Báo chí Ấn Độ ngày hôm qua đồng loạt đăng tải thông tin vụ tai nạn máy bay tiêm kích MiG-21 của không quân nước này ở Rajasthan. Rất may, hai phi công trên máy bay đã nhảy ra an toàn trước khi máy bay đâm xuống đất, phát nổ và vỡ tan tành."Máy bay tiêm kích kiêm huấn luyện MiG-21 T-69 cất cánh từ căn cứ không quân Utterlai tới gần quận Barmer ở Rajasthan thì gặp nạn lúc 12h15 phút trưa ngày 11/9 (giờ địa phương)", quan chức Không quân Ấn Độ cho biết.Rất may chiếc MiG-21 rơi trên một cánh đồng nên không có thiệt hại về người dưới mặt đất.Quan chức IAF cũng cho biết thêm rằng, chiếc máy bay đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên và đã gặp nạn cách căn cứ không quân 75km về phía Đông. Ngay sau đó, một ủy ban đã được thành lập để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.Chiếc máy bay MiG-21 đã bị phát nổ và cháy dữ dội, nhiều bộ phận bị thiêu hủy, chỉ còn lại một vài phần lớn như phần đuôi máy bay ở trong ảnh.Chiếc máy bay MiG-21 gặp nạn vào ngày hôm qua là do Ấn Độ tự sản xuất theo giấy phép thiết kế phiên bản máy bay tiêm kích - huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-21UM của Liên Xô. Phiên bản Ấn Độ sản xuất được định danh là Type 69.Ấn Độ còn khoảng 245 chiếc máy bay tiêm kích MiG-21 chủ yếu gồm các phiên bản: MiG-21MF Type 88, MiG-21UM Type 69 và MiG-21Bison. Dự kiến, toàn bộ số máy bay MiG-21 sẽ nghỉ hưu vào năm 2022.Trong Không quân Ấn Độ, MiG-21 là chiếc máy bay có tỉ lệ gặp tai nạn lớn nhất không quân nước này. Nhiều tới mức, phi công Ấn Độ gọi chúng là “quan tài bay”. Tuy nhiên, việc này có lẽ một phần trách nhiệm thuộc về chính đội ngũ không quân Ấn Độ và đơn vị sản xuất trong nước. So sánh với các quốc gia đang dùng MiG-21 do Liên Xô sản xuất thì tỉ lệ tai nạn ở mức chấp nhận được.
Báo chí Ấn Độ ngày hôm qua đồng loạt đăng tải thông tin vụ tai nạn máy bay tiêm kích MiG-21 của không quân nước này ở Rajasthan. Rất may, hai phi công trên máy bay đã nhảy ra an toàn trước khi máy bay đâm xuống đất, phát nổ và vỡ tan tành.
"Máy bay tiêm kích kiêm huấn luyện MiG-21 T-69 cất cánh từ căn cứ không quân Utterlai tới gần quận Barmer ở Rajasthan thì gặp nạn lúc 12h15 phút trưa ngày 11/9 (giờ địa phương)", quan chức Không quân Ấn Độ cho biết.
Rất may chiếc MiG-21 rơi trên một cánh đồng nên không có thiệt hại về người dưới mặt đất.
Quan chức IAF cũng cho biết thêm rằng, chiếc máy bay đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên và đã gặp nạn cách căn cứ không quân 75km về phía Đông. Ngay sau đó, một ủy ban đã được thành lập để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Chiếc máy bay MiG-21 đã bị phát nổ và cháy dữ dội, nhiều bộ phận bị thiêu hủy, chỉ còn lại một vài phần lớn như phần đuôi máy bay ở trong ảnh.
Chiếc máy bay MiG-21 gặp nạn vào ngày hôm qua là do Ấn Độ tự sản xuất theo giấy phép thiết kế phiên bản máy bay tiêm kích - huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-21UM của Liên Xô. Phiên bản Ấn Độ sản xuất được định danh là Type 69.
Ấn Độ còn khoảng 245 chiếc máy bay tiêm kích MiG-21 chủ yếu gồm các phiên bản: MiG-21MF Type 88, MiG-21UM Type 69 và MiG-21Bison. Dự kiến, toàn bộ số máy bay MiG-21 sẽ nghỉ hưu vào năm 2022.
Trong Không quân Ấn Độ, MiG-21 là chiếc máy bay có tỉ lệ gặp tai nạn lớn nhất không quân nước này. Nhiều tới mức, phi công Ấn Độ gọi chúng là “quan tài bay”. Tuy nhiên, việc này có lẽ một phần trách nhiệm thuộc về chính đội ngũ không quân Ấn Độ và đơn vị sản xuất trong nước. So sánh với các quốc gia đang dùng MiG-21 do Liên Xô sản xuất thì tỉ lệ tai nạn ở mức chấp nhận được.