Tupolev Tu-22 dù là máy bay ném bom phản lực đầu tiên trên thế giới có khả năng đạt tốc độ siêu âm nhưng lại không được biết tới nhiều như người anh em của nó - chiếc Tu-22M.Việc Tu-22M nổi tiếng lấn át "anh chị" của mình khiến nhiều người quên mất rằng Tu-22 và Tu-22M là hai máy bay có thiết kế khác nhau gần như hoàn toàn.Tu-22 nguyên bản có thiết kế với hai động cơ phản lực đặt ở đuôi máy bay, phẫn mũi nhọn hơn hướng xuống phía dưới và khoang lái khá hẹp kết hợp với đó là phần thân của máy bay cũng có kích thước không lớn bằng Tu-22M.Được ra đời để thay thế cho Tu-16, Tu-22 ngay từ khi được thiết kế đã phải đạt yêu cầu là một máy bay ném bom có tốc độ siêu âm. Tới năm 1959, mẫu thử nghiệm đầu tiên của Tu-22 được bay chuyến đầu tiên và thành công.Về cơ bản, máy bay ném bom Tu-22 có thiết kế cực kỳ hiện đại. Phần thân của nó được làm thấp, cánh nghiêng về sau một góc 55 độ kèm theo việc đặt hai động cơ ở cánh đứng phía đuôi giúp nó giảm tối thiểu lực cản không khí khi bay.Thiết kế này ngày nay vẫn còn xuất hiện trên nhiều loại máy bay chở khách. Ưu điểm của thiết kế này đó là giúp máy bay tăng tốc nhanh, đạt tốc độ và độ cao lớn với lượng tiêu hao nhiên liệu ít và tất nhiên là tốc độ tối đa được cải thiện.Tuy nhiên nhược điểm của kiểu thiết kế đặt động cơ "ngoài tầm nhìn" đó là phi công không thể quan sát được hai động cơ của máy bay. Trong trường hợp động cơ có sự cố, phi công khó có thể nhận biết bằng mắt thường được mà phải tin vào các thiết bị điện tử.Thiết kế tiên tiến của Tu-22 đã khiến nó đạt tốc độ bay "kinh hồn bạt vía", tối đa lên tới Mach 1,42 - nghĩa là nhanh gần bằng tiêm kích... F-35 của không quân Mỹ ngày nay (Mach 1.6).Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 92 tấn, cỗ máy bay được phương Tây mệnh danh là "quái vật tốc độ" này có khả năng mang theo tối đa 12 tấn vũ khí bao gồm bom hoặc tên lửa.Tuy nhiên, người Liên Xô thấy rằng 12 tấn vũ khí vẫn là chưa đủ, phiên bản Tu-22M được ra đời để tăng thêm hơn nữa khả năng mang vũ khí của Tu-22.Và Liên Xô đã làm được, lượng vũ khí mà Tu-22M mang theo được lên tới 24 tấn, gấp đôi Tu-22 do Tu-22M được trang bị kiểu thiết kế cánh cụp cánh xoè.Tới đầu thế kỷ 21, Tu-22 đã kết thúc sứ mệnh của mình, được cho về hưu hoàn toàn trên khắp thế giới. Tuy nhiên người "em trai" của nó là Tu-22M tới nay vẫn được tiếp tục hoạt động và là một trong những loại máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm bậc nhất của Nga.
Tupolev Tu-22 dù là máy bay ném bom phản lực đầu tiên trên thế giới có khả năng đạt tốc độ siêu âm nhưng lại không được biết tới nhiều như người anh em của nó - chiếc Tu-22M.
Việc Tu-22M nổi tiếng lấn át "anh chị" của mình khiến nhiều người quên mất rằng Tu-22 và Tu-22M là hai máy bay có thiết kế khác nhau gần như hoàn toàn.
Tu-22 nguyên bản có thiết kế với hai động cơ phản lực đặt ở đuôi máy bay, phẫn mũi nhọn hơn hướng xuống phía dưới và khoang lái khá hẹp kết hợp với đó là phần thân của máy bay cũng có kích thước không lớn bằng Tu-22M.
Được ra đời để thay thế cho Tu-16, Tu-22 ngay từ khi được thiết kế đã phải đạt yêu cầu là một máy bay ném bom có tốc độ siêu âm. Tới năm 1959, mẫu thử nghiệm đầu tiên của Tu-22 được bay chuyến đầu tiên và thành công.
Về cơ bản, máy bay ném bom Tu-22 có thiết kế cực kỳ hiện đại. Phần thân của nó được làm thấp, cánh nghiêng về sau một góc 55 độ kèm theo việc đặt hai động cơ ở cánh đứng phía đuôi giúp nó giảm tối thiểu lực cản không khí khi bay.
Thiết kế này ngày nay vẫn còn xuất hiện trên nhiều loại máy bay chở khách. Ưu điểm của thiết kế này đó là giúp máy bay tăng tốc nhanh, đạt tốc độ và độ cao lớn với lượng tiêu hao nhiên liệu ít và tất nhiên là tốc độ tối đa được cải thiện.
Tuy nhiên nhược điểm của kiểu thiết kế đặt động cơ "ngoài tầm nhìn" đó là phi công không thể quan sát được hai động cơ của máy bay. Trong trường hợp động cơ có sự cố, phi công khó có thể nhận biết bằng mắt thường được mà phải tin vào các thiết bị điện tử.
Thiết kế tiên tiến của Tu-22 đã khiến nó đạt tốc độ bay "kinh hồn bạt vía", tối đa lên tới Mach 1,42 - nghĩa là nhanh gần bằng tiêm kích... F-35 của không quân Mỹ ngày nay (Mach 1.6).
Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 92 tấn, cỗ máy bay được phương Tây mệnh danh là "quái vật tốc độ" này có khả năng mang theo tối đa 12 tấn vũ khí bao gồm bom hoặc tên lửa.
Tuy nhiên, người Liên Xô thấy rằng 12 tấn vũ khí vẫn là chưa đủ, phiên bản Tu-22M được ra đời để tăng thêm hơn nữa khả năng mang vũ khí của Tu-22.
Và Liên Xô đã làm được, lượng vũ khí mà Tu-22M mang theo được lên tới 24 tấn, gấp đôi Tu-22 do Tu-22M được trang bị kiểu thiết kế cánh cụp cánh xoè.
Tới đầu thế kỷ 21, Tu-22 đã kết thúc sứ mệnh của mình, được cho về hưu hoàn toàn trên khắp thế giới. Tuy nhiên người "em trai" của nó là Tu-22M tới nay vẫn được tiếp tục hoạt động và là một trong những loại máy bay ném bom chiến lược nguy hiểm bậc nhất của Nga.