Theo Arms-Expo, ngày 29/5 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế của Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc (UN), nhằm vinh danh những binh sĩ và nhân viên của lực lượng này đang ngày đêm gìn giữ nền hòa bình mong manh ở các khu vực xung đột trên khắp thế giới.Lực lượng Gìn giữ Hòa bình là lực lượng quân sự quốc tế được xây dựng để xử lý các khủng hoảng về mặt chính trị và quân sự tại các quốc gia đang xảy ra chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Trên thực tế UN không quyền tham chiến hoặc tấn công quân sự các quốc gia khác mà các đơn vị quân sự này chỉ tham gia vào hoạt động gìn giữ an ninh, hỗ trợ nhân đạo và giám sát lệnh ngừng bắn tại khu vực xảy ra xung đột.Các đơn vị UN đầu tiên được thành lập vào ngày 29/5/1948 nhằm thiết lập sự kiểm soát của quốc tế trong chiến tranh dai dẳng giữa Israel và các nước Ả Rập. Đến năm 1956 đã có ít nhất 10 quốc gia tham gia lực lượng quân sự quốc tế này và hoạt động đầu tiên của UN là giám sát lộ trình rút quân của các bên tại kênh đào Suez (Ai Cập).Và từ đó chiếc mũ nồi xanh dương của UN được xem là biểu tượng của hòa bình trên toàn thế giới. Từ năm 1948 đến cuối những năm 1980 UN đã thực hiện 71 hoạt động gìn giữ hòa bình, năm 1988 UN chính thức được trao tặng giải Nobel Hòa bình cho những đóng góp không ngừng nghỉ của mình cho hòa bình thế giới.Theo thống kế đã có hơn 1 triệu lượt binh sĩ và nhân viên dân sự của 123 quốc gia tham gia gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của UN, và cũng đã có 4.000 nhân viên của UN thiệt mạng khi đang thực thi sứ mệnh của mình trong đó có 129 người vào năm 2015.Ngày nay các đơn vị gìn giữ hòa bình của UN hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới từ Châu Phi, Châu Á cho đến Châu Âu. Và nhiệm vụ của UN ngày càng trở nên nặng nề hơn khi tình hình an ninh thế giới ngày càng trở nên xấu hơn thậm chí ở thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.Trong ảnh là một nữ binh sĩ UN thuộc Quân đội Hoàng gia Thụy Điển trong buổi huấn luyện bắn đạn thật.Với quân số 90.900 binh sĩ cùng ngân sách 8,6 tỷ USD mỗi năm nhưng chừng đó chưa bao giờ là đủ để UN có thể duy trì nền hòa bình mong manh trên thế giới. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng vai trò của UN đang ngày càng trở nên mờ nhạt.Bên cạnh đó nội bộ của Hội đồng Bảo an nơi điều hành trực tiếp mọi hoạt động của UN cũng chưa bao giờ thật sự nhất chí trong các hoạt động UN trên toàn thế giới.Dù đứng trước nhiều thách thức khác nhau nhưng UN vẫn được kỳ vọng sẽ giúp một phần nào đó thế giới trở nên an toàn hơn nhất là ở các khu vực bất ổn như ở Châu Phi và Trung Động nơi xung đột vũ trang diễn ra mỗi ngày.Hiện tại quốc gia đóng góp binh sĩ nhiều nhất cho UN vẫn là Bangladesh với hơn 9.400 quân tiếp theo sau đó là Ethiopia với 8.300 quân.Trong ảnh là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon chụp ảnh lưu niệm với một đơn vị UN của Hàn Quốc.Trang thiết bị quân sự của UN đa phần đều do các quốc gia tham gia UN đóng góp từ những khẩu súng trường cho đến trực thăng vũ trang.Việt Nam đã chuẩn bị cho việc tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc từ năm 2005, đã hợp tác với nước ngoài đào tạo tiếng Anh và kiến thức chuyên môn cho gần 200 cán bộ công binh và quân y. Ngày 4 tháng 12 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đại tướng Phùng Quang Thanh đã ký quyết định thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam.Ngày 27 tháng 5 năm 2014, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam và cử Trung tá Mạc Đức Trọng và Trần Nam Ngạn, hai sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên sẽ được cử đi Nam Sudan làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình, cụ thể là làm sĩ quan liên lạc tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở quốc gia châu Phi này.
Theo Arms-Expo, ngày 29/5 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn làm Ngày Quốc tế của Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc (UN), nhằm vinh danh những binh sĩ và nhân viên của lực lượng này đang ngày đêm gìn giữ nền hòa bình mong manh ở các khu vực xung đột trên khắp thế giới.
Lực lượng Gìn giữ Hòa bình là lực lượng quân sự quốc tế được xây dựng để xử lý các khủng hoảng về mặt chính trị và quân sự tại các quốc gia đang xảy ra chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh. Trên thực tế UN không quyền tham chiến hoặc tấn công quân sự các quốc gia khác mà các đơn vị quân sự này chỉ tham gia vào hoạt động gìn giữ an ninh, hỗ trợ nhân đạo và giám sát lệnh ngừng bắn tại khu vực xảy ra xung đột.
Các đơn vị UN đầu tiên được thành lập vào ngày 29/5/1948 nhằm thiết lập sự kiểm soát của quốc tế trong chiến tranh dai dẳng giữa Israel và các nước Ả Rập. Đến năm 1956 đã có ít nhất 10 quốc gia tham gia lực lượng quân sự quốc tế này và hoạt động đầu tiên của UN là giám sát lộ trình rút quân của các bên tại kênh đào Suez (Ai Cập).
Và từ đó chiếc mũ nồi xanh dương của UN được xem là biểu tượng của hòa bình trên toàn thế giới. Từ năm 1948 đến cuối những năm 1980 UN đã thực hiện 71 hoạt động gìn giữ hòa bình, năm 1988 UN chính thức được trao tặng giải Nobel Hòa bình cho những đóng góp không ngừng nghỉ của mình cho hòa bình thế giới.
Theo thống kế đã có hơn 1 triệu lượt binh sĩ và nhân viên dân sự của 123 quốc gia tham gia gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của UN, và cũng đã có 4.000 nhân viên của UN thiệt mạng khi đang thực thi sứ mệnh của mình trong đó có 129 người vào năm 2015.
Ngày nay các đơn vị gìn giữ hòa bình của UN hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới từ Châu Phi, Châu Á cho đến Châu Âu. Và nhiệm vụ của UN ngày càng trở nên nặng nề hơn khi tình hình an ninh thế giới ngày càng trở nên xấu hơn thậm chí ở thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Trong ảnh là một nữ binh sĩ UN thuộc Quân đội Hoàng gia Thụy Điển trong buổi huấn luyện bắn đạn thật.
Với quân số 90.900 binh sĩ cùng ngân sách 8,6 tỷ USD mỗi năm nhưng chừng đó chưa bao giờ là đủ để UN có thể duy trì nền hòa bình mong manh trên thế giới. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng vai trò của UN đang ngày càng trở nên mờ nhạt.
Bên cạnh đó nội bộ của Hội đồng Bảo an nơi điều hành trực tiếp mọi hoạt động của UN cũng chưa bao giờ thật sự nhất chí trong các hoạt động UN trên toàn thế giới.
Dù đứng trước nhiều thách thức khác nhau nhưng UN vẫn được kỳ vọng sẽ giúp một phần nào đó thế giới trở nên an toàn hơn nhất là ở các khu vực bất ổn như ở Châu Phi và Trung Động nơi xung đột vũ trang diễn ra mỗi ngày.
Hiện tại quốc gia đóng góp binh sĩ nhiều nhất cho UN vẫn là Bangladesh với hơn 9.400 quân tiếp theo sau đó là Ethiopia với 8.300 quân.
Trong ảnh là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon chụp ảnh lưu niệm với một đơn vị UN của Hàn Quốc.
Trang thiết bị quân sự của UN đa phần đều do các quốc gia tham gia UN đóng góp từ những khẩu súng trường cho đến trực thăng vũ trang.
Việt Nam đã chuẩn bị cho việc tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc từ năm 2005, đã hợp tác với nước ngoài đào tạo tiếng Anh và kiến thức chuyên môn cho gần 200 cán bộ công binh và quân y. Ngày 4 tháng 12 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đại tướng Phùng Quang Thanh đã ký quyết định thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam.
Ngày 27 tháng 5 năm 2014, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam và cử Trung tá Mạc Đức Trọng và Trần Nam Ngạn, hai sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên sẽ được cử đi Nam Sudan làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình, cụ thể là làm sĩ quan liên lạc tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở quốc gia châu Phi này.