Báo mạng Sina mới đây đăng tải loạt ảnh hoạt động tác chiến trên sa mạc của tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M1 có trong biên chế của Quân đội Trung Quốc.Mặc dù đã chế tạo được nhiều tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp hiên đại như LD-2000, PGZ-95, HQ-7 nhưng Trung Quốc vẫn duy trì số lượng các tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M1 rất hiện đại do Nga sản xuất. Dẫu sao, so với các hệ thống HQ-7, LD-2000 thì Tor-M1 vẫn nhỉnh hơn nhiều.Ảnh các xe chiến đấu tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Tor-M1 cơ động trên sa mạc.Tor-M1 là phiên bản cải tiến của hệ thống tên lửa phòng không tự hành Tor được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu khí động như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, đạn tự dẫn chính xác cao, UAV và có thể là cả đầu đạn tên lửa đạn đạo chiến thuật.Năm 1996, Trung Quốc đã nhập khẩu từ Nga 14 tổ hợp tên lửa Tor-M1 và nhận bàn giao trong năm 1997. Đến năm 1999, nước này ký thêm một hợp đồng mua 13 tổ hợp Tor-M1 và nhận trong năm 2000.Một khẩu đội Tor-M1 bao gồm nhiều thành phần nhưng thường gồm 3 thành phần chính nhất: trạm chỉ huy cơ động Ranzhir-M; radar cơ động Polyana-D4 và xe chiến đấu tự hành 9A331. Trong ảnh là xe chỉ huy cơ động Ranzhir-M (đặt trên khung gầm xe bọc thép MT-Lbu) của tổ hợp Tor-M1 trong Quân đội Trung Quốc.Mỗi xe chiến đấu 9A331 của tổ hợp 9K331 Tor-M1 được trang bị 8 đạn tên lửa đất đối không phóng thẳng đứng. Trong ảnh là module ống phóng 4 đạn của tổ hợp Tor-M1.Xe nạp đạn tổ hợp đang thực hiện cẩu module đạn lên bệ phóng.Một khẩu đội bao gồm 4 xe phóng tự hành (TELAR) 9A331 dùng khung gầm xe bánh xích đặc biệt GM-355 trang bị động cơ diesel V-46-2S1 780 mã lực cho tốc độ tối đa 65km/h, dự trữ hành trình 580km.Tor-M1 được đánh giá là hiệu quả hơn nhiều so với hệ thống Tor phiên bản đầu tiên, xác suất bắn hạ một máy bay bằng một quả đạn đạt 45-80%.Tor-M1 được trang bị đạn tên lửa đất đối không 9M331 đạt tầm bắn đến 12km, độ cao bắn hạ 6km, tốc độ bay 850m/s, dẫn đường bằng vô tuyến, lắp đầu nổ phá mảnh 15kg dùng ngòi nổ radar cận tiếp xúc.Một xe chiến đấu 9A331 được vận hành bởi 3 người gồm lái xe, chỉ huy và sĩ quan tác chiến.Radar trên xe chiến đấu 9A331 của Tor-M1 có khả năng phát hiện máy bay ở cự ly 25-27km, trực thăng ở cự ly 12km, UAV ở cự ly 9-15km. Hệ thống có thể tìm kiếm mục tiêu ngay cả khi đang di chuyển. Nó cũng có thể phát hiện và đánh trả được tên lửa chống radar.Tổ hợp tên lửa Tor-M1 có thời gian phản ứng tác chiến đặc biệt ấn tượng, từ lúc phát hiện mục tiêu tới khi khai hỏa chỉ trong 8-12 giây. Xe chiến đấu 9A331 có thể dừng và phóng đạn chỉ trong vòng 3 phút từ trạng thái đang hành quân. Mặc dù vậy, thế hệ Tor-M1 không thể phóng đạn khi đang di chuyển.
Báo mạng Sina mới đây đăng tải loạt ảnh hoạt động tác chiến trên sa mạc của tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M1 có trong biên chế của Quân đội Trung Quốc.
Mặc dù đã chế tạo được nhiều tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp hiên đại như LD-2000, PGZ-95, HQ-7 nhưng Trung Quốc vẫn duy trì số lượng các tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M1 rất hiện đại do Nga sản xuất. Dẫu sao, so với các hệ thống HQ-7, LD-2000 thì Tor-M1 vẫn nhỉnh hơn nhiều.
Ảnh các xe chiến đấu tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Tor-M1 cơ động trên sa mạc.
Tor-M1 là phiên bản cải tiến của hệ thống tên lửa phòng không tự hành Tor được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu khí động như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, đạn tự dẫn chính xác cao, UAV và có thể là cả đầu đạn tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Năm 1996, Trung Quốc đã nhập khẩu từ Nga 14 tổ hợp tên lửa Tor-M1 và nhận bàn giao trong năm 1997. Đến năm 1999, nước này ký thêm một hợp đồng mua 13 tổ hợp Tor-M1 và nhận trong năm 2000.
Một khẩu đội Tor-M1 bao gồm nhiều thành phần nhưng thường gồm 3 thành phần chính nhất: trạm chỉ huy cơ động Ranzhir-M; radar cơ động Polyana-D4 và xe chiến đấu tự hành 9A331. Trong ảnh là xe chỉ huy cơ động Ranzhir-M (đặt trên khung gầm xe bọc thép MT-Lbu) của tổ hợp Tor-M1 trong Quân đội Trung Quốc.
Mỗi xe chiến đấu 9A331 của tổ hợp 9K331 Tor-M1 được trang bị 8 đạn tên lửa đất đối không phóng thẳng đứng. Trong ảnh là module ống phóng 4 đạn của tổ hợp Tor-M1.
Xe nạp đạn tổ hợp đang thực hiện cẩu module đạn lên bệ phóng.
Một khẩu đội bao gồm 4 xe phóng tự hành (TELAR) 9A331 dùng khung gầm xe bánh xích đặc biệt GM-355 trang bị động cơ diesel V-46-2S1 780 mã lực cho tốc độ tối đa 65km/h, dự trữ hành trình 580km.
Tor-M1 được đánh giá là hiệu quả hơn nhiều so với hệ thống Tor phiên bản đầu tiên, xác suất bắn hạ một máy bay bằng một quả đạn đạt 45-80%.
Tor-M1 được trang bị đạn tên lửa đất đối không 9M331 đạt tầm bắn đến 12km, độ cao bắn hạ 6km, tốc độ bay 850m/s, dẫn đường bằng vô tuyến, lắp đầu nổ phá mảnh 15kg dùng ngòi nổ radar cận tiếp xúc.
Một xe chiến đấu 9A331 được vận hành bởi 3 người gồm lái xe, chỉ huy và sĩ quan tác chiến.
Radar trên xe chiến đấu 9A331 của Tor-M1 có khả năng phát hiện máy bay ở cự ly 25-27km, trực thăng ở cự ly 12km, UAV ở cự ly 9-15km. Hệ thống có thể tìm kiếm mục tiêu ngay cả khi đang di chuyển. Nó cũng có thể phát hiện và đánh trả được tên lửa chống radar.
Tổ hợp tên lửa Tor-M1 có thời gian phản ứng tác chiến đặc biệt ấn tượng, từ lúc phát hiện mục tiêu tới khi khai hỏa chỉ trong 8-12 giây. Xe chiến đấu 9A331 có thể dừng và phóng đạn chỉ trong vòng 3 phút từ trạng thái đang hành quân. Mặc dù vậy, thế hệ Tor-M1 không thể phóng đạn khi đang di chuyển.