí tưởng chừng như vô danh trước khi cuộc Chiến tranh Việt Nam nổ ra đã "nổi như cồn" sau đó. Nguồn ảnh: TL.Đầu tiên, không thể không nhắc tới sự xuất hiện của khẩu súng trường tấn công AK-47 do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho chúng ta trong thời kỳ này. Nguồn ảnh: TL.Ngoài AK-47 phiên bản gốc , Việt Nam còn nhận được nhiều phiên bản AK-47 cải biên khác do Tiệp Khắc, Trung Quốc,... sản xuất. Nguồn ảnh: TL.Khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam đã chứng minh được sự bền bỉ đến kinh ngạc của khẩu súng trường tấn công này khi nó chỉ cần bảo dưỡng tối thiểu để hoạt động được trong gần như mọi tình huống. Nguồn ảnh: TL.Khẩu súng trường tấn công AK-47 đã gần như gắn liền với hình ảnh của người lính giải phóng, trở thành "thương hiệu" của những người lính này trong Chiến tranh Việt Nam và là nỗi ác mộng với kẻ địch. Nguồn ảnh: TL.Tiếp theo, không thể không kể đến thứ vũ khí chống tăng uy lực bậc nhất thế giới thời điểm này được quân giải phóng sử dụng. Đó là các loại súng chống tăng họ RPG, phổ biến nhất là phiên bản RPG-7 và RPG-2 (B-41 và B-40). Nguồn ảnh: TL.Về cơ bản, đây cũng là loại vũ khí hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng và được chúng ta trang bị gần như đại trà xuống tận cấp chiến đấu nhỏ nhất. Nguồn ảnh: TL.Với sự xuất hiện của các loại súng chống tăng RPG trong biên chế của gần như mọi tiểu đội, người lính quân giải phóng sẽ không còn ngán ngại xe tăng, thiết giáp của kẻ thù khi phải đối mặt trên chiến trường. Nguồn ảnh: TL.Thậm chí, ở chiều hướng ngược lại, việc trang bị các loại súng chống tăng này khiến đối phương phải e dè quân đội ta, nhất là lực lượng thiết giáp địch khi mà những thiết giáp trị giá hàng chục nghìn USD có thể bị ta "nướng chín" chỉ bằng một pha điểm hoả duy nhất. Nguồn ảnh: TL.Nếu như ở dưới mặt đất, đối phương phát hoảng với các loại súng AK-47 và RPG của quân giải phóng thì trên không, các phi công Mỹ cũng phải đối mặt với thứ vũ khí cực kỳ gọn nhẹ nhưng rất kinh hoàng đó là súng máy hạng nặng DShK. Nguồn ảnh: TL.Khẩu súng máy đại liên sử dụng cỡ đạn 12,7mm này kèm theo thế trận phòng không nhân dân tài tình của quân và dân ta đã reo rắc không ít cơn ác mộng cho các phi công tiêm kích chiến thuật của Mỹ. Nguồn ảnh: TL.Với cỡ đạn 12,7x108mm, khẩu DShK về cơ bản có đủ sức mạnh để xé toạc mọi loại máy bay chiến thuật, mọi loại trực thăng, máy bay vận tải mà Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam lúc bấy giờ chỉ bằng một loạt đạn. Nguồn ảnh: TL.Với thế trận phòng không nhân dân, Không quân Mỹ một khi đã bay vào vùng trời miền Bắc Việt Nam, thần kinh sẽ căng ra như dây đàn vì các loạt đạn phòng không từ khẩu súng máy này có thể bay vọt lên từ bất cứ đâu. Nguồn ảnh: TL.Mời độc giả xem Video: Chiến trường Khe Sanh đẫm máu của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến reo rắc nhiều nỗi kinh hoàng nhất cho người Mỹ tính tới thời điểm hiện tại. Để tạo ra điều này, ngoài yếu tố con người và tinh thần dân tộc bất diệt, chúng ta còn sở hữu và sử dụng sáng tạo các loại hoả khí bộ binh được nước bạn viện trợ. Nguồn ảnh: TL.
Dưới bàn tay của những người lính Bộ đội Cụ Hồ, tên tuổi của những loại vũ khí tưởng chừng như vô danh trước khi cuộc Chiến tranh Việt Nam nổ ra đã "nổi như cồn" sau đó. Nguồn ảnh: TL.
Đầu tiên, không thể không nhắc tới sự xuất hiện của khẩu súng trường tấn công AK-47 do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho chúng ta trong thời kỳ này. Nguồn ảnh: TL.
Ngoài AK-47 phiên bản gốc , Việt Nam còn nhận được nhiều phiên bản AK-47 cải biên khác do Tiệp Khắc, Trung Quốc,... sản xuất. Nguồn ảnh: TL.
Khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam đã chứng minh được sự bền bỉ đến kinh ngạc của khẩu súng trường tấn công này khi nó chỉ cần bảo dưỡng tối thiểu để hoạt động được trong gần như mọi tình huống. Nguồn ảnh: TL.
Khẩu súng trường tấn công AK-47 đã gần như gắn liền với hình ảnh của người lính giải phóng, trở thành "thương hiệu" của những người lính này trong Chiến tranh Việt Nam và là nỗi ác mộng với kẻ địch. Nguồn ảnh: TL.
Tiếp theo, không thể không kể đến thứ vũ khí chống tăng uy lực bậc nhất thế giới thời điểm này được quân giải phóng sử dụng. Đó là các loại súng chống tăng họ RPG, phổ biến nhất là phiên bản RPG-7 và RPG-2 (B-41 và B-40). Nguồn ảnh: TL.
Về cơ bản, đây cũng là loại vũ khí hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng và được chúng ta trang bị gần như đại trà xuống tận cấp chiến đấu nhỏ nhất. Nguồn ảnh: TL.
Với sự xuất hiện của các loại súng chống tăng RPG trong biên chế của gần như mọi tiểu đội, người lính quân giải phóng sẽ không còn ngán ngại xe tăng, thiết giáp của kẻ thù khi phải đối mặt trên chiến trường. Nguồn ảnh: TL.
Thậm chí, ở chiều hướng ngược lại, việc trang bị các loại súng chống tăng này khiến đối phương phải e dè quân đội ta, nhất là lực lượng thiết giáp địch khi mà những thiết giáp trị giá hàng chục nghìn USD có thể bị ta "nướng chín" chỉ bằng một pha điểm hoả duy nhất. Nguồn ảnh: TL.
Nếu như ở dưới mặt đất, đối phương phát hoảng với các loại súng AK-47 và RPG của quân giải phóng thì trên không, các phi công Mỹ cũng phải đối mặt với thứ vũ khí cực kỳ gọn nhẹ nhưng rất kinh hoàng đó là súng máy hạng nặng DShK. Nguồn ảnh: TL.
Khẩu súng máy đại liên sử dụng cỡ đạn 12,7mm này kèm theo thế trận phòng không nhân dân tài tình của quân và dân ta đã reo rắc không ít cơn ác mộng cho các phi công tiêm kích chiến thuật của Mỹ. Nguồn ảnh: TL.
Với cỡ đạn 12,7x108mm, khẩu DShK về cơ bản có đủ sức mạnh để xé toạc mọi loại máy bay chiến thuật, mọi loại trực thăng, máy bay vận tải mà Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam lúc bấy giờ chỉ bằng một loạt đạn. Nguồn ảnh: TL.
Với thế trận phòng không nhân dân, Không quân Mỹ một khi đã bay vào vùng trời miền Bắc Việt Nam, thần kinh sẽ căng ra như dây đàn vì các loạt đạn phòng không từ khẩu súng máy này có thể bay vọt lên từ bất cứ đâu. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: Chiến trường Khe Sanh đẫm máu của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.