S-300PMU2 có thể coi là hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất, mạnh nhất trong lực lượng phòng không Trung Quốc hiện nay. Theo Hoàn Cầu, Trung Quốc hiện có 15 tiểu đoàn S-300PMU2 triển khai dọc tuyến bờ biển, từ phía Bắc xuống bán đảo Sơn Đông, phía Nam đến Quảng Đông, hình thành một bức tường phòng thủ trên không chặt chẽ. S-300PMU2 là biến thể rất mạnh từ gia đình tên lửa S-300P với khả năng đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và mọi mục tiêu trên không ở cự ly xa đến 200km.
S-300PMU2 sử dụng phương thức phóng lạnh, đây là cách giúp để đưa tên lửa từ ống phóng ra, khi tên lửa đạt được độ cao nhất định sau đó đốt cháy động cơ chính để bắn. Tên lửa và thiết bị phóng khác không chịu ảnh hưởng của khí nóng do động cơ tên lửa gây ra. Hệ thống ống phóng thẳng đứng của S-300PMU2 đang từ từ được dựng lên phương thẳng đứng (trạng thái chiến đấu) trong cuộc tập trận gần đây của Quân đội Trung Quốc.
Động cơ đẩy của đạn tên lửa thuộc hệ thống S-300PMU2 đánh lửa trên không. S-300PMU2 được trang bị nhiều loại đạn, trong đó loại đạn tên lửa mạnh nhất là 48N6E2 có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 200km.
Qua bức ảnh này có thể thấy một luồng khói của tên lửa thứ 2 được phóng trước tên lửa thứ nhất. Theo một số đánh giá, S-300PMU2 có khả năng đánh chặn tiêu diệt mục tiêu tên lửa hành trình giống như loại Tomahawk của Mỹ với tỷ lệ đạt 80-98%.
Tỷ lệ tiêu diệt máy bay chiến thuật đạt 80-93%.
Hệ thống có khả năng tham chiến với 6 mục tiêu cùng lúc, radar điều khiển hỏa lực có thể dẫn hướng cho 12 tên lửa cùng lúc với tỷ lệ phân bổ 2 đạn tên lửa/mục tiêu để tăng xác suất tiêu diệt. So với tên lửa phòng không HQ-9 nội địa của Trung Quốc, S-300PMU2 vượt trội hơn về nhiều mặt từ hệ thống điều khiển tới tên lửa. Thậm chí, nếu xét tầm thế giới, năng lực của S-300PMU2 chỉ thua kém tên lửa S-400.
S-300PMU2 có thể coi là hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất, mạnh nhất trong lực lượng phòng không Trung Quốc hiện nay. Theo Hoàn Cầu, Trung Quốc hiện có 15 tiểu đoàn S-300PMU2 triển khai dọc tuyến bờ biển, từ phía Bắc xuống bán đảo Sơn Đông, phía Nam đến Quảng Đông, hình thành một bức tường phòng thủ trên không chặt chẽ.
S-300PMU2 là biến thể rất mạnh từ gia đình tên lửa S-300P với khả năng đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và mọi mục tiêu trên không ở cự ly xa đến 200km.
S-300PMU2 sử dụng phương thức phóng lạnh, đây là cách giúp để đưa tên lửa từ ống phóng ra, khi tên lửa đạt được độ cao nhất định sau đó đốt cháy động cơ chính để bắn. Tên lửa và thiết bị phóng khác không chịu ảnh hưởng của khí nóng do động cơ tên lửa gây ra.
Hệ thống ống phóng thẳng đứng của S-300PMU2 đang từ từ được dựng lên phương thẳng đứng (trạng thái chiến đấu) trong cuộc tập trận gần đây của Quân đội Trung Quốc.
Động cơ đẩy của đạn tên lửa thuộc hệ thống S-300PMU2 đánh lửa trên không.
S-300PMU2 được trang bị nhiều loại đạn, trong đó loại đạn tên lửa mạnh nhất là 48N6E2 có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 200km.
Qua bức ảnh này có thể thấy một luồng khói của tên lửa thứ 2 được phóng trước tên lửa thứ nhất.
Theo một số đánh giá, S-300PMU2 có khả năng đánh chặn tiêu diệt mục tiêu tên lửa hành trình giống như loại Tomahawk của Mỹ với tỷ lệ đạt 80-98%.
Tỷ lệ tiêu diệt máy bay chiến thuật đạt 80-93%.
Hệ thống có khả năng tham chiến với 6 mục tiêu cùng lúc, radar điều khiển hỏa lực có thể dẫn hướng cho 12 tên lửa cùng lúc với tỷ lệ phân bổ 2 đạn tên lửa/mục tiêu để tăng xác suất tiêu diệt.
So với tên lửa phòng không HQ-9 nội địa của Trung Quốc, S-300PMU2 vượt trội hơn về nhiều mặt từ hệ thống điều khiển tới tên lửa. Thậm chí, nếu xét tầm thế giới, năng lực của S-300PMU2 chỉ thua kém tên lửa S-400.