Đợt diễn tập này là hoạt động huấn luyện thường xuyên của lữ đoàn công binh số 45 Nga nhằm rèn luyện khả năng tác chiến binh sĩ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đợt diễn tập này còn có sự tham gia của các phương tiện cơ giới của lực lượng Công binh Nga.Một chiếc xe bọc thép trinh sát đa năng IRM “Beetle” được điều động tham gia đợt diễn tập. IRM cũng được trang bị một thiết bị quét mìn chuyên dụng do đó nó thường được bố trí dẫn đầu các đoàn xe cơ giới.Đi theo sau chiếc IRM “Beetle” là xe bọc thép công binh IRM-2.IRM-2 là một trong những dòng xe bọc thép công binh tiêu chuẩn của Quân đội Nga, nó được Liên Xô phát triển dựa trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.Ở một góc khác một binh sĩ Nga đang chuẩn bị để triển khai cầu cơ giới tự hành hạng nặng TMM-3M.Có một thực tế là đa phần các trang thiết bị cơ giới của Công binh Nga đều được phát triển và đưa vào trang bị từ thời Liên Xô, tuy nhiên chúng vẫn được đánh giá là hiệu quả khi so với các các phương tiện cơ giới công binh của Phương Tây.Thời gian triển khai tối đa một nhịp cầu của TMM-3M khoảng 11 phút và với bốn nhịp là không quá 72 phút nhưng cần tới 8 binh sĩ.Chiếc IRM “Beetle” diễn tập hỗ trợ bộ binh trên trận địa, dù không được trang bị vũ khí hạng nặng nhưng mẫu xe trinh sát đa năng này vẫn có một tháp pháo cỡ nhỏ với súng máy 7,62mm.Trong ảnh là các binh sĩ Nga diễn tập phòng thủ với IRM “Beetle”.Mìn định hướng MON 90 của Quân đội Nga được cài đặt trong quá trình diễn tập.Trong ảnh là một binh sĩ Nga đang cài mìn chống tăng TM-83. Mẫu mìn chống tăng này được Nga giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993 và nó được trang bị một thiết bị cảm biến địa chấn và định vị bằng hồng ngoại.Mìn chống tăng TM-63 được đặt dưới xác của một chiếc xe tăng được Công binh Nga sử dụng cho huấn luyện diễn tập.Xe bọc thép rải mìn GMZ-3 của Công binh tham gia diễn tập gần Moscow.Công binh Nga còn sở hữu một mẫu xe rải mìn nữa là UMZ, nó được thiết kế để triển khai các loại mìn chùm chống đổ bộ đường không, chống bộ binh và xe tăng trên nhiều loại địa hình khác nhau.
Đợt diễn tập này là hoạt động huấn luyện thường xuyên của lữ đoàn công binh số 45 Nga nhằm rèn luyện khả năng tác chiến binh sĩ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đợt diễn tập này còn có sự tham gia của các phương tiện cơ giới của lực lượng Công binh Nga.
Một chiếc xe bọc thép trinh sát đa năng IRM “Beetle” được điều động tham gia đợt diễn tập. IRM cũng được trang bị một thiết bị quét mìn chuyên dụng do đó nó thường được bố trí dẫn đầu các đoàn xe cơ giới.
Đi theo sau chiếc IRM “Beetle” là xe bọc thép công binh IRM-2.
IRM-2 là một trong những dòng xe bọc thép công binh tiêu chuẩn của Quân đội Nga, nó được Liên Xô phát triển dựa trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.
Ở một góc khác một binh sĩ Nga đang chuẩn bị để triển khai cầu cơ giới tự hành hạng nặng TMM-3M.
Có một thực tế là đa phần các trang thiết bị cơ giới của Công binh Nga đều được phát triển và đưa vào trang bị từ thời Liên Xô, tuy nhiên chúng vẫn được đánh giá là hiệu quả khi so với các các phương tiện cơ giới công binh của Phương Tây.
Thời gian triển khai tối đa một nhịp cầu của TMM-3M khoảng 11 phút và với bốn nhịp là không quá 72 phút nhưng cần tới 8 binh sĩ.
Chiếc IRM “Beetle” diễn tập hỗ trợ bộ binh trên trận địa, dù không được trang bị vũ khí hạng nặng nhưng mẫu xe trinh sát đa năng này vẫn có một tháp pháo cỡ nhỏ với súng máy 7,62mm.
Trong ảnh là các binh sĩ Nga diễn tập phòng thủ với IRM “Beetle”.
Mìn định hướng MON 90 của Quân đội Nga được cài đặt trong quá trình diễn tập.
Trong ảnh là một binh sĩ Nga đang cài mìn chống tăng TM-83. Mẫu mìn chống tăng này được Nga giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1993 và nó được trang bị một thiết bị cảm biến địa chấn và định vị bằng hồng ngoại.
Mìn chống tăng TM-63 được đặt dưới xác của một chiếc xe tăng được Công binh Nga sử dụng cho huấn luyện diễn tập.
Xe bọc thép rải mìn GMZ-3 của Công binh tham gia diễn tập gần Moscow.
Công binh Nga còn sở hữu một mẫu xe rải mìn nữa là UMZ, nó được thiết kế để triển khai các loại mìn chùm chống đổ bộ đường không, chống bộ binh và xe tăng trên nhiều loại địa hình khác nhau.