Vào cuối tháng 2/1991, các đơn vị vũ trang thuộc Quân đội Cộng hòa Iraq bắt đầu tìm cách rút khỏi Kuwait trước các tổn thất nặng nề sau hơn 6 tháng nổ ra cuộc chiến tranh vùng Vịnh.Hai tuyến đường quốc lộ số 80 và quốc lộ số 8 nối liền Kuwait-Iraq đã được Baghdad lựa chọn làm địa điểm rút hơn 10.000 quân Iraq về nước. Tuy nhiên họ không hề hay biết rằng đây cũng là chuyến đi cuối cùng của mình.Dù thời điểm đó chính phủ Iraq do Saddam Hussein đứng đầu đã đồng ý rút quân khỏi Kuwait, nhưng đó lại là một hành động tự phát và cũng không theo nghị quyết do Liên Hợp Quốc đưa ra. Chính điều này đã biến chiến dịch rút quân của Quân đội Iraq khỏi Kuwait trở thành chiến dịch rút quân tồi tệ nhất lịch sử chiến tranh hiện đại, kéo theo đó là hàng ngàn lính Iraq bị dìm trong biển lửa.Theo kế hoạch Iraq sẽ cố gắng rút nhanh hàng ngàn quân khỏi Kuwait từ 25-17/2/1991 và tất nhiên cùng với số của cải mà họ đã cướp được từ Kuwait. Để làm được điều này Quân đội Iraq đã điều động gần 3.000 phương tiện cơ giới các loại trong đó bao gồm cả xe tăng, xe bọc thép và các loại phương tiện vận chuyển khác.Tình báo Mỹ lúc đó cũng được thông báo về kế hoạch rút quân của Quân đội Cộng hòa Iraq, tuy nhiên tuyến đường sẽ được Iraq sử dụng để tiến hành kế hoạch trên vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Trong ảnh là một đoạn đường quốc lộ được Iraq sử dụng để rút quân về nước nhưng bị Không quân Mỹ ném bom phá hủy hoàn toàn trong đêm 26/2/1991.Ngay lập tức Không quân Mỹ điều động máy bay trinh sát điện tử E-8 Joint STARS đến vùng Vịnh để theo dõi mọi hoạt động di chuyển bất thường từ Kuwait về Iraq. E-8 hoạt động như một radar giám sát mặt đất trên không với nhiệm vụ theo dõi các phương tiện mặt đất hoặc một số loại máy bay của đối phương, thu thập hình ảnh, chia sẻ các dữ liệu chiến thuật và đóng vai trò như một trung tâm chỉ huy trên không.Đến ngày 25/2/1991, E-8 phát hiện một đoàn xe cơ giới dài tới hơn 4.8km di chuyển từ Kuwait về Iraq. Mỹ đưa toàn bộ các đơn vị không quân của nước này tại vùng Vịnh vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên do thời tiết xấu nên chỉ có một số ít máy bay được phép cất cánh, và một trong số đó là những chiếc cường kích A-6E mang theo bom chùm CBU-100.Toàn bộ đoàn xe cơ giới của Iraq bị tấn công trong hơn 10 giờ liên tục, mọi loại phương tiện cơ giới di chuyển trên hai tuyến đường quốc lộ số 80 và quốc lộ số 8 khi đó đều bị theo dõi và phá hủy hoàn toàn.Phi công cường kích A-10 Thunderbolt tham gia chiến dịch không kích tại quốc lộ số 80 vào năm 1991 cho biết, dưới mặt đất gần như là một lễ hội pháo hoa các vụ nổ xảy ra liên tiếp và nó kéo dài cho đến suốt đêm.Trong khi đó ở quốc lộ số 8 đoàn xe cơ giới của Vệ binh Cộng hòa Iraq lại phải đối mặt với những chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache, đoàn xe kéo dài hàng km bị phá hủy hoàn toàn kể cả những chiếc xe tăng.Ước tính chỉ trong hơn hai ngày đã có từ 300 đến 600 lính Iraq bỏ mạng tại hai tuyến đường trên cùng với đó 2.000 lính bị bắt làm tù binh và 2.700 phương tiện cơ giới các loại bị phá hủy hoàn toàn. Sau chiến dịch không kích của liên quân hai tuyến đường trên cũng trở thành những con đường chết.Trong khi đó lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu tại Kuwait cho rằng chiến dịch không kích trên là cần thiết nhằm xóa bỏ mọi âm mưu xâm lược Kuwait của Iraq trong tương lai. Bên cạnh đó cũng có các báo cáo thiệt hại lớn về dân thường vốn là các công dân Kuwait bị lính Iraq bắt theo làm con tin trong quá trình rút quân.
Vào cuối tháng 2/1991, các đơn vị vũ trang thuộc Quân đội Cộng hòa Iraq bắt đầu tìm cách rút khỏi Kuwait trước các tổn thất nặng nề sau hơn 6 tháng nổ ra cuộc chiến tranh vùng Vịnh.
Hai tuyến đường quốc lộ số 80 và quốc lộ số 8 nối liền Kuwait-Iraq đã được Baghdad lựa chọn làm địa điểm rút hơn 10.000 quân Iraq về nước. Tuy nhiên họ không hề hay biết rằng đây cũng là chuyến đi cuối cùng của mình.
Dù thời điểm đó chính phủ Iraq do Saddam Hussein đứng đầu đã đồng ý rút quân khỏi Kuwait, nhưng đó lại là một hành động tự phát và cũng không theo nghị quyết do Liên Hợp Quốc đưa ra. Chính điều này đã biến chiến dịch rút quân của Quân đội Iraq khỏi Kuwait trở thành chiến dịch rút quân tồi tệ nhất lịch sử chiến tranh hiện đại, kéo theo đó là hàng ngàn lính Iraq bị dìm trong biển lửa.
Theo kế hoạch Iraq sẽ cố gắng rút nhanh hàng ngàn quân khỏi Kuwait từ 25-17/2/1991 và tất nhiên cùng với số của cải mà họ đã cướp được từ Kuwait. Để làm được điều này Quân đội Iraq đã điều động gần 3.000 phương tiện cơ giới các loại trong đó bao gồm cả xe tăng, xe bọc thép và các loại phương tiện vận chuyển khác.
Tình báo Mỹ lúc đó cũng được thông báo về kế hoạch rút quân của Quân đội Cộng hòa Iraq, tuy nhiên tuyến đường sẽ được Iraq sử dụng để tiến hành kế hoạch trên vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Trong ảnh là một đoạn đường quốc lộ được Iraq sử dụng để rút quân về nước nhưng bị Không quân Mỹ ném bom phá hủy hoàn toàn trong đêm 26/2/1991.
Ngay lập tức Không quân Mỹ điều động máy bay trinh sát điện tử E-8 Joint STARS đến vùng Vịnh để theo dõi mọi hoạt động di chuyển bất thường từ Kuwait về Iraq. E-8 hoạt động như một radar giám sát mặt đất trên không với nhiệm vụ theo dõi các phương tiện mặt đất hoặc một số loại máy bay của đối phương, thu thập hình ảnh, chia sẻ các dữ liệu chiến thuật và đóng vai trò như một trung tâm chỉ huy trên không.
Đến ngày 25/2/1991, E-8 phát hiện một đoàn xe cơ giới dài tới hơn 4.8km di chuyển từ Kuwait về Iraq. Mỹ đưa toàn bộ các đơn vị không quân của nước này tại vùng Vịnh vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên do thời tiết xấu nên chỉ có một số ít máy bay được phép cất cánh, và một trong số đó là những chiếc cường kích A-6E mang theo bom chùm CBU-100.
Toàn bộ đoàn xe cơ giới của Iraq bị tấn công trong hơn 10 giờ liên tục, mọi loại phương tiện cơ giới di chuyển trên hai tuyến đường quốc lộ số 80 và quốc lộ số 8 khi đó đều bị theo dõi và phá hủy hoàn toàn.
Phi công cường kích A-10 Thunderbolt tham gia chiến dịch không kích tại quốc lộ số 80 vào năm 1991 cho biết, dưới mặt đất gần như là một lễ hội pháo hoa các vụ nổ xảy ra liên tiếp và nó kéo dài cho đến suốt đêm.
Trong khi đó ở quốc lộ số 8 đoàn xe cơ giới của Vệ binh Cộng hòa Iraq lại phải đối mặt với những chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache, đoàn xe kéo dài hàng km bị phá hủy hoàn toàn kể cả những chiếc xe tăng.
Ước tính chỉ trong hơn hai ngày đã có từ 300 đến 600 lính Iraq bỏ mạng tại hai tuyến đường trên cùng với đó 2.000 lính bị bắt làm tù binh và 2.700 phương tiện cơ giới các loại bị phá hủy hoàn toàn. Sau chiến dịch không kích của liên quân hai tuyến đường trên cũng trở thành những con đường chết.
Trong khi đó lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu tại Kuwait cho rằng chiến dịch không kích trên là cần thiết nhằm xóa bỏ mọi âm mưu xâm lược Kuwait của Iraq trong tương lai. Bên cạnh đó cũng có các báo cáo thiệt hại lớn về dân thường vốn là các công dân Kuwait bị lính Iraq bắt theo làm con tin trong quá trình rút quân.