Tiêm kích MiG-41 (hay còn gọi bằng cái tên PAK DP) đang được nghiên cứu phát triển ở Nga. Chiến đấu cơ này dự kiến có thể đạt tốc độ siêu thanh, khả năng tự hành và thực hiện được các nhiệm vụ trong không gian."Mặc dù hầu hết các đặc điểm của chiếc tiêm kích đánh chặn mới vẫn chưa được biết, nhưng chúng ta có thể nói rằng nó sẽ trở thành một cỗ máy thực sự ấn tượng", nhà báo Michael Peck viết trên tờ National Interest (NI).Điều duy nhất chắc chắn vào lúc này là Nga có ý định phát triển một loại máy bay kế nhiệm cho MiG-31 - chiếc tiêm kích đánh chặn có tốc độ Mach 3 này dựa trên MiG-25 nổi tiếng và bay lần đầu vào năm 1981, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nó cần được thay thế.Khả năng của MiG-41 dựa trên "thông tin rò rỉ" là đáng ngạc nhiên, và thậm chí có phần gây nghi ngờ. Theo báo chí Nga, tốc độ của máy bay chiến đấu mới sẽ vượt quá 4.800 km/h, tức là khoảng Mach 3,5.Đồng thời MiG-41 còn được gọi là "siêu thanh", mặc dù tốc độ của nó khó lòng vượt quá tiêu chuẩn 6.000 km/h, tức là Mach 5. Ngoài ra phương tiện chiến đấu mới có thể được biến thành một chiếc tiêm kích thế hệ 6 không người lái.Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Ilya Tarasenko - Tổng giám đốc Tập đoàn MiG, đã nói về khả năng độc đáo của máy bay tiêm kích đánh chặn tầm cao thế hệ mới đang được họ nghiên cứu phát triển.Ông Tarasenko không tiết lộ chi tiết mà chỉ nói sơ bộ rằng máy bay sẽ tàng hình trước radar của đối phương và có thể hoạt động trong không gian gần, "nhưng đây vẫn là tính năng đáng mơ ước", nhà báo Peck nhấn mạnh.Tàng hình không phải là điều gì đó đáng ngạc nhiên đối với các máy bay chiến đấu của thế kỷ XXI, nhưng một dấu hiệu về khả năng hoạt động trong không gian vũ trụ lại thu hút sự chú ý đặc biệt.Không gian bên ngoài bắt đầu ở độ cao khoảng 100 km tính từ bề mặt Trái đất. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, tàu vũ trụ X-15 của NASA đã đạt độ cao 107 km, đây vẫn là kỷ lục thế giới cho đến khi có chuyến bay của tàu con thoi.X-15 có thể được phân loại là một máy bay tên lửa, trong khi tàu con thoi là một tàu lượn với các tên lửa đẩy khổng lồ. Chúng không thích hợp cho vai trò tiêm kích bởi máy bay chiến đấu phải cơ động tốt trong tầng thấp của khí quyển và gần không gian.Nhưng phải thừa nhận rằng đối với một tiêm kích đánh chặn, tốc độ và độ cao quan trọng hơn khả năng cơ động. Nhà quan sát của tờ NI cho rằng với tốc độ và độ cao hoạt động như trên, MiG-41 sẽ vô hiệu hóa mọi vũ khí nhằm vào nó.Tuy nhiên tính năng kỹ chiến thuật "siêu cấp" của tiêm kích đánh chặn tương lai MiG-41 (hay PAK DP) cho tới lúc này có vẻ như là giấc mơ của người Nga hơn là sự thật.Ngay cả công nghệ tiêm kích thế hệ năm thông thường, Nga vẫn đang chật vật hoàn thiện với chiếc Su-57 - điều mà Mỹ đã thành công từ hơn 20 năm trước trên F-22 Raptor, thì rõ ràng ít người tin họ có thể thành công với MiG-41.Quan trọng nhất, hình dáng của MiG-41 cho tới lúc này vẫn hoàn toàn là một bí ẩn, nó thậm chí chưa từng xuất hiện tại bất cứ triển lãm hàng không nào, dù chỉ ở dạng mô hình, điều này càng khiến nhiều người cho rằng đây chỉ là một "dự án ma".
Tiêm kích MiG-41 (hay còn gọi bằng cái tên PAK DP) đang được nghiên cứu phát triển ở Nga. Chiến đấu cơ này dự kiến có thể đạt tốc độ siêu thanh, khả năng tự hành và thực hiện được các nhiệm vụ trong không gian.
"Mặc dù hầu hết các đặc điểm của chiếc tiêm kích đánh chặn mới vẫn chưa được biết, nhưng chúng ta có thể nói rằng nó sẽ trở thành một cỗ máy thực sự ấn tượng", nhà báo Michael Peck viết trên tờ National Interest (NI).
Điều duy nhất chắc chắn vào lúc này là Nga có ý định phát triển một loại máy bay kế nhiệm cho MiG-31 - chiếc tiêm kích đánh chặn có tốc độ Mach 3 này dựa trên MiG-25 nổi tiếng và bay lần đầu vào năm 1981, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nó cần được thay thế.
Khả năng của MiG-41 dựa trên "thông tin rò rỉ" là đáng ngạc nhiên, và thậm chí có phần gây nghi ngờ. Theo báo chí Nga, tốc độ của máy bay chiến đấu mới sẽ vượt quá 4.800 km/h, tức là khoảng Mach 3,5.
Đồng thời MiG-41 còn được gọi là "siêu thanh", mặc dù tốc độ của nó khó lòng vượt quá tiêu chuẩn 6.000 km/h, tức là Mach 5. Ngoài ra phương tiện chiến đấu mới có thể được biến thành một chiếc tiêm kích thế hệ 6 không người lái.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Ilya Tarasenko - Tổng giám đốc Tập đoàn MiG, đã nói về khả năng độc đáo của máy bay tiêm kích đánh chặn tầm cao thế hệ mới đang được họ nghiên cứu phát triển.
Ông Tarasenko không tiết lộ chi tiết mà chỉ nói sơ bộ rằng máy bay sẽ tàng hình trước radar của đối phương và có thể hoạt động trong không gian gần, "nhưng đây vẫn là tính năng đáng mơ ước", nhà báo Peck nhấn mạnh.
Tàng hình không phải là điều gì đó đáng ngạc nhiên đối với các máy bay chiến đấu của thế kỷ XXI, nhưng một dấu hiệu về khả năng hoạt động trong không gian vũ trụ lại thu hút sự chú ý đặc biệt.
Không gian bên ngoài bắt đầu ở độ cao khoảng 100 km tính từ bề mặt Trái đất. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, tàu vũ trụ X-15 của NASA đã đạt độ cao 107 km, đây vẫn là kỷ lục thế giới cho đến khi có chuyến bay của tàu con thoi.
X-15 có thể được phân loại là một máy bay tên lửa, trong khi tàu con thoi là một tàu lượn với các tên lửa đẩy khổng lồ. Chúng không thích hợp cho vai trò tiêm kích bởi máy bay chiến đấu phải cơ động tốt trong tầng thấp của khí quyển và gần không gian.
Nhưng phải thừa nhận rằng đối với một tiêm kích đánh chặn, tốc độ và độ cao quan trọng hơn khả năng cơ động. Nhà quan sát của tờ NI cho rằng với tốc độ và độ cao hoạt động như trên, MiG-41 sẽ vô hiệu hóa mọi vũ khí nhằm vào nó.
Tuy nhiên tính năng kỹ chiến thuật "siêu cấp" của tiêm kích đánh chặn tương lai MiG-41 (hay PAK DP) cho tới lúc này có vẻ như là giấc mơ của người Nga hơn là sự thật.
Ngay cả công nghệ tiêm kích thế hệ năm thông thường, Nga vẫn đang chật vật hoàn thiện với chiếc Su-57 - điều mà Mỹ đã thành công từ hơn 20 năm trước trên F-22 Raptor, thì rõ ràng ít người tin họ có thể thành công với MiG-41.
Quan trọng nhất, hình dáng của MiG-41 cho tới lúc này vẫn hoàn toàn là một bí ẩn, nó thậm chí chưa từng xuất hiện tại bất cứ triển lãm hàng không nào, dù chỉ ở dạng mô hình, điều này càng khiến nhiều người cho rằng đây chỉ là một "dự án ma".