Đầu tiên là tàu tên lửa cao tốc Molniya. Từ năm 2005, Việt Nam đã mua giấy phép của Nga để được đóng 12 tàu tên lửa Đề án 1241.8 Molniya trong nước. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo hợp đồng, hai tàu đầu tiên sẽ được Nga đóng tại nhà máy Vympel, các tàu còn lại sẽ được chúng ta tự đóng dưới sự chuyển giao công nghệ và giám sát của các chuyên gia Nga. Nguồn ảnh: Danviet.Tàu tên lửa Molniya đầu tiên được Việt Nam khởi đóng vào tháng 10/2010 tại nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP. Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Danviet.Đây là loại tàu tên lửa tốc độ cao khá nguy hiểm, tàu có khả năng mang theo tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35E, giãn nước chỉ 500 tấn và có tốc độ tối đa lên tới 40 hải lý/giờ - rất nhanh! Nguồn ảnh: Pinterest.Không thể không kể đến sát thủ diện hạm Kh-35. Từ giữa tháng 2/2012, hãng thông tấn RIA của Nga đã cho biết nước này và Việt Nam đã hợp tác để nghiên cứu một loại tên lửa chống hạm mới dựa trên phiên bản Kh-35 Uran-E. Nguồn ảnh: Pinterest.Chương trình hợp tác của Nga với Việt Nam cũng tương tự như chương trình hợp tác giữa Nga với Ấn Độ để sản sinh ra tên lửa BrahMos nổi danh ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo nhiều thông tin trong và ngoài nước, thành quả của chương trình hợp tác nghiên cứu sản xuất tên lửa giữa Nga và Việt Nam chính là loại tên lửa diệt hạm KCT-15 đã không ít lần lộ diện trong những năm gần đây. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ, KCT-15 đã hoàn thiện hoàn toàn hay chưa và liệu Việt Nam có được quyền xuất khẩu loại vũ khí này ra nước ngoài sau khi hoàn thiện hay chúng ta phải thông qua sự cho phép của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.Một loại vũ khí khác rất lợi hại khác được Việt Nam sản xuất trong nước dựa trên chuyển giao công nghệ của Nga đó là tên lửa phòng không tầm thấp Igla. Nguồn ảnh: QPVN.Đây là tổ hợp tên lửa do Liên Xô sản xuất từ năm 1987 và có cái tên "Việt hoá" là A-87. Nguồn ảnh: QPVN.Việt Nam hiện đang sử dụng hai phiên bản tên lửa Igla với một là phiên bản gốc 9K310 Igla cho phòng không trên bộ và 9K310 Igla-1E cho phòng không trên hạm. Nguồn ảnh: Pinterest.Theo truyền thông Nga, nước này đã chuyển giao cho Việt Nam dây chuyền sản xuất cả hai loại tên lửa này, một phần để chúng ta trang bị đáp ứng cho lực lượng bộ binh, phần còn lại để trang bị cho các tàu chiến như Molniya hay tàu pháo TT400TP. Nguồn ảnh: Pinterest.Cuối cùng là máy bay do thám không người lái Irkut. Từ tháng 3/2012, tờ Izvestia của Nga đã đăng tải thông tin cho biết tập đoàn Irkut của Nga đã ký hợp đồng phát triển cho Việt Nam máy bay do thám cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest.Vào thời điểm đó, các UAV được Nga chuyển giao công nghệ cho Việt Nam được cho là sẽ chỉ được sử dụng vào việc phục vụ dân sự bao gồm tìm kiếm cứu hộ, đo đạc địa chất, thăm dò, chụp ảnh bản đồ,... Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên rất có thể từ những kiến thức quý báu này, chúng ta đã tự phát triển để tạo tiền để cho sự ra đời của các loại máy bay không người lái nội địa sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Tàu hộ vệ tên lửa Molniya thể hiện khả năng tác chiến trên biển.
Đầu tiên là tàu tên lửa cao tốc Molniya. Từ năm 2005, Việt Nam đã mua giấy phép của Nga để được đóng 12 tàu tên lửa Đề án 1241.8 Molniya trong nước. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo hợp đồng, hai tàu đầu tiên sẽ được Nga đóng tại nhà máy Vympel, các tàu còn lại sẽ được chúng ta tự đóng dưới sự chuyển giao công nghệ và giám sát của các chuyên gia Nga. Nguồn ảnh: Danviet.
Tàu tên lửa Molniya đầu tiên được Việt Nam khởi đóng vào tháng 10/2010 tại nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP. Hồ Chí Minh. Nguồn ảnh: Danviet.
Đây là loại tàu tên lửa tốc độ cao khá nguy hiểm, tàu có khả năng mang theo tên lửa hành trình diệt hạm Kh-35E, giãn nước chỉ 500 tấn và có tốc độ tối đa lên tới 40 hải lý/giờ - rất nhanh! Nguồn ảnh: Pinterest.
Không thể không kể đến sát thủ diện hạm Kh-35. Từ giữa tháng 2/2012, hãng thông tấn RIA của Nga đã cho biết nước này và Việt Nam đã hợp tác để nghiên cứu một loại tên lửa chống hạm mới dựa trên phiên bản Kh-35 Uran-E. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chương trình hợp tác của Nga với Việt Nam cũng tương tự như chương trình hợp tác giữa Nga với Ấn Độ để sản sinh ra tên lửa BrahMos nổi danh ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo nhiều thông tin trong và ngoài nước, thành quả của chương trình hợp tác nghiên cứu sản xuất tên lửa giữa Nga và Việt Nam chính là loại tên lửa diệt hạm KCT-15 đã không ít lần lộ diện trong những năm gần đây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ, KCT-15 đã hoàn thiện hoàn toàn hay chưa và liệu Việt Nam có được quyền xuất khẩu loại vũ khí này ra nước ngoài sau khi hoàn thiện hay chúng ta phải thông qua sự cho phép của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một loại vũ khí khác rất lợi hại khác được Việt Nam sản xuất trong nước dựa trên chuyển giao công nghệ của Nga đó là tên lửa phòng không tầm thấp Igla. Nguồn ảnh: QPVN.
Đây là tổ hợp tên lửa do Liên Xô sản xuất từ năm 1987 và có cái tên "Việt hoá" là A-87. Nguồn ảnh: QPVN.
Việt Nam hiện đang sử dụng hai phiên bản tên lửa Igla với một là phiên bản gốc 9K310 Igla cho phòng không trên bộ và 9K310 Igla-1E cho phòng không trên hạm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo truyền thông Nga, nước này đã chuyển giao cho Việt Nam dây chuyền sản xuất cả hai loại tên lửa này, một phần để chúng ta trang bị đáp ứng cho lực lượng bộ binh, phần còn lại để trang bị cho các tàu chiến như Molniya hay tàu pháo TT400TP. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cuối cùng là máy bay do thám không người lái Irkut. Từ tháng 3/2012, tờ Izvestia của Nga đã đăng tải thông tin cho biết tập đoàn Irkut của Nga đã ký hợp đồng phát triển cho Việt Nam máy bay do thám cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vào thời điểm đó, các UAV được Nga chuyển giao công nghệ cho Việt Nam được cho là sẽ chỉ được sử dụng vào việc phục vụ dân sự bao gồm tìm kiếm cứu hộ, đo đạc địa chất, thăm dò, chụp ảnh bản đồ,... Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên rất có thể từ những kiến thức quý báu này, chúng ta đã tự phát triển để tạo tiền để cho sự ra đời của các loại máy bay không người lái nội địa sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Tàu hộ vệ tên lửa Molniya thể hiện khả năng tác chiến trên biển.