Lữ đoàn xe tăng 203, Binh đoàn Hương Giang là đơn vị có những chiếc xe tăng húc tung cổng sắt Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975. Trong ảnh là chiếc kẻng làm từ một quả bom Mỹ được trang trí rất đẹp treo trước khu nhà để xe tăng... Ngoài phát tín hiệu duy trì chế độ sinh hoạt trong đơn vị, nó còn có nhiệm vụ phát lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu.“Năm anh em trên một chiếc xe tăng...” là câu chỉ đúng với loại tăng đời cũ. Kíp xe T-54 chỉ cần 4 người: trưởng xe, lái xe, pháo thủ và người nạp đạn.Ắc qui của các xe làm nhiệm vụ huấn luyện được bảo quản trong nhà nạp điện. Mỗi xe tăng cần có 6 bình (mỗi chiếc nặng 60 kg) để khởi động. Nhìn các chiến sĩ tăng “xách” bình điện một cách nhẹ nhàng thế này mới thấy câu “Khỏe như lính tăng” quả... “danh bất hư truyền”.Các thành viên kíp xe nhanh chóng tỏa ra làm công tác kiểm tra. Pháo chính 100 mm chuyển động nhẹ nhàng. Khẩu súng phòng không 12,7 mm gắn trên tháp pháo cũng nâng hạ, quay 360 độ trơn tru...Mỗi bánh đỡ xe tăng nặng hơn một tạ, mỗi bên xích tăng nặng gần 2 tấn. Vì vậy, mỗi khi xích bị đứt là kíp xe phải “tắm mồ hôi” khắc phục...Những mắt xích dự phòng gắn nơi đầu xe và dây cáp cứu hộ. Trong trường hợp xe bị sa lầy, vượt chướng ngại vật... thì sợi cáp này rất hữu dụng trong việc cứu kéo.Cụm đèn hồng ngoại của xe tăng cực kì quan trọng. Nó giúp cho lái xe và pháo thủ nhìn xuyên màn đêm để bí mật tiếp cận mục tiêu và ngắm bắn chính xác. “Nổ máy lên!”. Tiếng động cơ gầm vang. Khói dầu tuôn mù mịt, ám vào da thịt, áo quần, bay vào mắt cay xè. Câu “... cách ba cây số đã hăng mùi dầu” để chỉ cái “mùi đặc trưng” của lính tăng quả là... không sai. Chiến sĩ ra khỏi nhà xe, xe dừng lại. Việc đầu tiên chiến sĩ làm là cắm cờ tổ quốc... ... ngụy trang... Yêu cầu huấn luyện trong hành quân, toàn thân chiếc tăng, kể cả số hiệu phải “hòa vào cây lá”. Chiến sĩ kiểm tra lần cuối mọi bộ phận, kĩ càng đến từng hộp giẻ lau... Mọi sự chuẩn bị đã xong. Lái xe mắt dõi thẳng thao trường trước mặt... ... từ từ cho xe chạy qua sân. Để chịu đựng lực nghiến của xích và sức nặng của những chiếc tăng có trọng lượng vài chục tấn, nền sân được đổ bê tông dày 40 cm. Lệnh xuất kích! Những chiếc tăng gầm lên dũng mãnh lao về phía trước. Hình ảnh “Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa... Một con đường đất đỏ như son/ Một màu rừng xanh bạt ngàn...” luôn đúng với bộ đội xe tăng cả thời chiến thời bình.
Lữ đoàn xe tăng 203, Binh đoàn Hương Giang là đơn vị có những chiếc xe tăng húc tung cổng sắt Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975. Trong ảnh là chiếc kẻng làm từ một quả bom Mỹ được trang trí rất đẹp treo trước khu nhà để xe tăng... Ngoài phát tín hiệu duy trì chế độ sinh hoạt trong đơn vị, nó còn có nhiệm vụ phát lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu.
“Năm anh em trên một chiếc xe tăng...” là câu chỉ đúng với loại tăng đời cũ. Kíp xe T-54 chỉ cần 4 người: trưởng xe, lái xe, pháo thủ và người nạp đạn.
Ắc qui của các xe làm nhiệm vụ huấn luyện được bảo quản trong nhà nạp điện. Mỗi xe tăng cần có 6 bình (mỗi chiếc nặng 60 kg) để khởi động. Nhìn các chiến sĩ tăng “xách” bình điện một cách nhẹ nhàng thế này mới thấy câu “Khỏe như lính tăng” quả... “danh bất hư truyền”.
Các thành viên kíp xe nhanh chóng tỏa ra làm công tác kiểm tra. Pháo chính 100 mm chuyển động nhẹ nhàng. Khẩu súng phòng không 12,7 mm gắn trên tháp pháo cũng nâng hạ, quay 360 độ trơn tru...
Mỗi bánh đỡ xe tăng nặng hơn một tạ, mỗi bên xích tăng nặng gần 2 tấn. Vì vậy, mỗi khi xích bị đứt là kíp xe phải “tắm mồ hôi” khắc phục...
Những mắt xích dự phòng gắn nơi đầu xe và dây cáp cứu hộ. Trong trường hợp xe bị sa lầy, vượt chướng ngại vật... thì sợi cáp này rất hữu dụng trong việc cứu kéo.
Cụm đèn hồng ngoại của xe tăng cực kì quan trọng. Nó giúp cho lái xe và pháo thủ nhìn xuyên màn đêm để bí mật tiếp cận mục tiêu và ngắm bắn chính xác.
“Nổ máy lên!”. Tiếng động cơ gầm vang. Khói dầu tuôn mù mịt, ám vào da thịt, áo quần, bay vào mắt cay xè. Câu “... cách ba cây số đã hăng mùi dầu” để chỉ cái “mùi đặc trưng” của lính tăng quả là... không sai.
Chiến sĩ ra khỏi nhà xe, xe dừng lại. Việc đầu tiên chiến sĩ làm là cắm cờ tổ quốc...
... ngụy trang... Yêu cầu huấn luyện trong hành quân, toàn thân chiếc tăng, kể cả số hiệu phải “hòa vào cây lá”.
Chiến sĩ kiểm tra lần cuối mọi bộ phận, kĩ càng đến từng hộp giẻ lau...
Mọi sự chuẩn bị đã xong. Lái xe mắt dõi thẳng thao trường trước mặt...
... từ từ cho xe chạy qua sân. Để chịu đựng lực nghiến của xích và sức nặng của những chiếc tăng có trọng lượng vài chục tấn, nền sân được đổ bê tông dày 40 cm.
Lệnh xuất kích! Những chiếc tăng gầm lên dũng mãnh lao về phía trước. Hình ảnh “Trên tháp pháo một ngôi sao màu lửa... Một con đường đất đỏ như son/ Một màu rừng xanh bạt ngàn...” luôn đúng với bộ đội xe tăng cả thời chiến thời bình.