Tranh Liên sinh quý tử. Với những người sốt ruột muốn có con ngay, hãy sử dụng miếng ngọc bội cổ mang tên “liên sinh quý tử”. Hình dạng của miếng ngọc bội này là 1 cậu bé ngồi trên lá sen hoặc tay cầm bông sen (loại này còn có tên là “trì hà đồng tử”) “liên” là hoa sen, lá sen nhưng lại đồng âm với chữ “liên” là liền ngay, nên tấm ngọc bội mang ý nghĩa cầu chúc có con sớm.
Tranh giàn bầu. Trong dân gian, hình tượng một gia đình đông con nhiều cháu thường được ví với “bầu bí đầy đàn”. Vì vậy, hình ảnh giàn bầu sum xuê cũng tượng trưng cho sự đông đúc, đầy đủ con cháu. Giàn bầu bí dây leo chằng chịt, quả to quả bé treo lủng lẳng là biểu tượng một gia đình sum họp, con đàn cháu đống. Người ta khắc họa hình giàn bầu trĩu quả trên đá ngọc làm bùa cho những đôi vợ chồng hiếm con, nếu vẽ thành tranh thì treo trong nhà, với ý cầu chúc đẻ nhiều con. Thạch lựu. Để có nhiều con, có thể sử dụng viên bạch ngọc tạc hình quả lựu. Hình quả lựu ở đây được bổ làm đôi, 1 nửa lộ ra rất nhiều hạt, mang ý nghĩa “lựu khai bách tử” (tức là lựu nở nhiều con). Việc mang tặng bức tranh “lựu khai bách tử” cho đôi vợ chồng mới cưới, được coi là lời cầu chúc tốt đẹp.
Tranh Cát khánh hữu dư. Treo tranh có hình 2 đứa trẻ tay cầm khánh, tay cầm cá. Khánh với ý nghĩa là “cát khánh” (điều vui mừng, tốt lành), cá biểu tượng là “hữu dư” (có dư). Tranh Kỳ Lân tặng con. Tương truyền, Khổng Tử là báu vật do Kỳ Lân ban tặng. Sau khi thân mẫu của Khổng Tử nằm mơ thấy Kỳ Lân tới tặng con thì một thời gian sau đã sinh nở được Khổng Tử. Vì vậy, sau này để cầu con dân gian thường sử dụng bức tranh hay pho tượng Kỳ Lân để mong cầu có con. Nên kết hợp với Bát trạch để bày tại phương vị con cái trong Bát Trạch Đồ.
Giả ngọc sơn. “Núi quản nhân đinh, sông quản tài lộc”. Đó chính là quan niệm trong phong thuỷ. Vì vậy, đặt đúng núi vào phương vị cần thiết để tăng cường nhân đinh cho những gia đình hiếm muộn con cái. Ngoài ra, Ngọc Sơn (núi bằng đá quý) còn có tác dụng làm “toạ sơn” cho nhưng nơi có địa thế suy yếu phía sau lưng. Bạn có thể bày Ngọc Sơn phía sau lưng để mong cầu nhận được sự hỗ trợ của cấp trên và bạn bè đồng nghiệp. Lồng đèn đỏ. Trường phái Phong thủy biểu tượng cho rằng, có rất nhiều biểu tượng đem lại vận may về sự sinh sản nhưng biểu tượng phổ biến nhất là lồng đèn đỏ. Ánh sáng từ lồng đèn đỏ phát ra được cho là ánh sáng tốt lành, mang đến nhiều niềm vui lớn cho gia đình. Trên lồng đèn thường vẽ chữ hoặc trang trí các biểu tượng tốt đẹp. Lồng đèn được treo gần giường tân hôn để tăng cường vận may về khả năng thụ thai.
Đôi khi người ta treo lồng đèn ở hai bên giường – cho cô dâu và chú rể. Hai đèn này được thắp cùng một lúc, nếu chúng cháy cùng tốc độ và tắt cùng lúc thì đó là dấu hiệu may mắn của một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững. Những lồng đèn như thế thường có vẽ chữ Song hỷ sẽ thu hút năng lượng dương, thuận lợi cho việc thụ thai và sinh con trai. Khi người vợ có thai, đèn lồng vẫn được thắp sáng mỗi đêm. Lồng đèn đỏ và vàng là biểu tượng được đặt trong phòng tân hôn để kích hoạt vận may về đường con cái.
Tranh Liên sinh quý tử. Với những người sốt ruột muốn có con ngay, hãy sử dụng miếng ngọc bội cổ mang tên “liên sinh quý tử”. Hình dạng của miếng ngọc bội này là 1 cậu bé ngồi trên lá sen hoặc tay cầm bông sen (loại này còn có tên là “trì hà đồng tử”) “liên” là hoa sen, lá sen nhưng lại đồng âm với chữ “liên” là liền ngay, nên tấm ngọc bội mang ý nghĩa cầu chúc có con sớm.
Tranh giàn bầu. Trong dân gian, hình tượng một gia đình đông con nhiều cháu thường được ví với “bầu bí đầy đàn”. Vì vậy, hình ảnh giàn bầu sum xuê cũng tượng trưng cho sự đông đúc, đầy đủ con cháu. Giàn bầu bí dây leo chằng chịt, quả to quả bé treo lủng lẳng là biểu tượng một gia đình sum họp, con đàn cháu đống. Người ta khắc họa hình giàn bầu trĩu quả trên đá ngọc làm bùa cho những đôi vợ chồng hiếm con, nếu vẽ thành tranh thì treo trong nhà, với ý cầu chúc đẻ nhiều con.
Thạch lựu. Để có nhiều con, có thể sử dụng viên bạch ngọc tạc hình quả lựu. Hình quả lựu ở đây được bổ làm đôi, 1 nửa lộ ra rất nhiều hạt, mang ý nghĩa “lựu khai bách tử” (tức là lựu nở nhiều con). Việc mang tặng bức tranh “lựu khai bách tử” cho đôi vợ chồng mới cưới, được coi là lời cầu chúc tốt đẹp.
Tranh Cát khánh hữu dư. Treo tranh có hình 2 đứa trẻ tay cầm khánh, tay cầm cá. Khánh với ý nghĩa là “cát khánh” (điều vui mừng, tốt lành), cá biểu tượng là “hữu dư” (có dư).
Tranh Kỳ Lân tặng con. Tương truyền, Khổng Tử là báu vật do Kỳ Lân ban tặng. Sau khi thân mẫu của Khổng Tử nằm mơ thấy Kỳ Lân tới tặng con thì một thời gian sau đã sinh nở được Khổng Tử. Vì vậy, sau này để cầu con dân gian thường sử dụng bức tranh hay pho tượng Kỳ Lân để mong cầu có con. Nên kết hợp với Bát trạch để bày tại phương vị con cái trong Bát Trạch Đồ.
Giả ngọc sơn. “Núi quản nhân đinh, sông quản tài lộc”. Đó chính là quan niệm trong phong thuỷ. Vì vậy, đặt đúng núi vào phương vị cần thiết để tăng cường nhân đinh cho những gia đình hiếm muộn con cái. Ngoài ra, Ngọc Sơn (núi bằng đá quý) còn có tác dụng làm “toạ sơn” cho nhưng nơi có địa thế suy yếu phía sau lưng. Bạn có thể bày Ngọc Sơn phía sau lưng để mong cầu nhận được sự hỗ trợ của cấp trên và bạn bè đồng nghiệp.
Lồng đèn đỏ. Trường phái Phong thủy biểu tượng cho rằng, có rất nhiều biểu tượng đem lại vận may về sự sinh sản nhưng biểu tượng phổ biến nhất là lồng đèn đỏ. Ánh sáng từ lồng đèn đỏ phát ra được cho là ánh sáng tốt lành, mang đến nhiều niềm vui lớn cho gia đình. Trên lồng đèn thường vẽ chữ hoặc trang trí các biểu tượng tốt đẹp. Lồng đèn được treo gần giường tân hôn để tăng cường vận may về khả năng thụ thai.
Đôi khi người ta treo lồng đèn ở hai bên giường – cho cô dâu và chú rể. Hai đèn này được thắp cùng một lúc, nếu chúng cháy cùng tốc độ và tắt cùng lúc thì đó là dấu hiệu may mắn của một cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững. Những lồng đèn như thế thường có vẽ chữ Song hỷ sẽ thu hút năng lượng dương, thuận lợi cho việc thụ thai và sinh con trai. Khi người vợ có thai, đèn lồng vẫn được thắp sáng mỗi đêm. Lồng đèn đỏ và vàng là biểu tượng được đặt trong phòng tân hôn để kích hoạt vận may về đường con cái.