1. SEPECAT Jaguar: là mẫu máy bay cường kích được phát triển với sự hợp tác giữa Anh và Pháp thông qua công ty liên doanh SEPECAT, Jaguar được đưa vào trang bị chính thức vào năm 1973 và 1974. Đây cũng là một trong số những máy bay chiến đấu quan trọng đầu tiên trong chương trình phát triển máy bay quân sự giữa Anh-Pháp.Ngoài việc được trang bị cho lực lượng Không quân Anh và Pháp, Jaguar cũng xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Ấn Độ, Ecuador, Nigeria và Oman. Nó cũng từng tham chiến tại chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990. Jaguar được trang bị hai động cơ phản lực Rolls-Royce/Turbomeca Adour Mk 102 có công suất 7.305 lbf cho mỗi chiếc, với tốc độ bay tối đa lên tới 1.593km/h. Hệ thống vũ khí chính của nó gồm 2 pháo ADEN 30mm và có thể mang theo 4,5 tấn vũ khí các loại.
2. BAE Systems - Dassault FCAS: là chương trình hợp tác phát triển máy bay tấn công không người lái tương lai (UCAV) giữa hai tập đoàn quốc phòng hàng đầu thế giới BAE System của Anh và Dassault của Pháp.
Theo kế hoạch, FCAS sẽ được đưa vào trang bị cho lực lượng không quân Anh và Pháp sớm nhất là vào năm 2030. Nhiều khả năng FCAS sẽ được phát triển dựa trên kinh nghiệm mà BAE Systems có được từ việc phát triển mẫu UCAV của mình là Taranis hay nEuron của Dassault . Cả hai mẫu UCAV trên đều sở hữu các công nghệ hàng không tiên tiến nhất của châu Âu và chỉ mới trong giai đoạn thử nghiệm.
3. Airbus: Anh và Pháp là hai trong bốn quốc gia đầu tiên đồng sáng lập nên hãng hàng không Airbus, một trong những công ty hàng không chế tạo máy bay lớn nhất thế giới. Mặc dù các sản phẩm chính của Airbus là các máy bay chở khách thương mại, nhưng công ty này cũng được biết tới với vai trò như một nhà thầu quốc phòng với việc chế tạo các loại máy bay vận tải hạng nặng chiến lược và tiếp nhiên liệu trên không.
Những mẫu máy bay vận tải quân sự như A400M, A310 MRTT hay A330 MRTT do Airbus sản xuất đều đươc đánh giá khá tốt và tất nhiên chúng nhanh chóng giúp Airbus dành được các hợp đồng cung cấp máy bay vận tải quân sự từ các quốc gia châu Âu, châu Á và cả từ Mỹ - nơi mà lâu này do hãng hàng không Boeing thống trị.
4. Eurofighter Typhoon: là mẫu máy bay tiêm kích đa năng được chế tạo và phát triển bởi công ty liên doanh Eurofighter GmbH (có sự góp mặt của cả Anh và Pháp). Eurofighter Typhoon được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2003, sau đó nó đã nhanh chóng có mặt trong lực lượng không quân của nhiều nước châu Âu và cũng như được xuất khẩu sang một số quốc gia đồng minh khác.
Eurofighter Typhoon được phát triển với nhiều biến thể khác nhau bao gồm cả phiên bản trên tàu sân bay. Nó được trang bị hai động cơ phản lực Eurojet EJ200 có công suất 13.500 lbf mỗi chiếc, với tốc độ bay tối đa 2.390km/h. Tầm hoạt động tối đa của Eurofighter Typhoon là khoảng 1.390km, với trần bay 19.800m. Hệ thống vũ khí của Eurofighter Typhoon gồm một pháo Mauser BK-27 27 mm, với khả năng mang theo 7,5 tấn vũ khí các loại.
5. MBDA: là một công ty liên doanh quốc phòng do các nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Mỹ thành lập vào năm 2001. Nó có mô hình phát triển gần giống như hãng hàng không Airbus của châu Âu. MBDA còn được biết tới là công ty chuyên sản xuất các loại tên lửa, hệ thống phòng không/phòng thủ đánh chặn hàng đầu thế giới. Từ khi được thành lập cho tới nay MBDA đã trở thành nhà thầu chuyên cung cấp hệ thống vũ khí chính cho các mẫu tiêm kích chủ lực của Châu Âu từ Eurofighter Typhoon , Rafale, Saab Gripen cho đến cả F-35. MBDA cũng khá thành công với các mẫu tên lửa phòng không và chống hạm do công ty này phát triển, và hầu hết các loại tên lửa này đều được đánh giá khá cao trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới.6. Động cơ máy bay: các chương trình hợp tác hàng không giữa Anh và Pháp đều có sự gắn kết với ngành công nghiệp chế tạo các động cơ phản lực, đơn cử như mẫu động cơ Rolls-Royce/Snecma Olympus 593 được cho bị cho mẫu máy bay chở khách siêu thanh Concorde hay mẫu động cơ phản lực Rolls-Royce/Turbomeca Adour được trang bị trên máy bay cường kích Jaguar và mẫu máy bay huấn luyện BAE Systems Hawk. Tất nhiên ngành công nghiệp hàng không Anh-Pháp không chỉ dừng lại với các động cơ phản lực siêu thanh, mà còn cả với các mẫu động cơ dành cho các mẫu trực thăng tiên tiến của Châu Âu như Turboshaft RTM322 được sử dụng trên mẫu trực thăng AW101s AgustaWestland và một số mẫu trực thăng khác. 7. De Havilland Vampire: là một mẫu tiêm kích trang bị động cơ phản lực được Không quân Hoàng gia Anh (RAF) sử dụng vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2. Do được trang bị cho các đơn vị không quân hoàng gia vào cuối chiến tranh nên Vampire không có cơ hội tham chiến, nhưng nó lại phục vụ tại các đơn vị chiến đấu của RAF đến tận năm 1955 và tiếp tục được sử dụng như một máy bay huấn luyện đến năm 1966. Vampire cũng phục vụ trong không quân nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Không quân Pháp.Sau khi được chuyển nhượng giấy phép sản xuất Vampire từ Anh, dựa trên thiết kế của mẫu tiêm kích này Pháp đã biến đổi Vampire thành một mẫu máy bay cường kích một chỗ ngồi và còn được biết tới với cái tên là SNCASE SE-532 Mistral. Không quân Pháp đã sở hữu ít nhất 200 chiếc Vampire trước khi chính thức nghỉ hưu vào đầu những năm 1960.8. Dassault Mystère-Delta: Mystère-Delta MD 550 được xem là nguyên mẫu đầu tiên của mẫu máy bay tiêm kích siêu âm Mirage III do hãng hàng không Dassault của Pháp chế tạo. Mặc dù được biết tới như một dạng thử nghiệm công nghệ và không bao giờ được đưa vào sản xuất nhưng MD 550 có ảnh hưởng rất lớn đến chương trình phát triển mẫu máy bay Fairey Delta 2 do công ty hàng không Fairey của Anh phát triển. Tuy cả Mystère-Delta MD 550 hay Fairey Delta 2 đều không hoàn thành được vai trò của mình trong thiết kế, nhưng chúng lại mở ra một kỷ nguyên mới cho các chương trình hợp tác hàng không giữa Anh và Pháp mà sau này là sự ra đời của mẫu máy bay chở khách siêu thanh thành công nhất thế giới Concorde.
1. SEPECAT Jaguar: là mẫu máy bay cường kích được phát triển với sự hợp tác giữa Anh và Pháp thông qua công ty liên doanh SEPECAT, Jaguar được đưa vào trang bị chính thức vào năm 1973 và 1974. Đây cũng là một trong số những máy bay chiến đấu quan trọng đầu tiên trong chương trình phát triển máy bay quân sự giữa Anh-Pháp.
Ngoài việc được trang bị cho lực lượng Không quân Anh và Pháp, Jaguar cũng xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Ấn Độ, Ecuador, Nigeria và Oman. Nó cũng từng tham chiến tại chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990. Jaguar được trang bị hai động cơ phản lực Rolls-Royce/Turbomeca Adour Mk 102 có công suất 7.305 lbf cho mỗi chiếc, với tốc độ bay tối đa lên tới 1.593km/h. Hệ thống vũ khí chính của nó gồm 2 pháo ADEN 30mm và có thể mang theo 4,5 tấn vũ khí các loại.
2. BAE Systems - Dassault FCAS: là chương trình hợp tác phát triển máy bay tấn công không người lái tương lai (UCAV) giữa hai tập đoàn quốc phòng hàng đầu thế giới BAE System của Anh và Dassault của Pháp.
Theo kế hoạch, FCAS sẽ được đưa vào trang bị cho lực lượng không quân Anh và Pháp sớm nhất là vào năm 2030. Nhiều khả năng FCAS sẽ được phát triển dựa trên kinh nghiệm mà BAE Systems có được từ việc phát triển mẫu UCAV của mình là Taranis hay nEuron của Dassault . Cả hai mẫu UCAV trên đều sở hữu các công nghệ hàng không tiên tiến nhất của châu Âu và chỉ mới trong giai đoạn thử nghiệm.
3. Airbus: Anh và Pháp là hai trong bốn quốc gia đầu tiên đồng sáng lập nên hãng hàng không Airbus, một trong những công ty hàng không chế tạo máy bay lớn nhất thế giới. Mặc dù các sản phẩm chính của Airbus là các máy bay chở khách thương mại, nhưng công ty này cũng được biết tới với vai trò như một nhà thầu quốc phòng với việc chế tạo các loại máy bay vận tải hạng nặng chiến lược và tiếp nhiên liệu trên không.
Những mẫu máy bay vận tải quân sự như A400M, A310 MRTT hay A330 MRTT do Airbus sản xuất đều đươc đánh giá khá tốt và tất nhiên chúng nhanh chóng giúp Airbus dành được các hợp đồng cung cấp máy bay vận tải quân sự từ các quốc gia châu Âu, châu Á và cả từ Mỹ - nơi mà lâu này do hãng hàng không Boeing thống trị.
4. Eurofighter Typhoon: là mẫu máy bay tiêm kích đa năng được chế tạo và phát triển bởi công ty liên doanh Eurofighter GmbH (có sự góp mặt của cả Anh và Pháp). Eurofighter Typhoon được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2003, sau đó nó đã nhanh chóng có mặt trong lực lượng không quân của nhiều nước châu Âu và cũng như được xuất khẩu sang một số quốc gia đồng minh khác.
Eurofighter Typhoon được phát triển với nhiều biến thể khác nhau bao gồm cả phiên bản trên tàu sân bay. Nó được trang bị hai động cơ phản lực Eurojet EJ200 có công suất 13.500 lbf mỗi chiếc, với tốc độ bay tối đa 2.390km/h. Tầm hoạt động tối đa của Eurofighter Typhoon là khoảng 1.390km, với trần bay 19.800m. Hệ thống vũ khí của Eurofighter Typhoon gồm một pháo Mauser BK-27 27 mm, với khả năng mang theo 7,5 tấn vũ khí các loại.
5. MBDA: là một công ty liên doanh quốc phòng do các nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Mỹ thành lập vào năm 2001. Nó có mô hình phát triển gần giống như hãng hàng không Airbus của châu Âu. MBDA còn được biết tới là công ty chuyên sản xuất các loại tên lửa, hệ thống phòng không/phòng thủ đánh chặn hàng đầu thế giới.
Từ khi được thành lập cho tới nay MBDA đã trở thành nhà thầu chuyên cung cấp hệ thống vũ khí chính cho các mẫu tiêm kích chủ lực của Châu Âu từ Eurofighter Typhoon , Rafale, Saab Gripen cho đến cả F-35. MBDA cũng khá thành công với các mẫu tên lửa phòng không và chống hạm do công ty này phát triển, và hầu hết các loại tên lửa này đều được đánh giá khá cao trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới.
6. Động cơ máy bay: các chương trình hợp tác hàng không giữa Anh và Pháp đều có sự gắn kết với ngành công nghiệp chế tạo các động cơ phản lực, đơn cử như mẫu động cơ Rolls-Royce/Snecma Olympus 593 được cho bị cho mẫu máy bay chở khách siêu thanh Concorde hay mẫu động cơ phản lực Rolls-Royce/Turbomeca Adour được trang bị trên máy bay cường kích Jaguar và mẫu máy bay huấn luyện BAE Systems Hawk.
Tất nhiên ngành công nghiệp hàng không Anh-Pháp không chỉ dừng lại với các động cơ phản lực siêu thanh, mà còn cả với các mẫu động cơ dành cho các mẫu trực thăng tiên tiến của Châu Âu như Turboshaft RTM322 được sử dụng trên mẫu trực thăng AW101s AgustaWestland và một số mẫu trực thăng khác.
7. De Havilland Vampire: là một mẫu tiêm kích trang bị động cơ phản lực được Không quân Hoàng gia Anh (RAF) sử dụng vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2. Do được trang bị cho các đơn vị không quân hoàng gia vào cuối chiến tranh nên Vampire không có cơ hội tham chiến, nhưng nó lại phục vụ tại các đơn vị chiến đấu của RAF đến tận năm 1955 và tiếp tục được sử dụng như một máy bay huấn luyện đến năm 1966. Vampire cũng phục vụ trong không quân nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Không quân Pháp.
Sau khi được chuyển nhượng giấy phép sản xuất Vampire từ Anh, dựa trên thiết kế của mẫu tiêm kích này Pháp đã biến đổi Vampire thành một mẫu máy bay cường kích một chỗ ngồi và còn được biết tới với cái tên là SNCASE SE-532 Mistral. Không quân Pháp đã sở hữu ít nhất 200 chiếc Vampire trước khi chính thức nghỉ hưu vào đầu những năm 1960.
8. Dassault Mystère-Delta: Mystère-Delta MD 550 được xem là nguyên mẫu đầu tiên của mẫu máy bay tiêm kích siêu âm Mirage III do hãng hàng không Dassault của Pháp chế tạo. Mặc dù được biết tới như một dạng thử nghiệm công nghệ và không bao giờ được đưa vào sản xuất nhưng MD 550 có ảnh hưởng rất lớn đến chương trình phát triển mẫu máy bay Fairey Delta 2 do công ty hàng không Fairey của Anh phát triển.
Tuy cả Mystère-Delta MD 550 hay Fairey Delta 2 đều không hoàn thành được vai trò của mình trong thiết kế, nhưng chúng lại mở ra một kỷ nguyên mới cho các chương trình hợp tác hàng không giữa Anh và Pháp mà sau này là sự ra đời của mẫu máy bay chở khách siêu thanh thành công nhất thế giới Concorde.