Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 là niềm mơ ước với mọi lực lượng không quân trên thế giới trong thế kỷ 20. Đấy là một cỗ chiến đấu cơ có khả năng đột phá mọi hệ thống phòng không tối tân nhất thế giới, trang bị radar siêu mạnh cùng hệ thống vũ khí đa chức năng. Tuy nhiên yếu tố khiến nhiều nước thèm khát chúng vẫn là công nghệ tàng hình trước mọi hệ thống radar. Việt Nam từng được đồn đoàn là trong tương lai có thể mua loại Su T-50 mà Nga đang phát triển.Nhưng việc Mỹ chính thức tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội hồi tháng 5 mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận công nghệ máy bay tàng hình Mỹ - điển hình là tiêm kích tàng hình F-35. Dẫu vậy, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn Sputnik (Nga), chuyên gia phân tích quân sự Mỹ Franklin "Chuck" Spinney cho rằng, Việt Nam không muốn và cũng không cần thiết phải có tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.Tuy ông Spinney không bình luận chi tiết lý do tại sao Việt Nam không cần thiết sở hữu F-35. Nhưng có lẽ cũng không phải là không dễ đoán ra, đó chính là giá cả đắt khủng khiếp của tiêm kích F-35. Theo giá năm 2011, đơn giá một chiếc tiêm kích F-35A khoảng 122 triệu USD, F-35C (dành cho tàu sân bay) là 139,5 triệu USD trong khi phiên bản đắt nhất là F-35B lên tới 150 triệu USD. Đó là đơn giá của máy bay "trần", còn nếu trang bị vũ khí đi kèm một chiếc F-35A phải có giá tới 183,5 triệu USD.Không chỉ có vậy, năm 2014, chi phí vận hành mỗi chiếc F-35 tốn đến 67.549 USD mỗi giờ bay (cao hơn cả F-22). Đương nhiên là ngân sách Việt Nam lúc này khó lòng đáp ứng nổi việc mua sắm thậm chí chỉ là số lượng nhỏ tiêm kích tàng hình F-35. Ngay cả những quốc gia có tiềm lực ngân sách quốc phòng “khủng” ở Đông Nam Á như Singapore, khi được gợi ý về F-35 cũng rất dè dặt.Ngoài ra, tiêm kích tàng hình F-35 vốn được Mỹ phát triển trang bị cho các nước đồng minh thân cận nhất như Nhật Bản, Anh, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel. Nên dù cho công ty phát triển muốn cung cấp cho Việt Nam thì khó lòng vượt qua được Quốc hội Mỹ (mọi thương vụ quốc phòng Mỹ - quốc gia khác cũng đều phải có sự chấp thuận từ quốc hội) khi mà giữa hai nước chưa hẳn là không còn khúc mắc.Hơn nữa, chương trình F-35 từ lâu cũng đang hứng chịu phê phán lỗi tiềm ẩn trong toàn bộ chiếc máy bay (từ khung thân tới cảm biến, động cơ, vũ khí). Không ít quan chức Mỹ - Anh đã nhiều lần lên tiếng phê phán, thậm chí cho rằng MiG-21 có thể hạ cả F-35 vì chúng vốn không có đủ sự cơ động.Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Nick Harvey cho rằng: "Bạn có thể tranh luận với nhau rằng đó là một trong những con voi màu trắng biết bay lớn nhất trong lịch sử... Giờ thì bạn có thể chắc chắn rằng, đây là một chương trình vô dụng nhất trong lịch sử. Trong khi Pierre Sprey, kỹ sư chỉ huy thiết kế F-16 Fighting Falcon, đã phân tích rằng việc cố gắng nhồi quá nhiều công dụng cho F-35 làm nó "chẳng tốt trong việc gì cả".Rõ ràng, việc bỏ ra một số tiền khổng lồ cho một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình bị phê phán ngay từ những người chế tạo chiến đấu cơ Mỹ là việc làm “mạo hiểm” với quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Thay vào đó, chúng ta nên đầu tư những loại tiêm kích đã được chứng minh sức mạnh. Ví dụ như tiêm kích thế hệ 4++ Su-35S hay Su-30SM, hay F/A-18 Super Hornet.F-35 Lightning II là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 có chiều dài 15,67m, sải cánh 10,7m, cao 4,33m, trọng lượng rỗng 13,2 tấn, trọng lượng cất cánh lớn nhất 31,8 tấn.Hai phiên bản F-35A/C dùng động cơ phản lực F135 có lực đẩy 128kN và lực đẩy đốt sau là 191kN còn phiên bản F-35B dùng động cơ F135 nhưng bổ sung hệ thống nâng đặc biệt cho khả năng cất cánh ngắn, hạ cánh thẳng đứng. Tốc độ F-35 được đánh giá là quá kém, chỉ 1.930km/h, bán kính tác chiến 1.100km.Tuy nhiên, khi nhìn vào nội thất buồng lái F-35 thì nó đem tới người ta cảm giác choáng ngợp, khác hẳn thiết kế truyền thống. Buồng lái trông đơn giản nhưng vô cùng tiện nghi với màn hình LCD rộng hiển thị mọi thông tin, cần lái nằm ở bên phải thay vì ở giữa.F-35 được trang bị radar mạng pha chủ động AN/APG-81 cùng hệ thống nhận biết quang điện tử gắn dưới mũi máy bay. AN/APG-81 hoạt động ở nhiều chế độ: không đối không; không đối đất, thiết lập bản đồ độ phân giải cao; theo dõi và chỉ thị mục tiêu mặt đất di chuyển; tác chiến điện tử...Về hệ thống hỏa lực, nếu muốn đảm bảo khả năng tàng hình thì F-35 chỉ có thể mang được tối đa 1,36 tấn vũ khí…… Trọng lượng vũ khí tổng thể tới tận 8,1 tấn nếu chấp nhận bỏ khả năng tàng hình mang theo tên lửa, bom ở giá treo bên ngoài (6 giá).Vì được phát triển với sự hùn vốn của nhiều quốc gia nên F-35 ngoài hệ vũ khí Mỹ, có thể mang theo các loại vũ khí do nhiều nước sản xuất, ví dụ: tên lửa không đối không IRIS-T, Meteor (Châu Âu); tên lửa chống tăng Brimstone, SPEAR 3 (Anh); tên lửa chống hạm JSM (Na Uy)...
Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 là niềm mơ ước với mọi lực lượng không quân trên thế giới trong thế kỷ 20. Đấy là một cỗ chiến đấu cơ có khả năng đột phá mọi hệ thống phòng không tối tân nhất thế giới, trang bị radar siêu mạnh cùng hệ thống vũ khí đa chức năng. Tuy nhiên yếu tố khiến nhiều nước thèm khát chúng vẫn là công nghệ tàng hình trước mọi hệ thống radar. Việt Nam từng được đồn đoàn là trong tương lai có thể mua loại Su T-50 mà Nga đang phát triển.
Nhưng việc Mỹ chính thức tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội hồi tháng 5 mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận công nghệ máy bay tàng hình Mỹ - điển hình là tiêm kích tàng hình F-35. Dẫu vậy, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn Sputnik (Nga), chuyên gia phân tích quân sự Mỹ Franklin "Chuck" Spinney cho rằng, Việt Nam không muốn và cũng không cần thiết phải có tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.
Tuy ông Spinney không bình luận chi tiết lý do tại sao Việt Nam không cần thiết sở hữu F-35. Nhưng có lẽ cũng không phải là không dễ đoán ra, đó chính là giá cả đắt khủng khiếp của tiêm kích F-35. Theo giá năm 2011, đơn giá một chiếc tiêm kích F-35A khoảng 122 triệu USD, F-35C (dành cho tàu sân bay) là 139,5 triệu USD trong khi phiên bản đắt nhất là F-35B lên tới 150 triệu USD. Đó là đơn giá của máy bay "trần", còn nếu trang bị vũ khí đi kèm một chiếc F-35A phải có giá tới 183,5 triệu USD.
Không chỉ có vậy, năm 2014, chi phí vận hành mỗi chiếc F-35 tốn đến 67.549 USD mỗi giờ bay (cao hơn cả F-22). Đương nhiên là ngân sách Việt Nam lúc này khó lòng đáp ứng nổi việc mua sắm thậm chí chỉ là số lượng nhỏ tiêm kích tàng hình F-35. Ngay cả những quốc gia có tiềm lực ngân sách quốc phòng “khủng” ở Đông Nam Á như Singapore, khi được gợi ý về F-35 cũng rất dè dặt.
Ngoài ra, tiêm kích tàng hình F-35 vốn được Mỹ phát triển trang bị cho các nước đồng minh thân cận nhất như Nhật Bản, Anh, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel. Nên dù cho công ty phát triển muốn cung cấp cho Việt Nam thì khó lòng vượt qua được Quốc hội Mỹ (mọi thương vụ quốc phòng Mỹ - quốc gia khác cũng đều phải có sự chấp thuận từ quốc hội) khi mà giữa hai nước chưa hẳn là không còn khúc mắc.
Hơn nữa, chương trình F-35 từ lâu cũng đang hứng chịu phê phán lỗi tiềm ẩn trong toàn bộ chiếc máy bay (từ khung thân tới cảm biến, động cơ, vũ khí). Không ít quan chức Mỹ - Anh đã nhiều lần lên tiếng phê phán, thậm chí cho rằng MiG-21 có thể hạ cả F-35 vì chúng vốn không có đủ sự cơ động.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Nick Harvey cho rằng: "Bạn có thể tranh luận với nhau rằng đó là một trong những con voi màu trắng biết bay lớn nhất trong lịch sử... Giờ thì bạn có thể chắc chắn rằng, đây là một chương trình vô dụng nhất trong lịch sử. Trong khi Pierre Sprey, kỹ sư chỉ huy thiết kế F-16 Fighting Falcon, đã phân tích rằng việc cố gắng nhồi quá nhiều công dụng cho F-35 làm nó "chẳng tốt trong việc gì cả".
Rõ ràng, việc bỏ ra một số tiền khổng lồ cho một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình bị phê phán ngay từ những người chế tạo chiến đấu cơ Mỹ là việc làm “mạo hiểm” với quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Thay vào đó, chúng ta nên đầu tư những loại tiêm kích đã được chứng minh sức mạnh. Ví dụ như tiêm kích thế hệ 4++ Su-35S hay Su-30SM, hay F/A-18 Super Hornet.
F-35 Lightning II là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 có chiều dài 15,67m, sải cánh 10,7m, cao 4,33m, trọng lượng rỗng 13,2 tấn, trọng lượng cất cánh lớn nhất 31,8 tấn.
Hai phiên bản F-35A/C dùng động cơ phản lực F135 có lực đẩy 128kN và lực đẩy đốt sau là 191kN còn phiên bản F-35B dùng động cơ F135 nhưng bổ sung hệ thống nâng đặc biệt cho khả năng cất cánh ngắn, hạ cánh thẳng đứng. Tốc độ F-35 được đánh giá là quá kém, chỉ 1.930km/h, bán kính tác chiến 1.100km.
Tuy nhiên, khi nhìn vào nội thất buồng lái F-35 thì nó đem tới người ta cảm giác choáng ngợp, khác hẳn thiết kế truyền thống. Buồng lái trông đơn giản nhưng vô cùng tiện nghi với màn hình LCD rộng hiển thị mọi thông tin, cần lái nằm ở bên phải thay vì ở giữa.
F-35 được trang bị radar mạng pha chủ động AN/APG-81 cùng hệ thống nhận biết quang điện tử gắn dưới mũi máy bay. AN/APG-81 hoạt động ở nhiều chế độ: không đối không; không đối đất, thiết lập bản đồ độ phân giải cao; theo dõi và chỉ thị mục tiêu mặt đất di chuyển; tác chiến điện tử...
Về hệ thống hỏa lực, nếu muốn đảm bảo khả năng tàng hình thì F-35 chỉ có thể mang được tối đa 1,36 tấn vũ khí…
… Trọng lượng vũ khí tổng thể tới tận 8,1 tấn nếu chấp nhận bỏ khả năng tàng hình mang theo tên lửa, bom ở giá treo bên ngoài (6 giá).
Vì được phát triển với sự hùn vốn của nhiều quốc gia nên F-35 ngoài hệ vũ khí Mỹ, có thể mang theo các loại vũ khí do nhiều nước sản xuất, ví dụ: tên lửa không đối không IRIS-T, Meteor (Châu Âu); tên lửa chống tăng Brimstone, SPEAR 3 (Anh); tên lửa chống hạm JSM (Na Uy)...