Trong cuộc tập trận White Eagle 2013 (đại bàng trắng), Quân đội Hy Lạp lần đầu tiên bắn thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 sau 14 năm đưa vào phục vụ, với sự có mặt của quan chức cấp cao Quân đội Hy Lạp và các thành viên NATO. Hy Lạp là quốc gia duy nhất thuộc khối quân sự NATO sở hữu hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất. Thực tế thì các hệ thống S-300 mà Hy Lạp đang sử dụng được mua bởi Síp năm 1996, nhưng do áp lực từ Thổ Nhĩ Kỳ buộc Síp phải chuyển giao lại cho Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vào năm 2007.
Hy Lạp hiện có 2 tiểu đoàn S-300PMU-1 với 12 bệ phóng tự hành.
Trận địa S-300PMU-1 của quân đội Hy Lạp trước giờ bắn thử, giống như cách Việt Nam triển khai S-300, các bệ phóng tự hành S-300 của Hy Lạp không lắp đầy đủ 4 đạn mà chỉ có 2. Khác với biến thể bệ phóng tự hành S-300PMU-1 xuất khẩu cho Việt Nam, loại bệ phóng tự hành mà Hy Lạp sử dụng là xe 5P85TE dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng KRAZ-260.
Trong ảnh là quả đạn tên lửa của hệ thống S-300PMU-1 Hy Lạp rời bệ phóng theo phương thức “phóng lạnh” – quả đạn được đưa ra khỏi ống phóng bằng liều phóng phụ, ở độ cao nhất định thì động cơ rocket mới được kích hoạt đưa đạn tới mục tiêu.
Cách phòng này giúp làm giảm thiệt hại cho bệ phóng trước luồng lửa của động cơ tên lửa.
Hệ thống S-300PMU-1 của Hy Lạp có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình ở tầm xa đến 150km, độ cao từ 10m tới 27km.
Đơn giá một quả đạn của hệ thống S-300PMU-1 vào khoảng 1 triệu USD. Dường như trong cuộc tập trận lần này chỉ duy nhất một quả đạn được phóng đi.
Cuộc phóng tên lửa S-300 trong cuộc tập trận White Eagle 2013 được mô tả là "thành công". "S-300, một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất của nước ta đã bắn thử thành công sau 14 năm phục vụ", Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Dimitris Avramopoulos nói. "Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng việc phóng thành công S-300 là một thông điệp hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Âu và phía Đông Địa Trung Hải", Bộ trưởng Dimitris Avramopoulos nói thêm.
Trong cuộc tập trận White Eagle 2013 (đại bàng trắng), Quân đội Hy Lạp lần đầu tiên bắn thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 sau 14 năm đưa vào phục vụ, với sự có mặt của quan chức cấp cao Quân đội Hy Lạp và các thành viên NATO.
Hy Lạp là quốc gia duy nhất thuộc khối quân sự NATO sở hữu hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga sản xuất. Thực tế thì các hệ thống S-300 mà Hy Lạp đang sử dụng được mua bởi Síp năm 1996, nhưng do áp lực từ Thổ Nhĩ Kỳ buộc Síp phải chuyển giao lại cho Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vào năm 2007.
Hy Lạp hiện có 2 tiểu đoàn S-300PMU-1 với 12 bệ phóng tự hành.
Trận địa S-300PMU-1 của quân đội Hy Lạp trước giờ bắn thử, giống như cách Việt Nam triển khai S-300, các bệ phóng tự hành S-300 của Hy Lạp không lắp đầy đủ 4 đạn mà chỉ có 2.
Khác với biến thể bệ phóng tự hành S-300PMU-1 xuất khẩu cho Việt Nam, loại bệ phóng tự hành mà Hy Lạp sử dụng là xe 5P85TE dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng KRAZ-260.
Trong ảnh là quả đạn tên lửa của hệ thống S-300PMU-1 Hy Lạp rời bệ phóng theo phương thức “phóng lạnh” – quả đạn được đưa ra khỏi ống phóng bằng liều phóng phụ, ở độ cao nhất định thì động cơ rocket mới được kích hoạt đưa đạn tới mục tiêu.
Cách phòng này giúp làm giảm thiệt hại cho bệ phóng trước luồng lửa của động cơ tên lửa.
Hệ thống S-300PMU-1 của Hy Lạp có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không như máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình ở tầm xa đến 150km, độ cao từ 10m tới 27km.
Đơn giá một quả đạn của hệ thống S-300PMU-1 vào khoảng 1 triệu USD. Dường như trong cuộc tập trận lần này chỉ duy nhất một quả đạn được phóng đi.
Cuộc phóng tên lửa S-300 trong cuộc tập trận White Eagle 2013 được mô tả là "thành công". "S-300, một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất của nước ta đã bắn thử thành công sau 14 năm phục vụ", Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Dimitris Avramopoulos nói.
"Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng việc phóng thành công S-300 là một thông điệp hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Âu và phía Đông Địa Trung Hải", Bộ trưởng Dimitris Avramopoulos nói thêm.