Nếu xét về chất lẫn lượng Liên Xô là một trong những nước sở hữu lực lượng tăng thiết giáp mạnh nhất trước khi Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra. Tính đến năm 1941, Liên Xô sở hữu 25.000 xe tăng các loại. Trong khi đó con số này của Đức chỉ hơn 4.000 chiếc, thậm chí còn ít hơn cả số xe tăng Liên Xô triển khai dọc biên giới Ba Lan khi đó.Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích quân sự những con số đôi khi không nói lên được sức mạnh quân đội của một quốc gia. Điều này hoàn toàn đúng với Quân đội Liên Xô vào năm 1941 khi hầu như đa phần số xe tăng của nước này đều đã lỗi thời hoặc gần hết niên hạn sử dụng. Quân đội của Liên bang Xô Viết khi đó chỉ có trong biên chế khoảng 1.400 chiếc xe tăng KV và T-34 được cho là có khả năng uy hiếp được các đơn vị cơ giới của quân Đức.Toàn bộ lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ II được tổ chức thành 20 quân đoàn cơ giới và chúng được xây dựng như một quân đội thu nhỏ, trong khi đó các quân đoàn cơ giới của Đức chưa từng sở hữu sức mạnh nào như vậy. Mỗi quân đoàn cơ giới Liên Xô được trang bị 1.000 xe tăng các loại cùng 35.000 quân.Và với quân số như vậy Quân đội Liên Xô chỉ cần hơn 5 quân đoàn đã có thể đủ đối phó với toàn bộ các đơn vị cơ giới của quân Đức ở Mặt trận phía Đông. Tuy nhiên mọi chuyện không hề đơn giản như những gì giới tướng lĩnh Liên Xô khi đó suy nghĩ, thậm chí nó còn khiến Liên Xô suýt phải trả giá đắt.Những quân đoàn cơ giới khổng lồ của Liên Xô không hề mạnh như những gì họ tưởng tượng và việc “dựa hơi” vào những quân đoàn này đã làm hại Liên Xô trong suốt giai đoạn đầu của cuộc chiến. Trong khi đó trang bị giữa các quân đoàn này cũng không đồng đều và việc sở hữu quá nhiều xe tăng cũng làm giảm khả năng cơ động, các đơn vị bộ binh lại không được trang bị phương tiện cơ giới làm giảm tốc độ hành quân.Tất nhiên học thuyết xây dựng các đơn vị cơ giới với lực lượng xe tăng làm nền tảng được quân đội nhiều nước trên thế giới thực hiện vào “đêm trước” Chiến tranh Thế giới thứ II, nhưng nó cũng là một thử thách khi không phải lúc nào đông cũng hiệu quả. Và người Đức đã làm được điều này với các đơn vị Panzerwaffe của mình cùng học thuyết quân sự chiến tranh chớp nhoáng Blitzkrieg.Xét về số lượng xe tăng, các đơn vị Panzerwaffe của Đức có quy mô nhỏ hơn năm lần so với các quân đoàn cơ giới của Liên Xô. Tuy nhiên Panzerwaffe được tổ chức hiệu quả hơn và có khả năng cơ động cao hơn kể cả đối với lực lượng bộ binh và pháo binh. Với mục tiêu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị cơ giới.Các trận chiến với quân Đức vào năm 1941 đã khiến Liên Xô trả giá đắt hơn bao giờ hết, toàn bộ các quân đoàn cơ giới chủ lực của Moscow bị vô hiệu hóa và tiêu diệt. Thậm chí nỗ lực đẩy lùi quân Đức ở Ukraine của Hồng quân cũng biến thành một thảm họa. Đến cuối tháng 6/1941. Liên Xô đã mất tới 4.300 xe tăng, chiếm 75% số xe tăng tham chiến ban đầu trong khi đó quân Đức chỉ mất vỏn vẹn 250 chiếc. Lý do cho thất bại này là cơ cấu quá cồng kềnh và dễ bị tổn thương của các quân đoàn cơ giới Liên Xô.Tuy nhiên, may mắn cũng mỉm cười với Liên Xô khi đất nước này sinh ra những anh hùng lái xe tăng huyền thoại và họ không hề cá biệt mà xuất hiện ở khắp mọi nơi. Một trong số đó là D. Lavrinenko, khi trong một lần giao chiến với quân Đức vào tháng 11/1941 kíp chiến đấu xe tăng do D. Lavrinenko chỉ huy đã bắn hạ bảy xe tăng Đức.Trong ảnh là Mariya Vasilyevna Oktyabrskaya nữ anh hùng lái xe tăng đầu tiên của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ II và chiếc xe tăng T-34 mà cô điều khiển có được là do cô đã quyên góp toàn bộ tài sản của mình cho Hồng quân.Nhưng vượt trội về yếu tố con người cũng không giúp được Liên Xô tránh khỏi các thất bại liên tiếp sau đó, phải mất tới hai năm tiếp theo Quân đội Liên Xô mới được cơ cấu lại và dành được các chiến thắng quan trọng đầu tiên. Khi đó, các cỗ xe tăng Liên Xô mới thực sự là "cơn ác mộng" kinh hoàng nhất.
Nếu xét về chất lẫn lượng Liên Xô là một trong những nước sở hữu lực lượng tăng thiết giáp mạnh nhất trước khi Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra. Tính đến năm 1941, Liên Xô sở hữu 25.000 xe tăng các loại. Trong khi đó con số này của Đức chỉ hơn 4.000 chiếc, thậm chí còn ít hơn cả số xe tăng Liên Xô triển khai dọc biên giới Ba Lan khi đó.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích quân sự những con số đôi khi không nói lên được sức mạnh quân đội của một quốc gia. Điều này hoàn toàn đúng với Quân đội Liên Xô vào năm 1941 khi hầu như đa phần số xe tăng của nước này đều đã lỗi thời hoặc gần hết niên hạn sử dụng. Quân đội của Liên bang Xô Viết khi đó chỉ có trong biên chế khoảng 1.400 chiếc xe tăng KV và T-34 được cho là có khả năng uy hiếp được các đơn vị cơ giới của quân Đức.
Toàn bộ lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ II được tổ chức thành 20 quân đoàn cơ giới và chúng được xây dựng như một quân đội thu nhỏ, trong khi đó các quân đoàn cơ giới của Đức chưa từng sở hữu sức mạnh nào như vậy. Mỗi quân đoàn cơ giới Liên Xô được trang bị 1.000 xe tăng các loại cùng 35.000 quân.
Và với quân số như vậy Quân đội Liên Xô chỉ cần hơn 5 quân đoàn đã có thể đủ đối phó với toàn bộ các đơn vị cơ giới của quân Đức ở Mặt trận phía Đông. Tuy nhiên mọi chuyện không hề đơn giản như những gì giới tướng lĩnh Liên Xô khi đó suy nghĩ, thậm chí nó còn khiến Liên Xô suýt phải trả giá đắt.
Những quân đoàn cơ giới khổng lồ của Liên Xô không hề mạnh như những gì họ tưởng tượng và việc “dựa hơi” vào những quân đoàn này đã làm hại Liên Xô trong suốt giai đoạn đầu của cuộc chiến. Trong khi đó trang bị giữa các quân đoàn này cũng không đồng đều và việc sở hữu quá nhiều xe tăng cũng làm giảm khả năng cơ động, các đơn vị bộ binh lại không được trang bị phương tiện cơ giới làm giảm tốc độ hành quân.
Tất nhiên học thuyết xây dựng các đơn vị cơ giới với lực lượng xe tăng làm nền tảng được quân đội nhiều nước trên thế giới thực hiện vào “đêm trước” Chiến tranh Thế giới thứ II, nhưng nó cũng là một thử thách khi không phải lúc nào đông cũng hiệu quả. Và người Đức đã làm được điều này với các đơn vị Panzerwaffe của mình cùng học thuyết quân sự chiến tranh chớp nhoáng Blitzkrieg.
Xét về số lượng xe tăng, các đơn vị Panzerwaffe của Đức có quy mô nhỏ hơn năm lần so với các quân đoàn cơ giới của Liên Xô. Tuy nhiên Panzerwaffe được tổ chức hiệu quả hơn và có khả năng cơ động cao hơn kể cả đối với lực lượng bộ binh và pháo binh. Với mục tiêu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị cơ giới.
Các trận chiến với quân Đức vào năm 1941 đã khiến Liên Xô trả giá đắt hơn bao giờ hết, toàn bộ các quân đoàn cơ giới chủ lực của Moscow bị vô hiệu hóa và tiêu diệt. Thậm chí nỗ lực đẩy lùi quân Đức ở Ukraine của Hồng quân cũng biến thành một thảm họa. Đến cuối tháng 6/1941. Liên Xô đã mất tới 4.300 xe tăng, chiếm 75% số xe tăng tham chiến ban đầu trong khi đó quân Đức chỉ mất vỏn vẹn 250 chiếc. Lý do cho thất bại này là cơ cấu quá cồng kềnh và dễ bị tổn thương của các quân đoàn cơ giới Liên Xô.
Tuy nhiên, may mắn cũng mỉm cười với Liên Xô khi đất nước này sinh ra những anh hùng lái xe tăng huyền thoại và họ không hề cá biệt mà xuất hiện ở khắp mọi nơi. Một trong số đó là D. Lavrinenko, khi trong một lần giao chiến với quân Đức vào tháng 11/1941 kíp chiến đấu xe tăng do D. Lavrinenko chỉ huy đã bắn hạ bảy xe tăng Đức.
Trong ảnh là Mariya Vasilyevna Oktyabrskaya nữ anh hùng lái xe tăng đầu tiên của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ II và chiếc xe tăng T-34 mà cô điều khiển có được là do cô đã quyên góp toàn bộ tài sản của mình cho Hồng quân.
Nhưng vượt trội về yếu tố con người cũng không giúp được Liên Xô tránh khỏi các thất bại liên tiếp sau đó, phải mất tới hai năm tiếp theo Quân đội Liên Xô mới được cơ cấu lại và dành được các chiến thắng quan trọng đầu tiên. Khi đó, các cỗ xe tăng Liên Xô mới thực sự là "cơn ác mộng" kinh hoàng nhất.